Câu đối không có danh tính và một số giai thoại đối đáp của người Trung Quốc

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Thiếu nữ chăn trâu đối đáp với nhà sư và quan huyện[sửa]

Hôm nọ, một sư cụ hay chữ đi du ngoạn, vừa đến một cánh đồng thấy một thiếu nữ đang cưỡi trâu, nhà sư bèn ngẫu hứng thốt lên rằng: Nhất ngưu, nhất nữ, cộng canh điền. Nhất môn hướng hậu nhất môn tiền (Một trâu, một nữ trên ruộng cày. Một cửa hướng sau, một hướng trước. Cửa ở đây là “cửa mình”).

Sư cụ yêu cầu chú tiểu đối lại, chú tiểu xoa cái đầu trọc chẳng biết đối làm sao (bởi vì chú tiểu chưa hình dung được ý của thầy, môn nào là hướng hậu, môn nào là hướng tiền). Thấy vậy cô bé cưỡi trâu (cô bé này con nhà thầy đồ) hỏi rằng: “Dạ thưa sư cụ, tiểu nữ mạn phép xin đối lại câu đối của thầy được không ạ?”, Nhà sư thích chí cười rằng, nếu nhà người mà đối được thì tốt quá, ngươi thử đối ta xem.
Cô bé bèn đối rằng: Nhất sư, nhất tiểu, vãn canh điền. Lưỡng đầu chi địa, lưỡng đầu thiên (Một thầy, một trò đi vãn cảnh. Hai đầu hướng xuống đất, hai đầu chĩa lên trời. Đầu ở đây ám chỉ bộ phận sinh dục nam hướng xuống dưới và hai cái đầu của thầy trò nhà nho hướng lên trời
Nhà sư nghe xong tái mặt, bực mình tìm cách bắt bẽ và cãi lộn với cô bé (bởi vì cô bé này dám đối 2 cái đầu kia của nhà sư thì đối với cái ấy của con trâu, còn 2 cái đầu của 2 thầy trò lại đối với cái kia của thiếu nữ). Đang cãi lộn chẳng may quan huyện đi qua, bèn quát quân bắt tất cả lại, mang về huyện đường giải quyết. Quan huyện thăng đường và phán rằng, các ngươi cải vã chẳng qua cũng là chuyện văn chương, nay ta cũng dùng văn chương để giải quyết. Bây giờ ta sẽ ra câu đối, các ngươi đối lại và hay thì ta sẽ xét thắng cuộc về người ấy, các ngươi đã rõ chưa?. Nói rồi quan huyện bèn đọc:
Huyện môn khai, huyện môn khai, Huyện quan cư chính vị, Huyện nha lưỡng biên bài, dân dã đáo hậu lai
Câu đối này chỉ đơn giản là tả lại cảnh bình thường việc thăng đường của quan huyện thường ngày thôi
Nhà sư nghĩ đến ngay nhà chùa của mình, bèn đối rằng: Thiền môn khai, thiền môn khai, Thích ca cư chính vị, bồ tát lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai
Nhà sư đối xong cười lớn chắc mẫm mình thắng cuộc, và nhìn về phía tiểu nữ ra bộ dương dương tự đắc. Thấy tiểu nữ đỏ mặt và ấp a, ấp úng, Quan huyện bèn phán rằng: “Tiểu nữ kia, ngươi có gì khó nói chăng, nếu ngươi có câu đối, thì cứ việc đối lại, có gì thất lễ, ta sẽ bỏ qua cho”. Nghe xong, cô gái bèn nói rằng, nếu vậy xin huyện quan bỏ qua cho lỗi thất lễ
Cô gái đọc: Âm hộ khai, âm hộ khai, âm vật cư chính vị, âm mao lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai
Lại một lần nữa cái đầu của nhà sư chui vào chỗ kia, quan huyện thấy cô gái tuy thất lễ, nhưng thực sự có tài mà xét về chữ nghĩa thì vế đổi chỉnh hơn của nhà sư kia, bèn xử phần thắng cho thiếu nữ nọ, sư cụ bị một phen nhục nhã

Quan lớn với anh học trò không chịu dọn đường[sửa]

Có một viên quan lớn, được bổ về một địa phương, dự tính một cuộc ra mắt dân chúng. Ngài thông sức xuống các làng để cho nơi nơi phải dọn đường sạch sẽ đón quan trên. Lý trưởng chấp hành nghiêm lệnh, bắt dân chúng ai cũng phải ra lao dịch. Riêng có một anh học trò nghèo cứ nhất định không đi. Đúng hôm quan tới nơi, lý trưởng bắt anh ta ra đình để trình quan về một tên dân ngỗ ngược. Quan gọi anh ta đến quát: "Mày là hạng gì mà dám kháng lệnh hương lý không đi dọn đường?" Anh kia đáp:"Bẩm quan lớn, tôi là học trò, là kẻ sĩ. Sĩ là đáng trọng nên tôi không đi". Quan đập bàn mắng át:"Trọng, trọng gì? Chẳng qua là anh lười nhác, thấy gọi đến tên thì trốn tránh chứ trọng với khinh gì? Được, đã nhận là học trò, là kẻ sĩ thì để ta xem tài học ra thế nào? Ta ra cho một vế đối, không đối được sẽ có đòn".

Quan đọc câu đối bắt phải đối ngay: Chàng màng, chàng màng, thấy dọn đàng thì lủi như cuốc
Anh học trò không cần nghĩ ngợi, đối liền: Hục hặc, hục hặc, nghe tin giặc đã run như cầy
Câu đối sắc sảo làm sao! Nhưng câu đối không ngờ lại chạm nọc quan! Có người biết rằng vị quan này một dạo đã tỏ ra nhút nhát khi xảy ra loạn lạc, nên mới cậy cục xin về quanh vùng Kinh Bắc, Kinh đô cho được an toàn. Câu đối vô tình đã xoáy vào nhược điểm ấy. Quan lớn đành chỉ nói vài câu qua quýt để tống anh học trò đi cho đỡ ngượng.

Chủ quán và vị khách[sửa]

Có ông cụ nọ vốn ham thích văn chương, cụ lập một quán hàng bên vệ đường, cũng mong gặp khách vãng lai trò chuyện cho khuây khỏa. Chính giữa gian nhà, cụ kê một cái án thư, trên đặt chiếc mâm gỗ, để sẵn quan tiền đồng. Trên vách, dóng với chiếc án thư là một vế câu đối đỏ: Tân quán nghênh tân khách (Cửa hàng mới đón chào khách mới)

Ông cụ nói với nhiều người: "Đây là mấy chữ chào khách, sơ sài thôi. Nhưng các vị khách xa gần, ai đối được lão xin tặng luôn quan tiền, gọi là chút quà tri ngộ". Câu đối không khó, ý nghĩa rõ ràng, lối điệp ngữ đơn giản mà sắc sảo. Vì vậy mà hàng tháng ròng, quan tiền cứ nằm nguyên trên mâm, chưa được tặng cho ai cả. Chiều hôm ấy, khá nhiều khách quây quần trong hàng nước. Ai cũng trầm trồ chép miệng phàn nàn vì chuyện thiếu nhân tài, câu đối như vậy mà mãi không ai đối được. Bỗng một thầy nho thong thả bước vào, nhìn vế câu đối trên vách, rồi lại đưa mắt nhìn quanh mọi người. Một bác hàng xóm ngồi đó, cười xởi lởi: "Thầy nho chắc ở xa đến chưa rõ. Chúng tôi đang nói chuyện về vế câu đối trên vách đấy, thầy nho có đối được thì nhận tiền thưởng của cụ tôi đi!" Thầy nho gật đầu, đột nhiên, giữa mấy chục con mắt ngơ ngác của mọi người, thầy đĩnh đạc tới gần án thư, cầm lấy quan tiền rồi lẳng lặng quay ra, không nói một lời. Ông chủ quán định nhỏm dậy, nhưng nhìn ra, thấy anh đồ cứ bước những bước ung dung chứ không có vẻ vội vàng, không ra hạng người xấu thói. Ông cụ nghĩ ngay có thể chàng trai này có ẩn ý gì chăng, cụ đưa mắt cho cô con gái. Cô gái đứng lên gọi với: "Thưa thầy! Thầy chưa đối lại câu đối của bố em".
Thầy nho dừng lại hơi nghiêng mình hướng về ông cụ tay giơ quan tiền ra: "Thưa cụ, quan tiền của cụ vào tay tôi thế này tức là: Quý vật tặng quý nhân chứ còn gì nữa ạ!"

