Bước tới nội dung

Dịch thuật

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Phiên dịch các thứ tiếng toàn cầu

Dịch thuật, phiên dịch hay chuyển ngữ là hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa từ ngôn ngữ nguồn và chuyển sang bản dịch tương đương trong ngôn ngữ khác.

Trích dẫn

[sửa]

Tiếng Việt

[sửa]
  • 1920, Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Quyển I-Phần I-Chương I
    Về đời bấy giờ, sử Tàu có chép rằng năm tân-mão (1109 tr. Tây-lịch), đời vua Thành-vương nhà Chu 周 成 王, có nước Việt-thường 越 裳 ở phía nam xứ Giao-chỉ sai sứ đem chim bạch-trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người làm thông-ngôn mới hiểu được tiếng, và ông Chu-công Đán 周 公 旦 lại chế ra xe chỉ-nam để đem sứ Việt-thường về nước.
  • 1925, Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm, Hán Việt văn biểu
    Sau nhờ trên Nhà-nước đem thứ chữ ấy dạy trong các trường, dưới các cố-đạo và các bực học-giả như các ông Trương-vĩnh-Ký, Paulus Của soạn dịch các sách phổ-thông giáo-khoa cùng các hàng sách, các nhà in đem phiên dịch các truyện nôm cũ của ta và các tiểu-thuyết Tàu, nên dần dần chữ Quốc-ngữ phổ-cập trong dân-gian.
  • 1932, Phan Khôi, Thanh niên với Tổ quốc
    Bọn ấy, khi về nước rồi, làm gì thì làm, nhưng cốt nhứt là họ không quên sự dịch sách và làm sách. Việc dịch thuật của họ là việc làm có ý thức, cho nên cũng thâu được hiệu quả rất lớn.
  • 1940, Ngô Tất Tố, Phê bình Nho giáo Trần Trọng Kim, IV
    Trước hết phải gác Tống-nho một bên, rồi sẽ đi kiếm cho nhiều những tự-điển cổ của Tàu, như Thuyết-văn, Ngọc-thiên, Đường-vận, hay những sách cổ khác... để so sánh và tìm kiếm nghĩa cổ của những tiếng cổ... Có như thế, công việc phiên dịch mới khỏi có chỗ khuyết điểm.

Tiếng Pháp

[sửa]
  • 1549, Joachim du Bellay, La Défense et illustration de la langue française
    Mais que diray-je d'aucuns, vrayement mieux dignes d'estre appelez traditeurs, que traducteurs? veu qu'ils trahissent ceux qu'ils entreprennent exposer, les frustrans de leur gloire, et par mesme moyen seduisent les lecteurs ignorans, leur monstrant le blanc pour le noir.[1]
    Nhưng phải nói gì về một số kẻ đáng bị gọi là phản bội hơn là dịch giả? vì chúng phản lại những người cần biểu lộ, tước mất vinh quang của họ, và bằng cách đó mà thu hút độc giả thiếu hiểu biết nhìn họ là người tốt thay vì đáng nhẽ là người xấu.
    nguồn gốc khả dĩ của câu nói phổ biến Traduttore, traditore - Dịch giả, kẻ phản bội
    hoặc Traduire, c’est trahir - Dịch là phản

Tiếng Trung

[sửa]
  • 1930, Lỗ Tấn, 對於左翼作家聯盟的意見 (Ý kiến đối với tả dực tác gia liên minh - Phan Khôi dịch)
    一個人做事不專,這樣弄一點,那樣弄一點,既要翻譯,又要做小說,還要做批評,並且也要做詩,這怎麽弄得好呢?這都因為人太少的緣故,如果人多了,則翻譯的可以專翻譯,創作的可以專創作,批評的專批評;對敵人應戰,也軍勢雄厚,容易克服。關於這點,我可帶便地說一件事。
    Một người không chuyên làm một việc, làm cái nầy một tí, làm cái kia một tí, đã phải phiên dịch, lại phải viết tiểu thuyết, lại phải viết phê bình, cũng còn phải làm thư nữa, thế thì làm sao cho hay được? Đó là vì ít người quá, giá có nhiều người thì ai phiên dịch cứ phiên dịch, ai sáng tác cứ sáng tác, ai phê bình cứ phê bình ; binh lực mạnh mẽ thì ứng chiến với quân địch cũng dễ dàng được trận.

Xem thêm

[sửa]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ Joachim du Bellay (1549) (bằng fr). La Défense et illustration de la langue française. E. Sansot & Cie.. p. 76. 

Liên kết ngoài

[sửa]