Bước tới nội dung

Biết chữ

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Hai đứa trẻ với sách Kinh Thánh của Emma Soyer, 1831

Biết chữ được hiểu phổ biến là khả năng đọc, viết và sử dụng số trong ít nhất một cách viết.

Trích dẫn

[sửa]

Tiếng Việt

[sửa]
  • 1915, Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, III.15
    Người thông thái biết chữ thì thường sức yếu như sên có khi gió mạnh phải ngã, mà người có luyện tập gân cốt, mạnh mẽ hơn người thì thường dốt đặc cán mai, một chữ chi chẳng biết. Ấy đều là cách giáo dục của ta chưa được hoàn toàn.
  • 1917, Phạm Quỳnh, Mấy nhời nói đầu
    Nhất-ban quốc-dân đều biết chữ cả thì thực là một sự rất hay. Nước lấy dân làm gốc, trong dân nếu được nhiều người có cái thông-thường học-thức, thì cái gốc trong nước tất được bền-chặt, cái nền trong nước tất được vững-vàng thêm lên.
  • 1918, Hoàng Tăng Bí, Việt-Hán Văn-Khảo ra đời
    Nước Nam từ xưa theo học chữ nho, trong nước rất trọng nghề văn-chương, những người thông-minh tuấn-tú đều đua ganh nhau về nghề ấy, dẫu rằng khi ấy theo học chữ nho, mà chữ nho là văn-tự nước khác, rất khó hiểu khó thông, số người biết chữ rất ít, thế mà xưa kia đã bao nhiêu người nhả ngọc phun châu, bao nhiêu áng kỳ-văn kiệt-tác, làm vẻ-vang cho lịch-sử nước Nam, nước Tàu đã khen là một nước văn-hiến (có văn-hóa và nhiều người hiền).
  • 1929, Phan Khôi, Về văn học của phụ nữ Việt Nam
    Bởi phụ nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia như vậy, cho nên trong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho là một sự lạ lùng hiếm có. Những người biết chữ ấy, hãy còn để tiếng đến bây giờ, làm của báu cho những nhà cầm viết khi nào muốn khoe khoang cho nữ giới thì lại đem ra.
  • 1956, Trần Trọng Kim, Việt thi, Tựa
    Xưa kia ta chỉ học chữ, không ai học nôm. Nôm là tiếng nói thông-thường của người nước ta, chữ là lối viết chung cho những nước đồng văn như nước Tàu và nước ta, chỉ có người đi học mới biết chữ.

Văn thơ

[sửa]
  • Thế kỷ 14, Trần Nguyên Đán, Đề Quan lỗ bạ thi tập hậu
    鬥將從臣皆識字,
    吏員匠氏亦能詩。
    Đấu tướng tòng thần giai thức tự,
    Lại viên tượng thị diệc năng thi.
    Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,
    Thư lại, thợ thuyền cũng làm thơ.
  • 1942, Ngô Tất Tố, Trong rừng nho, Chương 6
    Coi dáng điệu nàng lúc ấy, không ai bảo nàng là người biết chữ. Bởi vì những người biết chữ, phần nhiều là con nhà quan, người ta chỉ quen ưỡn ẹo với đôi dép cong, chưa khi nào để đòn gánh lên vai!

Tiếng Pháp

[sửa]
  • 4/11/2008, Jean-Marie Gustave Le Clézio, diễn văn nhận Giải Nobel
    L’alphabétisation et la lutte contre la famine sont liées, étroitement interdépendantes. L’une ne saurait réussir sans l’autre.[1]
    Xóa mù chữ và cuộc chiến chống nạn đói có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Cái này không thể thành công nếu thiếu cái kia.

Xem thêm

[sửa]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ “Jean-Marie Gustave Le Clézio – Conférence Nobel”. Nobel Prize (bằng tiếng Pháp). 4 tháng 11 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2025.

Liên kết ngoài

[sửa]