Người thích làm câu đối nhưng sợ vợ[sửa]

Một ông nọ có tính thích làm câu đối nhưng lại rất sợ vợ, hằng ngày ông thường đặt ra cho mình phải nghĩ ra được một câu. Hôm đó đã là cuối buổi chiều 30 Tết, ông vẫn chưa nghĩ ra được một câu nào, trong lúc đang mải suy nghĩ thì bỗng thấy một con chó sủa rất hăng về phía ông. Ông tức quá, nhưng cũng chợt nảy ra được một câu: Chiều ba mươi con chó sủa.

Sáng hôm sau trong lúc đang ngủ nghe thấy tiếng vợ ho nhiều quá nghĩ mà thương, bèn viết luôn: Sáng mồng một vợ tôi ho.
Rồi ngay sau đó, đọc lại cả hai vế của câu đối cho vợ nghe, vợ bèn tức giận lôi chồng ra định làm to chuyện vì dám coi vợ như một con chó. Lúc này ông ta phải vội giải thích: "“Sáng” đối với “chiều”, “mồng một” đối với “ba mươi”, “vợ” đối với “con”, “Chó sủa” đối với “Tôi ho”. Đấy bà thấy không, tôi ví tôi ho với con chó sủa đấy chứ…Đến đây bà vợ chỉ còn biết cười…

Đậu phụ và Mắm tôm[sửa]

Có 2 ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói: "Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả". Ông kia bằng lòng, ông này liền đọc:

Nướng đậu phụ cho cha ăn
Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đối: Sắc ích mẫu cho mẹ uống
Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói: "Ðối sát đấy, "Phụ" là cha đối với "Mẫu" là mẹ, "uống đối với ăn". Có điều thông thì chưa thông, vì Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn với gì? Ăn với Ích mẫu được ư?"
Ông kia bèn hỏi vậy đối thế nào thì chuẩn, ông này đáp: "phải đối thế này mới thông": Lấy mắm tôm cho mẹ chấm

Ông nghè kén rể[sửa]

Một ông Nghè có cô con gái quý, chỉ ước kén được một chàng rể hay chữ để nối nghiệp mình. Ngay từ lúc cô con gái còn nhỏ, ông đã đánh tiếng khắp nơi. Một thầy đồ nọ có người con trai dốt nát, chỉ ham ăn chơi chẳng biết chữ nghĩa gì, nhưng thầy lại phao ầm lên là cháu thầy hay chữ như thần đồng, mới lên chín tuổi mà ứng đối được với các bậc đại nho. Nghe chuyện, ông nghè mừng lắm, cho gọi thầy đồ lại và nói: "Thầy đem cháu đến đây để ta thử tài, nếu giỏi thật ta sẽ cho làm rể". Thầy đồ mừng thầm trong bụng vì mưu của thầy có cơ hội thực hiện, đến ngày đã hẹn, thầy dẫn con đến ra mắt ông Nghè. Thấy thằng bé có vẻ nghịch ngợm, ông Nghè đã có vẻ nghi ngờ. Đầu tiên ông Nghè chỉ vào cái bàn thờ, thằng bé không hiểu cái gì cả, trông lên thấy có đĩa bánh rán, nó chỉ ngay vào đó. Ông nghè ngạc nhiên hỏi: "Thế nghĩa là thế nào?" Thầy đồ thản nhiên trả lời: "Cháu nó đối thế là sát lắm ạ!"

Ý cụ muốn nói: Đẹp vàng son
Nó đối lại là: Ngon mật mỡ
Ông Nghè gật gù nhưng vẫn còn ngờ ngợ, liền ra câu khác. Ông chỉ cây cau trước sân, thằng bé chẳng hiểu gì, bỗng thấy con cua bò dưới gốc cau nó liền chỉ vào con cua, lần này thầy đồ chủ động nói trước: "Đấy đấy, thưa ông! Nó đối vậy khá lắm đấy".
Ông chỉ cây cau có nghĩa là: Nhất trụ kình thiên (một cột đỡ bầu trời)
Nó chỉ con cua có ý đối lại là: Bát túc hoành địa (tám chân tung hoàng mặt đất)
Ông nghè gật gù khen lấy khen để. Ông quyết định thử lại lần cuối nếu đối được sẽ gả con gái cho, rồi ông chỉ vào vựa thóc có ý khoe giàu. Thằng bé thấy ông ta đối mãi chẳng ăn uống gì, tức quá vạch quần chỉ vào con cu...Ông nghè tái mặt đập bàn quát: "A, thằng này láo, nọc nó ra đánh một trận mới được". Thầy đồ thưa: "Bẩm ông nó đối hay vậy sao đánh nó!".
Ông chỉ vào vựa thóc có ý nói: Dưỡng thiên hạ chi nhân (nuôi người thiên hạ)
Nó chỉ vào "con cu..." là có ý nói: Kế tổ tông chi nghiệp (nối nghiệp tổ tiên)
Ông nghè vỗ đùi khen: "Ừ hay thật! Quả đúng là rể quý của ta!"

Anh nhà nghèo đi hỏi vợ[sửa]

Anh kia nghèo dốt ơi là dốt chữ nghĩa cũng trống không nghe đâu có ông nhà giàu kia kén rể hay chữ. Ai đối cho hay đúng ý ông thì sẽ gả con gái cho. Đã nhiều người tới thử đối đáp nhưng chưa ai được... Chàng dốt nghe thấy thế cũng ham lắm bèn lướt dép mò tới dự thi. Ông nhà giàu hỏi nó đi đâu? Nó thưa tôi đi kén rể. Ông vừa thấy con cua bò ra ông chỉ và nói rằng:

Con cua đó anh đối làm sao thi đối đi.
Nó không biết cái khỉ mốc gì cả cứ đứng sững người như trời trồng nó nghĩ: "Chả lẽ mình làm thinh hoài thế này thì thiếu lẽ phép ". Nó quê quá mới giơ cây dù lên mà trấn an:
Cây dù đây!
Ông nhà giàu mắng nó thậm tệ nào là thằng cù bơ cù bất: "Đồ ba láp Dốt đặc! Vậy mà cũng đòi làm phách!". Tức mình nó đi thẳng tới nhờ một ông Đồ hỏi đầu đuôi gốc ngọn rồi nói: "Được ! Không hề chi về chạy năm chục đồng đem đây mai đi với tao thì xong!" Mới sáng tinh sương thầy trò đã dắt nhau tới nhà nọ. Ông chủ liếc thấy liền nói: "Ông đem cái thằng ba lêu này đi đâu đó? Nó không biết nhất là một lợn là giống gì?" ông Đồ vội chống chế: "Vậy chớ nói giỏi lắm ông à. Nó đối lại cây dù cao siêu lắm đó!" Ông nhà giàu nọ gân cổ cãi: "Cao làm sao mà cao cây dù đối với con cua ấy có ý nghĩa gì mà gọi là cao?" ông Đồ cười: "Ấy ông nói vậy mới lầm! Không mấy thuở gặp được đức cao trí tuệ ấy đâu." Ông ra vế rằng: "Con cua đó" thì nó phải đối rằng: "Cái dù đây" chứ."
Con cua là: "Hoàng hành hải ngoại"
và nó đối cây dù là: "Độc lập thiên trung"
Còn đối làm sao hay hơn hả? Ông nhà giàu nọ nghe thấy có lí bèn gả con luôn...

Câu đối viết cho nghệ nhân điêu khắc[sửa]

Chuyện xưa kể rằng, có hai thanh niên được một người bạn làm nghề điêu khắc mời họ đến dự tiệc tân gia, mà chưa biết cách đối xử. Hai người rủ nhau đến nhà một Thầy Đồ hay chữ trong làng xin câu đối, Thầy Đồ hỏi nghệ nhân điêu khắc làm nhà ở đâu, một cậu thưa: "Dạ, nhà cách chân núi chừng trăm mét, xung quanh bọc suối, bốn mùa thơm mát hoa rừng. Các bạn bè văn chương, thơ hoạ thường đến chơi đàm đạo". Nghe khách kể, Thầy đồ trầm ngâm. Ông nói như với mình mà cũng như giãi bầy với khách: "Thế là bầu bạn tri âm". Thầy lấy những đồng trinh kẽm trong hộp, bầy 7 đồng lên tấm giấy như thể đánh dấu. Thầy hình dung ngôi nhà miền sơn cước lồng lộng gió trời, bốn bề là trăng mây, hương thơm cỏ lạ. Nơi ấy có những bạn bè trao gửi niềm tâm sự để tạo nên tác phẩm để đời. Những con chữ chợt xuất thần đậu trên trang giấy:

Sơn không thù tạc sinh giai phẩm (Nhà vắng, có tri âm nảy vần thơ tuyệt bút)
Trạch lãnh tri âm khởi tuyệt thi (Núi lạnh, trong thù tạc sinh tác phẩm mê hồn)
Hai thanh niên thấy hay quá rất thích thú, cậu còn lại xin thầy một câu đối nữa để mình tặng riêng bạn. Thầy Đồ gác bút ngồi thở, hai chàng trai nhìn nhau không nói. Họ biết cái giây khắc yên tĩnh kia sẽ mang đến điều kì diệu. Và 9 đồng trinh kẽm lại được bầy lên mặt giấy để phân chia, rồi lần lượt 18 chữ thần tình được hiện lên hai vế câu đối:
Hiên thượng tảo hoa, quán phong đài mộ vũ (Sáng ngắm hoa trước cửa, chiều trông mưa trên đài- thành lệ)
Thiên không thu nguyệt, thường sơn cước hạ vân (Thu soi trăng giữa trời, hạ nhìn mây dưới núi- hoá quen!)

Học trò và thầy đồ[sửa]

Một lần, có đám học trò đến thăm thầy đồ, thấy nhà đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giường kêu ọt ẹt, các trò bấm nhau cười. Thầy thấy thẹn liền ra câu đối, nếu đối đựơc thì mới mở cửa:

vế ra: Sĩ đáo ngọai gia, thầm bất thầm, thì bất thì, thầm thì thầm thì!
Một anh nho sinh mới đối lại: Sư ngọa trung phòng, ọt bất ọt, ẹt bất ẹt, ọt ẹt ọt ẹt!

Tú tài và người bán rau[sửa]

Có một vị tú tài nọ có tính tự đại tự cao, lúc nào mặt mày cũng vênh váo coi mọi người dưới mắt mình. Một hôm đương lúc hoàng hôn, dạo chơi đường làng, vị tú tài gặp một người bán rau với hai cái sọt gánh ở trên vai, một cái lớn, một cái nhỏ, liền cao hứng ngâm nga:

vế ra: Đại la thị la, tiểu la dã thị la. Tiểu la trang tiến đại la, lưỡng la hợp nhất la (sọt lớn là sọt, sọt nhỏ cũng là sọt. Sọt nhỏ bỏ vào trong sọt lớn, hai sọt hợp thành một sọt)

Vị tú tài cảm thấy cây đối của mình quá tuyệt hảo nên cứ ngâm đi ngâm lại không thôi với thái độ tự đắc lắm. vừa lúc ấy có mấy người khiêng cỗ quan tài đi đến, người bán rau bỗng cất tiềng ngâm nga đối lại vế đối của vị tú tài như sau:

vế đối: Quan tài thị tài, tú tài dã thị tài. Tú tài trang tiến quan tài, lưỡng tài hợp nhất tài (Quan tài là tài, tú tài cũng là tài. Tú tài bỏ vào trong quan tài, hai tài hợp thành một tài)

Vị tú tài tái mặt vì xấu hổ đến không biết chui vào đâu được

Trọc phú mất gà[sửa]

Có tay trọc phú bị mất con gà tức quá nhưng không sao được, con gà đó nặng tới 8 cân mục đích nuôi để sắp tới giết thịt nhân dịp ông ta được nhận chức quan viên giữa đình làng, ông ta tức giận liền thuê một Thầy Đồ đến viết hộ một bài thơ dán ở cổng bên tay phải, ý ông ta muốn rằng ai đọc bài thơ này đã nỡ bắt thì đem gà trả lại. Thầy Đồ suy nghĩ ít phút rồi viết nội dung như sau:

vế ra: Hôm qua tao mất một con gà, kẻ nào đã bắt phải thả ra, đứa lớn phải khuyên cùng đứa bé, đàn ông nên bảo với đàn bà, thả ngay thì chồng được gần vợ, muốn chén thì con sẽ mất cha, nuôi nấng công phu tao phải tiếc, coi chừng tiếng xấu sẽ bay xa
sáng hôm sau khi Trọc Phú ngủ dậy, thấy ở cổng bên trái đã có bài thơ họa lại: Hôm qua tớ bắt được con gà, bắt được dại gì phải thả ra, đứa lớn nhổ lông cùng đứa bé, đàn ông nấu nướng với đàn bà, phao câu béo ngậy chồng nhường vợ, cổ cánh giòn tan con phần cha, nuôi nấng chi đâu mà phải tiếc, bắt gần cho tiện bắt chi xa

Thầy đồ và trọc phú[sửa]

Chuyện kể rằng có một ông đồ sống thanh cao vui cùng sách vở, đối diện nhà ông là nhà của một trọc phú dinh cơ đồ sộ, kín cổng cao tường, trước cửa hắn lại có bụi tre cao như để khoe... mình là quân tử! Tết, ông đồ tức cảnh viết đôi câu đối:

家中萬卷書 Gia trung vạn quyển thư (Trong nhà muôn cuốn sách)
門 外 三 竿 竹 Môn ngoại tam can trúc (Ngoài cửa ba cành tre)
Có kẻ vào nhà tên trọc phú mách lẻo: "Nó khinh ông ra mặt đấy, nhà nó thì chữ nghĩa, nhà ông chỉ có ba cành tre gộc". Tên trọc phú tức tối cho người chặt phăng bụi tre chỉ còn trơ gốc. Hôm sau, người ta thấy sau mỗi vế đối kia thêm vào một chữ:
家中萬卷書長 Gia trung vạn quyển thư trường
門外三竿竹短 Môn ngoại tam can trúc đoản
Thế là, tên trọc phú lại nghe lời “thầy dùi”: "Nhà nó thì muôn cuốn sách dồi dào, còn nhà ông chỉ trơ ba đoạn tre cụt ngủn". Không chịu được, tên trọc phú cho người đào phăng cả gốc tre đổ đi. Sáng hôm sau, lại câu đối cũ nhưng mỗi vế lại có thêm một chữ nữa:
家中萬卷書長有 Gia trung vạn quyển thư trường hữu
門外三竿竹短無 Môn ngoại tam can trúc đoản vô
Lão nghe lời dịch: "Trong nhà muôn cuốn sách dài mãi/Ngoài cửa ba cành tre ngắn không", tuy tức giận vô cùng, không cũng đã hết phép.

Câu đối kén chồng của một quả phụ[sửa]

Sau đây là câu chuyện về một bà goá, giỏi chữ nho, đăng bảng tìm chồng. Chuyện rằng bà thuộc loại "nửa chừng xuân, thoắt gảy cành thiên hương" (Kiều). Sau ba năm để tang chồng, tròn đạo phu thê, bà bắn tiếng là bà có ý mống chuồng. Bà cho biết sẽ chọn ông nào biết nói lái hay nhất bằng cách dùng câu đối, có vẽ như chữ nho. Bà đưa câu chuyện nói lái của ông phú hộ bên trên làm ví dụ. Bà còn nói rõ hơn là phải diễn tả được tình cảnh của bà trong ba năm để tang chồng. Đề tài thật rắc rối và hóc búa thật sự. Nhưng vì bà đẹp quá nên rất nhiều nhân tài nộp bài. Sau khi chấm xong bà lựa được hai bài, vừa có tiếng lái, vừa có vẽ như chữ nho, vừa tả một phần đời bà, để cho vào chung kết. Bài thi chung kết đầu chỉ có hai câu đối như sau:

Bách nhật bách không vô cụ đặc
Băm na đổ lể, chẩm ai đăng
Bài thi thứ hai, vừa có câu đối, lại vừa là bài thơ song thất lục bát:
Gái quốc sắc cao môn Dũ Đệ, trai anh hùng tứ hải Đại Du. Nhìn em đã thấy Căng Tu, Mống Chuồng chỉ nhận Cốt Tu làm chồng

Cả hai được chấm đậu viết, nhưng sau phần thực hành, trong vòng 2 tuần liên tiếp bà loại ông có hai câu đối ngắn, vì không tả đúng tình trạng thật của bà, và vì thực hành kém quá. Ông ấy nói "ba năm để lổ chẳng ai đâm" (=chẳng ai đăm) là sai vì thât sự trong ba năm đó bà có cho..."đâm" lai rai. Bà thành thật thú nhận như vậy. Và do đó bà chọn ông thứ hai. Chẳng những ông đã nói đúng những gì bà có (nhà ở tuy thuộc loại kính cổng nhưng quá còn son nên dể sa ngã, có kiếm chác chút chút). Ông còn tả bà đẹp và hấp dẫn (nhìn bà ông đã thấy "căng tu"). Ngoài ra ông sau còn nói rất đúng về những gì ông có. Ông thứ hai nầy đúng là "trai anh hùng tứ hải..đụ dai dẳng, và cũng hiền lành có cái "tốt cu" đúng như ông đã nói, bà chịu làm đám cưới với ông thứ hai nầy.

Cô gái ra vế đối thử thách người yêu[sửa]

Một cô gái có học ra một vế đối với người yêu và nói rằng nếu chàng đối được thì mới thành vợ chồng, nếu không thì phải chia tay:

vế ra: Bạch thử xuyên tường hiền địa hiệp (Con chuột trắng muốn đào tường chỉ e đất hẹp quá).
Chàng nho sĩ nghĩ mãi không đối được xấu hổ quá ngửa mặt lên trời than vãn, chợt thấy chim Hoàng Anh bay qua liền nghĩ ra được vế đối lại: Hoàng anh hấn dực hận thiên đê (Chim Hoàng Anh muốn bay cao nhưng hận trời thấp quá)
Quả là trai tài mà gái cũng tài. Về sau họ lấy nhau thành đôi vợ chồng tri kỷ.

Anh học trò và cô bán gạo[sửa]

Có anh học trò nghèo nhưng hay chữ, hay ra chợ làm quen với cô bán gạo xinh đẹp. Anh ta chuyên mua chịu và hứa sau này đỗ đạt sẽ đền gấp 10 lần, một lần cô hàng gạo nói: "tôi ra câu đối, nếu anh đối được không những tôi cho cả thúng gạo mà còn theo về làm vợ". Anh học trò đồng ý, cô gái đọc:

vế ra: Học thì dốt, lồn tốt thì muốn (cô gái lấy ngay câu tục ngữ dân gian ý nói học hành chẳng ra gì mà nhìn thấy gái thì bạ đâu cũng thèm)
Anh học trò vừa thẹn đỏ mặt lại vừa bí, trước mặt đông người xấu hổ không đối được, anh ta đành đánh bài liều bê luôn thúng gạo bỏ chạy. Cô hàng gạo đuổi theo la: "trả đây, đã không đối được còn đòi lấy gạo". Chợt anh học trò trong hoàn cảnh này nghĩ ra vế đối cũng bằng tục ngữ bèn dừng lại nói: "vế đối tục tĩu nên tôi giả vờ chạy ra chỗ vắng người mới đối". Cô gái nói: "Thử đọc xem".
Anh học trò đọc: Việc thì bỏ, cặc lõ thì theo (câu đối quá chuẩn cả về câu từ lẫn nghĩa ngữ khiến cô gái chịu phục, lại còn khéo giữ ý đến chỗ vắng người mới đọc, từ đó 2 người nên duyên chồng vợ)

Câu đối đêm động phòng giữa cô dâu và chú rể[sửa]

Dân gian vẫn truyền nhau câu đối (khuyết danh) của một cô dâu thử tài chú rể trong đêm tân hôn:

Hang Thiên Thai then khoá động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ (Cô dâu dùng điển Lưu Thần nhập Thiên Thai).
Chú rể cũng chẳng phải tay vừa: Cửa Hàm Cốc lỏng khuôn tạo hoá, mở toang ra cho ông Bái dẫn quân vào. (Chú rể dùng điển Bái Công – Lưu Bang dẫn quân qua cửa Hàm Cốc để đối lại).
Cô dâu chịu và tất nhiên là…mở cửa…

Anh học trò và quả phụ[sửa]

Một anh học trò hay chữ mà đa tình, gặp một người đàn bà xinh đẹp, thuỳ mị, có ý muốn yêu mới ngâm rằng:

Thấy em cũng muốn làm quen, Lại sợ em có chữ Thiên trồi đầu
Cô gái trả lời: Anh ơi chớ nói thêm rầu, Chữ Thiên trồi đầu lại có vết vai
Trong lời của chàng trai: Thấy em cũng muốn làm quen - Lại sợ em có chữ Thiên trồi đầu. Ý chàng trai muốn làm quen với người phụ nữ nhưng lại sợ người ta có chồng rồi. Vì chữ Thiên [天] thêm nét đầu cho nhô cao một chút nữa sẽ thành chữ Phu [夫] Chữ Phu [夫] có nghĩa là chồng. Lời đáp của người phụ nữ: “Chữ Thiên trồi đầu” tức chỉ chữ phu [夫] nhưng lại có thêm “vết vai” thành chữ Thất [失] nghĩa là mất. Ý người phụ nữ muốn nói, tuy cô đã có chồng nhưng chồng cô cũng đã mất rồi. Nghe cái giọng thơ ngậm ngùi như vậy, anh học trò biết là chị ta vẫn còn luyến tiếc người bạn đời của mình lắm, nên đành từ tạ mà đi.

Đối đáp với người yêu cũ sau nhiều năm xa cách[sửa]

Chàng trai hỏi: Bấy lâu em vắng đi đâu, Bây giờ thiên đã mọc đầu ra chưa?
Cô gái chân thành chia sẽ: Từ ngày thiếp vắng mặt chàng, Bây giờ liễu đã có ngang ra rồi.
Chàng trai muốn hỏi cô gái có chồng chưa. Cô gái trả lời: “Liễu đã có ngang” tức chữ Tử [子] (chữ Liễu [了] nghĩa là rõ hoặc hết, đồng âm với chữ Liễu [柳] chỉ cây liễu vốn là hình ảnh tượng trưng cho người con gái trong thơ ca cổ liễu yếu đào tơ, phận liễu bồ…), nếu chữ Liễu [了] thêm một nét ngang thì thành chữ Tử [子] có nghĩa là con). Ý cô gái muốn nói, chẳng những cô đã có chồng mà còn có con nữa.

Hai thầy khóa và cô gái bán hương[sửa]

Có hai thầy khóa đi đường gặp một cô gái gánh hương đi bán, các thầy lại gần, bắt chuyện làm quen. Cô hàng hương cười: "Có thật các thầy là những bậc nho sĩ chăng? Nhà em làm hương, có một câu đối từ đời xưa để lại, đã lâu mà chẳng có ai đối cho. Mong được hai thầy giúp đỡ".

Nói thế, cô cũng chẳng chờ xem hai thầy có đồng ý không, đọc luôn: Hương ngũ vị năm mùi thơm chửa!
Câu đối nghe đơn giản mà khó vô cùng: hương có nghĩa là thơm. Ngũ vị là năm mùi. Chửa cũng đọc là chưa mà vị là mùi, mà cũng là chưa, quả là hóc búa.
Nhưng một thầy khóa đã thủng thẳng đáp lại: Đèn tam tinh ba ngọn sáng sao!
Thật là tài tình: tam tinh là ba ngọn, tinh cũng nghĩa là sao.
Thầy còn lại đọc: Hồ bán nguyệt nửa tháng trông trăng!
Câu đối này, hơi văn thì không linh hoạt bằng, nhưng ý nghĩ và tiểu xảo dụng công vẫn đạt: bán nguyệt là nửa tháng, nguyệt lại là trăng! Cô gái nghe xong rất mừng, cô vui lòng kết bạn đồng hành với hai người bạn mới

Ba thư sinh và hai thiếu nữ[sửa]

Đi hội xuân, ba chàng thư sinh thấy hai thiếu nữ vừa đi, vừa tung tăng vui cười. Ba anh liền chọc ghẹo: Nhị nữ đồng hành, tung hoành tứ khẩu (hai cô cùng đi, 4 miệng đều cười)

Hai cô đáp lại liền: Tam nam giai tọa, thượng hạ lục đầu (ba anh đều ngồi, trên dưới 6 cái đầu cúi)

Câu đối của các cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954[sửa]

Ca dao có câu:"Nhà bà có cái cối xay. Bốn chân bám đất, ngõng ngay lên trời". Thấy ... "ngõng ngay lên trời" thì chợt nhớ chuyện xưa ghi lại, nhưng mà không biết bà chủ nhà có dùng cái cối không? Cái cối xay lúa ấy mà. Ngày xưa nhà nào mà không có cái cối xay (luá) cối giã (gạo), nhà giàu còn có cối xay bột bằng đá xanh. Cối xay thì xay luá hay xay bột đều có ngõng. Cái ngõng là cái ngõng chớ không có tiếng khác để thay. Có cái ngõng của thớt dưới thì thớt trên mới xay được. Các bà lúc nói chuyện với nhau cũng thường hỏi: - "Nó được mấy ngõng mấy bệp?" Tức là được mấy trai mấy gái? Rồi do tiếng "ngõng, bệp" mà ra câu thơ không nhớ của Hồ Xuân Hương hay của Tú Xương "con tí ngẵng, cái bề hê" rồi mấy cán bộ tập kết mới pha chế ra câu: (khoãng năm 1958).

Đất Bắc anh gìn con tí ngẵng
Trời Nam em giữ cái bề hê

Câu đối xuất hiện thời Pháp thuộc[sửa]

  • Vào cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ thực dân, nho học lụi tàn, các kỳ thi chỉ là cảnh chợ chiều để cho bọn mua quan bán tước tha hồ thao túng. Bi hài kịch này đã được đôi câu đối sau đây miêu tả sinh động:
Con nên khoa giáp cha mòn trán
Em được công danh chị nát trôn!
  • Có một lúc, bị tình thế ép buộc, chánh phủ dùng người không cần “đức”, là lúc xứ nầy mới bị chinh phục vừa xong, người hiền trốn lánh không chịu ra, mà muôn việc không thể bỏ, thì lúc bấy giờ có tên thợ rèn đã được làm Tổng đốc, tên buôn gà đã được làm tri huyện. Cái chế độ dụng nhân ấy tạm thi hành trong hai lần lấy thành Hà Nội (1873 và 1882) nên mới có câu đối rằng:
“Dã tượng tích vi tổng đốc
Mại kê kim tác huyện quan”
Dẫu biết sự đó là bởi cực chẳng đã, hồi nhà nước cần có người để sai sử, mà không có người, thì cũng phải dùng đỡ vậy thôi. Sau khi đó, trong nước được bình yên, nhà nước lại lấy nhân tài ở trong khoa cử hoặc học đường ra mà dùng
  • Năm 1915 (ất Mão), các tỉnh miền Bắc ngừng dạy và học chữ Hán, thì ngay năm sau 1916 đã có một trường tiểu học được dựng lên ở ngã tư Canh (địa bàn Vân Canh) để dạy chữ Quốc Ngữ, không chỉ riêng cho vùng Canh, mà còn cho cả mấy xã lân cận nữa và một nhà hộ sinh (địa bàn Phương Canh nay là Xuân Phương). Đôi câu đối viết ở của trường tiểu học như sau:
"Trước nhà nước, trước quốc dân trí thức muôn nơi cùng đào tạo
Bên hộ sinh, bên trường học nhân tài, bốn xã đó mà ra.”
  • Năm 1919, chính quyền bảo hộ và Nam triều mở cuộc vận động mua quốc trái, để bù cho ngân sách thiếu hụt sau chiến tranh thế giới của mẫu quốc. Nhằm cổ xuý cho cuộc vận động này, bộ Hộ ra một vế mời đối:
vế ra: “Dân phải quốc trái” (với ý người dân phải mua quốc trái để ủng hộ chính phủ).
vế đối: “Nam ở Tây về” (với ý người Việt Nam đi lính sang Tây, nay hết chiến tranh trở về nước; nhưng cũng hàm ý: người Việt Nam thì ở nước Nam, còn người Tây thì… cút về Pháp!. Hàm ý này biểu thị qua việc coi “Dân phải” là một nòng cốt đơn, hay một cấu trúc chủ - vị (“Dân (thì) phải”); và theo đó, “Quốc trái” trong thế đối xứng, cũng là một nòng cốt đơn (có thể hiểu: “Việc nước mà hành xử như thế là sai trái”; theo đó, ý định ban đầu của người ra vế đối bị bẻ lệch.)
Dưới đây, là các kiểu cấu tạo ngữ pháp tương ứng với ba trường hợp đã nêu: Kiểu 1 (ý định ban đầu của người ra vế đối), bị kiểu 2 (ý người đối lại) bẻ lệch. Ở kiểu 2 này, dạng 2’, tách mỗi vế thành hai nòng cốt đơn (hiểu là có dấu phảy đặt giữa hai vế); dạng 2’’ thể hiện ý “người Việt Nam đi lính sang Tây, nay hết chiến tranh, trở về nước” không tương ứng với vế ra.
  • Câu đối khắc tại Hiệu Yên Xuân thời Pháp thuộc:

Năm 1922, ở Yên Xuân có một số người sớm giác ngộ và có tư tưởng đấu tranh chống lại bọn cường hào và quyết định cùng nhau thành lập nhóm “Tâm giao”. Nhóm Tâm giao mở hiệu thuốc Bắc tại nhà ông Phan Hoàng Thân (do ông Hoàng Khắc Bạt chủ trì) nhằm mục đích vừa chữa trị bệnh cho dân, vừa gây dựng nguồn quỹ để hoạt động. Sau khi xây dựng xong, ngôi nhà được các hội viên nhất trí đặt tên là Hiệu Yên Xuân, bởi phần lớn hội viên là người của hai làng Dương Xuân và Yên Lĩnh. Bên ngoài là một cửa hiệu kinh doanh thuốc Bắc và các mặt hàng thiết yếu, bên trong của Hiệu Yên Xuân là nơi tuyên truyền, giác ngộ và giáo dục tư tưởng yêu nước, nuôi dưỡng nguồn cán bộ cho cách mạng. Câu đối được dán ở quán giải khát:

Bán rượu, bán trầu, không bán nước
Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan
“Bán nước” tức bán nước uống, cùng âm với ngữ cố định “bán nước” (phản bội tổ quốc); “buôn quan” tức buôn một lượng hàng hoá có giá trị một quan tiền (hoặc buôn bán trong phạm vi một quan tiền), cùng âm với “buôn quan” (mua bán chức tước).
  • Lý Toét và Xã Xệ là hai nhân vật chính trong loại tranh cười cùng có mặt lần lược trên cá trang báo Ngày Nay và Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn. Chưa có nhân vật biếm họa Việt Nam nào mà sống dai liên tục cả hơn mười năm trên mặt báo như cặp bài trùng Lý Toét và Xã Xệ. Lý Toét: Cao, gầy gò, tóc búi củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm một cái ô, đôi giày chuyên cắp ở nách vì sợ bị mòn. Xã Xệ: Lùn, mập ú, đầu trọc lốc có độc một sợi tóc, má phính, dẩu mỏ, thỉnh thoảng diện áo véc đàng hoàng, ưa làm sang. Giai thoại về hai nhân vật Lý Toét và Xã Xệ xuất hiện trên báo chí những năm đầu của thế kỷ XX có ghi lại đôi câu đối sau:
Đã đánh đập đồng đội đau đớn, đệ đơn đến đây, đền đi, điều đình đâu được
Xẩy xô xát, Xã Xệ xuềnh xoàng, xin xếp xuống xem xét xử, xí xóa xong xuôi
  • Câu đối của ông Đại Ngu Trần Bình viết trước cổng một nhà Hộ Sinh:

Ông Trần Bình (khoảng đầu thế kỷ XX) có đôi câu đối dán cổng nhà hộ sinh hiệu "Con Rồng" ở Tiền Giang:

Con tiên cháu rồng, lộn xuống cõi trần sung sướng nhỉ
Mông mềm bụng rắn, sai đâu bà mụ đỡ đần cho
Vấn đề ở đây là nghệ thuật nói lái của các chữ "rồng lộn" và "rắn sai" của cả 2 vế
  • Năm 1933, viên toàn quyền Pie Pátkiê chết cháy trong một tai nạn máy bay khi y đang bay về nước. Có người đã làm đôi câu đối bằng tiếng Pháp như sau:
Tous les Annamites sont si joyeux! Ce bel incendie nous venge bien! phiên âm Tiếng Việt: "Tú lê da na mít xông xi gioay ơ; xơ ben lanh xăng đi, nu văng giơ biêng" (Mọi người Việt Nam đều rất hân hoan, trận lửa đẹp kia trả thù cho chúng tớ)
Chaque colonial est vraiment triste! Mille dangers semblables vous attendent phiên âm Tiếng Việt: "Sác cô lô ni an e vre măng t'rít, min đăng giê xăm bláp vu dát tăng đờ" (Mỗi chú thực dân hẳn là buồn bã, nghìn tai nạn thế vẫn đang đợi lũ mày)
Tương truyền, khi làng Cổ Am bị bom tàn phá trong nhà thờ Trạng Trình có thấy một cái bia, có hai câu sau: “Giữa năm hay hai bẩy mười ba, lửa đâu mà đốt tám gà trên mây”. Cho đến khi xảy ra sự kiện trên, mọi người mới vỡ lẽ về tài tiên tri của Trạng, chả là năm ấy nhuận hai tháng bảy ông bát kê (Pierre Pasquier) làm chức toàn quyền đi máy bay về Pháp bị cháy. Do thế mới biết tám gà đốt ở trên mây thì tám gà là bát kê, dịch âm ngữ (pasquier).

Câu đối thời kỳ cải cách ruộng đất và chiến tranh 10.000 ngày[sửa]

  • Cải cách ruộng đất:
Chín chữ cù lao, con đấu bố
Trăm năm tình nghĩa, vợ tố chồng
  • Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) ở Sơn Tịnh – Quảng Ngãi có một Chủ nhiệm Việt minh sống liêm khiết nên gia cảnh vẫn nghèo khó. Một hôm, ông nhận được thiệp của người bạn mời đến dự tiệc. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông làm câu đối:
Có tới có hơn, hơn tới có
Không đi không phải, phải đi không
  • Năm 1946 tản cư. Một nhà văn đồng bằng (Bắc Việt) chạy lên mạn ngược, bị sốt rét (ngã nước). Trong lúc sốt lên cao, tay chân run rẩy, rên hừ hừ, còn nghĩ ra câu đối tức cảnh:
Vì nước phải lên nguồn, đánh mãi nước nguồn, đâm ngã nước
Se tơ nên chọn kén, quay hoài, tơ kén vẫn vướng tơ
  • Câu đối dán ở cơ quan Hội Liên Việt:
Anh em ơi, kháng chiến đủ năm rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh nòi giống Việt!
Trời đất nhẽ, đoàn kết thêm lớp nữa, xếp già trẻ vào một hội, làm cho nổi tiếng nước nhà Nam!
  • Thời chống Mỹ, ở miền Nam có câu đối nói lái về những thất bại của Mỹ như sau:
Tìm diệt bãi Cửu Long, bị sóng Cửu Long dìm tiệt
Dồn dân bờ Trà Khúc, nhừ đòn Trà Khúc dần Giôn
  • Câu đối nhân dịp tổng tấn công tết năm 1968 (Mậu Thân):
Pháo gác trời mây trừ giặc Mỹ
Xe băng tuyến lửa mở đường Xuân
  • Báo Tết Hà Nội mới năm 1973 có đôi câu đối mang chủ đề kháng chiến chống Mỹ cứu nước như sau:
Lung linh én bạc phanh thây pháo đài bay ung dung đón Tết
Rực rỡ rồng vàng xé xác bê năm hai đĩnh đạc vào Xuân
Cả nước tưng bừng sử mới thêm trang đánh Mỹ
Hai miền tấp nập cầu xưa nối nhịp mừng xuân

Câu đối của người thời nay gán ghép cho Hồ Xuân Hương[sửa]

Tương truyền, trong đám cưới nọ vào tối tân hôn, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có gà cho 1 cô dâu vế xuất khá ác liệt khiến chú rể không nghĩ ra nổi vế đối nên đêm đó không được động phòng:

Mở mông muội mông-muội mà mê muội mê-muội
1/ Mông muội: mông em.
2/ Mông-muội: tăm tối.
3/ Mê muội: mê em.
4/ Mê-muội: mụ đi, không còn tỉnh táo sáng suốt nữa.

Vế xuất có nghĩa là: Khi mở mông em ra ( mở mông muội ), cái tăm tối ( mông-muội ) huyền hoặc kỳ diệu trong cõi thâm sâu ( hoa hướng âm- dụng cụ ái tình bẩm sinh của cô dâu ) khiến anh ( chú rể ) phải mê em ( mê muội ) cả những gì anh cho là không sáng suốt ( mê-muội ). Tuy nhiên nó còn oái oăm ở chỗ sử dụng điệp âm đầu trong Tiếng Việt. Có số người đối như sau:

1 - những câu đối của Tô Chí Tự:

XOA XÚ XẨM XÚ XẨM XÍ XÂY XẨM XÂY XẨM (xú : rút ra từ xú-chiêng =áo ngực, xẩm = ( bà xẩm ) chỉ phụ nữ người Hoa. Xí = phát âm xì hơi tỏ thái độ tán thán)
THEO TRÍ THỨC TRÍ THỨC THẤY THÁCH THỨC THÁCH THỨC

2 - câu đối của Kiền Đức Trương Thế Công:

TÌM TIÊU TAO TIÊU TAO TỚI TANH TAO TANH TAO (Tiêu tao, như tiêu dao; hay như tiêu dao và thanh tao. Tanh tao, tính từ nói về sự (mùi) tanh tưởi. TỚI: nếu dùng từ THẤY thì hay hơn, song dùng từ TỚI lại đúng tính 'trùng âm' của vế xuất hơn)

3 - câu đối của Bạch Hồng Ngọc:

MOI MẮT MƠ MẮT MƠ MỚI MUỐN MƠ MUỐN MƠ

4 - những vế đối khác chưa rõ tác giả:

vế đối 1:Tụng "Tâm Tư" tâm tư tương tư tương tư (Tụng :Đọc to nhiều lần. Tâm Tư : Tác phẩm "Tâm Tư Trong Tù" của Hồ Chí Minh. Tâm tư :Điều suy nghĩ ở trong lòng. Tương tư : Nỗi nhớ. Tương tư :Sự ngưỡng mộ,tình yêu ở trong lòng. Ý cả câu : Đọc tác phẩm "Tâm Tư Trong Tù" mới hiểu được nỗi lòng của Bác,cảm thấy nhớ và cảm phục con người Bác)
vế đối 2: Tính tỉ tê tỷ tê, túm ti tỷ ti tỷ (Tỷ: chị. Tê: tính từ chỉ cảm giác. Tỉ tê (tỷ tê): thì thầm thủ thỉ. Ti: nhũ hoa. Ti tỷ: tính từ chỉ số lượng - nhiều)
vế đối 3: Nghịch nương long nương - long mãi nương nường nương nường (Nương long : bộ ngực của người con gái. Nương: trú ở, ghé tựa mình vào. Long : nhô cao lên. Dày dặn phong phú. Đẹp. Nương = Nường = nàng : cách gọi người con gái đầy quí trọng. Nương nường = nương nưởng : khoái thích thỏa mãn, phè phỡn đủ) (vế đối này xét về điệp âm đầu trong tiếng Việt chưa được chỉnh chu cho lắm)

Những câu đối ghi chép theo lời kể của Sơn Hồ Dương Quốc Thạnh xứ Quảng Nam[sửa]

Dương Quốc Thạnh biệt hiệu Sơn Hồ, người làng Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông nổi tiếng với những bài thơ nói lái trác tuyệt, dưới đây là những câu đối liên quan đến ngành y cổ truyền được người đời chép lại qua lời kể của ông:

Có một thầy đồ ở Hội An đã cho học trò lén dán trước cửa tiệm thuốc Bắc có tiếng nọ một vế xuất đối, trong đó ghép toàn thành ngữ để giễu cợt tài bốc thuốc của ông lang chủ tiệm như sau:

“Chủ có phước, thầy được may”, đâu phải “thầy hay thuốc giỏi”!
Ông thầy thuốc cũng chẳng phải tay vừa, liền viết ngay vế đối lại, dán bên cạnh: “Bệnh không thuyên, tiền trả lại”, khỏi lo “tiền mất tật còn”!

Vế xuất đối đã hay mà vế đối lại cũng thật xuất thần. Ông lang vừa khẳng định tài chẩn bệnh và phục dược của mình vừa đưa ra một lời cam kết với bệnh nhân. Đồn rằng, sau chuyện đối đáp trên, hai ông hay chữ này đã phục tài nhau và kết tình tri kỷ.

Một ông thầy thuốc ở Tam Kỳ, từng nhiều lần bị bệnh nhân quỵt tiền công lẫn tiền thuốc sau khi chữa cho họ lành bệnh, mới nghĩ ra đôi câu đối và cho dán trước cửa nhà mình. Vế xuất đối ngầm ý chê trách người đời: “Đau tiếc thân, lành tiếc của”: Thói ở bạc đã quen!

Vế đối lại là tuyên bố rạch ròi nhằm phòng hờ chuyện “mất cả chì lẫn chài”: “Được lòng trước, mất lòng sau”: Ai có tiền thì hốt!

“Hốt” (thuốc) là tiếng miền Trung, như từ “bốc” (thuốc) miền Bắc, chỉ tổng quát chuyện chẩn bệnh, kê đơn và bán thuốc. Hóa ra đâu phải đến bây giờ các bác sĩ Tây y nhà ta mới vừa kê đơn vừa bán thuốc. Chuyện ấy đã có từ xửa từ xưa ở nước ta rồi!

Các thầy thuốc xưa đã biết cách “tự giới thiệu” với bàn dân thiên hạ bằng những bài hò vè, câu đối dễ thuộc, dễ nhớ (đâu phải ngày nay mới có). Một thầy lang ở huyện Điện Bàn thông báo nguyên tắc chữa bệnh của mình ra trước cửa:

Chẩn bệnh khách, khách mô cũng khách
Lấy tiền ai, ai cũng như ai

Thầy khẳng định rằng, mọi người đều bình đẳng trước... thầy thuốc. Từ quan chí dân, từ sang đến hèn, hễ đến với thầy là đều được chăm sóc như nhau.

Một thầy thuốc khác khoa trương tài nghệ của mình bằng câu đối: Sanh thục dược tài do ngã thủ/Cao đơn hoàn tán tại ngô môn. Ý bảo, tự tay mình bào chế các loại thuốc sống chín gì cũng đủ cả, cửa hàng thì có đầy các dạng thuốc được tẩm sao và đóng gói từ cao đến viên, từ hoàn đến tán. Đồng thời thầy tự tin khẳng định nguyên tắc “kê đơn bán thuốc” của mình:

Lên xuống rạch ròi không áp giá
Bán mua liều lượng có kê đơn

Thật là một kiểu “tự đánh bóng mình” không chê vào đâu được. Có điều, chẳng rõ sau khi đọc các câu đối ấy, bệnh nhân xứ Quảng xưa có thật mặn mà với thầy hay cũng như người thời nay, luôn “trừ bì” trước các lời quảng cáo ngon ngọt?

Một ông nọ lớn tuổi lắm mới có được một mụn con trai. Nào ngờ, bạo bệnh đã cướp mạng trẻ thơ khiến nhìn thấy cảnh ông lão gục bên mộ khóc con, ai cũng thương cảm. Câu đối mang tên các vị thuốc “địa cốt bì”, “bán hạ”, “thiên môn”, “thương nhĩ tử”, “bạch đầu ông”… vừa thương cho đứa bé xấu số, vừa ái ngại cho ông lão đầu tóc bạc phơ trơ trọi trong nhà không ai phụng dưỡng:

Địa cốt khởi trường mai, bán hạ khả liên thương nhĩ tử!
Thiên môn nan khiếu tố, đường trung thùy phụng bạch đầu ông?

Tạm dịch:

Cốt đất táng dài lâu, giữa hạ khá thương thân trẻ thảm!
Cửa trời khôn khiếu kiện, trong nhà ai dưỡng kẻ già nua?

Biết bao giai thoại đã được dựng lên từ cái nghề Đông y cao quý mà cũng đầy may rủi ấy! Nói may rủi, bởi người xưa đã từng đúc kết:

Vận khứ, hoài sơn năng trí tử
Thời lai, thanh thủy khả thôi sinh

Tạm dịch:

Lúc (thầy thuốc) đến vận đen, chỉ phục một vị thuốc bổ như hoài sơn, tưởng chừng vô hại mà có thể làm cho con bệnh mạng vong;
Khi (thầy thuốc) gặp thời, một chén nước trong cũng có thể khiến người thập tử nhất sinh sống lại.

Những câu đối ghi theo lời kể của Nông Phu Nguyễn Văn Nhâm (1926 - 2013)[sửa]

Nguyễn Văn Nhâm người xã Cổ Phục tổng Bất Lạo huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (nay là thôn Cổ Phục xã Kim Lương). Ông Nhâm đi học chữ Hán năm 12 tuổi, được 7 năm thì chế độ phong kiến Việt Nam bị lật đổ, tuy nhiên ông nhớ rất nhiều những chuyện kể về câu đối và thơ chữ Hán. Có những chuyện ông nghe người khác kể, có những chuyện ông chứng kiến hay tham gia trực tiếp, dưới đây là những mẩu chuyện liên quan đến đối đáp do ông tường thuật:

  • Câu đối của Phó Công An Huyện Kim Thành Hoàng Tân Xuân (1925 - 2008) khi còn là học trò:

Hoàng Tân Xuân tên thật là Hoàng Văn Sinh, người đồng hương đồng khóa với Nguyễn Văn Nhâm. Ông Xuân tham gia hoạt động cách mạng từ sau năm 1945 tại địa phương, sau giữ chức Phó Công An huyện, đến năm 1977 được nhà nước cho nghỉ hưu với quân hàm Đại Uý. Theo hồi ký của ông Nhâm Toét, hồi nhỏ ông Xuân học với ông Nhâm cùng Thầy Đồ Biền người Thanh Hóa. Bữa nọ, vừa học hết Hán Thư, thầy muốn kiểm tra các trò nên ra vế đối như sau:

vế ra: Trương Lương tam thốn thiệt (3 tấc lưỡi của Trương Lương)
Học trò Hoàng Tân Xuân lập tức đối ngay: Hạng Vũ bát xích thân (Hạng Vũ mình cao 8 thước)
Trương Lương (262 TCN-188 TCN), tự là Tử Phòng, là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán. Ông cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được người đời xưng tụng là "Hán triều Tam kiệt", đóng vai trò quan trọng giúp Lưu Bang sáng lập ra nhà Hán. Hạng Vũ tên thật là Hạng Tịch (232 TCN-202 TCN), mình cao 8 thước, còn gọi là Tây Sở Bá Vương. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ.
  • Lúc rảnh rỗi, Thầy Đồ Biền thường hay kể chuyện phiếm với học trò, có câu chuyện như sau: Lần đó, thầy được một nhà giàu có ở làng Đáp Cầu (thuộc Bắc Ninh) mời đến tận nhà dạy học cho con mình, nhưng sau bao nhiêu năm ăn học người con kia vẫn chẳng hơn được chỉ mải chơi bời nghịch ngợm.
Cha của nó giận lắm liền ra một vế đối có ý chê thầy: Thanh Hóa hóa nhân nhân bất hóa (nghĩa là người Thanh Hóa dạy người khác mà không dạy được)
Thầy đồ đối: Đáp Cầu cầu ngã ngã vô cầu (nghĩa là làng Đáp Cầu mời tôi chứ đâu phải tôi tự đến)
Nói rồi thầy khăn gói đi thẳng, và thầy phiêu bạt đến làng Cổ Phục
  • Quan phủ, lính gác và người ăn mày:

Thầy Đồ Biền còn kể một câu chuyện khác như sau: Có một viên quan phủ nọ mới nhậm chức muốn ra oai với dân chúng, ông ra 1 vế đối viết bên trái cửa rồi treo giải thưởng cho ai đối được. Vế ra như sau: Mạo là mũ, để thì mới, đội thì cũ, chẳng đội thì chớ, đội thì quan phủ.

Phủ nha có 1 anh lính gác cổng muốn tâng công với vị quan mới, do đó tỏ vẻ ta đây hống hách đứng trước cổng phủ hễ gặp người qua đường là trỏ vào thách đối, gặp lúc có 1 người ăn mày đi ngang nói rằng mình đối được, anh lính bèn nói đối thế nào đọc nghe thử, người ăn mày trả lời: Tồn là lồn, để thì méo, đéo thì tròn, chẳng đéo thì chớ, đéo thì có con
Anh lính kia thấy vế đối quá chuẩn không cho người ăn mày vào và bảo cứ đứng chờ ngoài đó, anh ta chạy ngay vào nhận đó là vế đối do mình nghĩ ra, quan phủ tức giận sai nọc cổ đánh cho một trận bởi câu đối tuy hay nhưng lại xỏ lá. Anh lính bị đánh ê ẩm, chịu được mấy đòn không nổi nên vội bảo đó là vế đối của kẻ hành khất ngoài kia, quan phủ cho gọi vào hỏi thì người ăn mày nói rằng câu đối của mình không phải thế mà là: Đới là đai, để thì ngắn, thắt thì dài, chẳng thắt thì chớ, thắt thì ngồi ngai
Quan phủ tấm tắc khen hay và thưởng ngay cho người ăn mày, anh ta nhận giải rồi chuồn thẳng, chỉ khổ thân anh lính tự dưng bị đánh đòn oan

Những giai thoại câu đối của VN và TQ do Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn[sửa]

Phạm Thanh Cải sinh năm 1955, quê quán Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng. Chỗ ở hiện tại: Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nơi công tác: Bộ Tư lệnh Hải quân. Điện thoại: 01696306682 Quá trình công tác: 1972-1978 Học viện kỹ thuật quân sự, 1978-2013 Viện kỹ thuật Hải quân - Quân chủng Hải quân, năm 2013 về hưu quân hàm Đại tá nâng lương. Quá trình hoạt động văn học nghệ thuật: Tham gia văn hóa văn nghệ tại đơn vị Học Viện KTQS và Quân chủng hải quân...Hiện nay là Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ dịch, Hội Nhà văn Hà Nội, tham gia dịch văn và thơ bằng tiếng Trung, Anh và Nga..., rất thích sưu tầm câu đối và thơ phú văn chương để giới thiệu cùng bè bạn khắp nơi, dưới đây là những giai thoại câu đối và thơ đối đáp được Đại tá sưu tầm và biên soạn:

Giai thoại dân gian vô danh[sửa]

Ngày xưa, có một chàng học trò rất thông minh, lanh lợi. Cậu ta rất giỏi văn chương, nhanh ứng đối, rất tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. Cậu ta sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nên chỉ theo học thày đồ trong làng. Khi còn nhỏ, một lần thày đồ đã đưa cậu ta ra sông tắm. Thày đồ đã cởi quần áo của mình treo trên gốc cây cổ thụ, tình cờ ra cho trò vế đối:

“Thiên niên cổ thụ đương y giá” 千年柳树当衣架(Cây cổ thụ nghìn năm làm giá áo)

Cậu bé nhìn nước sông cuồn cuộn chảy, đọc vế đối lại:

“Vạn lý trường giang tác tảo bồn” 万里山河作澡盆(Sông dài vạn dặm làm bồn tắm)

Tắm rửa xong, họ đi trên đường về nhà, gặp một vị khách qua đường hỏi thăm đường tới một người bà con đang sống ở đây. Ông khách giọng nói khinh khỉnh, cậu học trò dùng một ngón tay chỉ về phía đầu làng, ngâm một bài thơ: "Cửa nhà có bóng cây xanh, Đầu tường hồng hạnh vươn cành lan ra. Một cây dương liễu bên nhà, Đôi sư tử đá nhìn ra ngoài đường".

Người khách thấy cậu bé tuổi còn nhỏ mà tài năng mẫn tiệp, khen ngợi liên hồi, liền hỏi cậu bé là con nhà ai, bố mẹ làm nghề gì. Cậu bé mỉm cười đọc một câu đối:

“Phụ thân khiên khiêu nhật nguyệt 父亲肩挑日月 (Cha vai gánh mặt trời, mặt trăng)
Mẫu thân thủ chuyển phu thê” 母亲手转夫妻(Mẹ tay chuyển vợ chồng)

Người khách nghĩ cả nửa ngày, không hiểu ra làm sao cả. Thầy đồ mỉm cười và nói với ông ta: "Tiên sinh có thể không biết, gia đình cậu bé làm bánh kiếm sống, cha thì làm bánh đa, suốt ngày đi bán rong làng này sang làng khác, mẹ thì ở nhà làm bánh phu thê, suốt ngày hai tay nặn bánh, thì không phải là: “Cha vai gánh mặt trời, mặt trăng, Mẹ tay chuyển vợ chồng” đó hay sao? Người khách nghe xong ngợi khen không ngớt.

Khi lớn lên, cậu ta vẫn ở nhà, trồng trọt cây quả, vừa chăm chỉ học hành. cậu ta quyết tâm học tâp, quyết chí thành tài, mong cha mẹ được mở mày mở mặt, đỡ phải cảnh thiếu đói, ăn rau, ăn cháo qua ngày. Cậu rất ghét những lão quan nha giàu có vì tham nhũng, ăn chặn của dân. Trước cửa cửa nhà của cậu học trò là một khu biệt thự hoành tráng, bên một khu vườn cây cối xanh tươi. Đây là nhà của một đại gia giàu có. Hàng năm cứ vào ba mươi tháng Chạp, nhà đại gia nọ lại giăng đèn kết hoa, giết gà mổ ngỗng, chuẩn bị đón Tết. Gia cảnh nhà cậu học trò thì nghèo khó, chả có gì, bếp lạnh tanh. Cậu học trò nghĩ ngợi, năm mới đến rồi, không cỗ bàn thì cũng có phải có câu đối mừng Xuân, đón Tết chứ. Anh ta nhìn sang cửa nhà đại gia thì thấy có một vườn trúc xanh tốt um tùm. Lấy giấy và mực mang ra, anh ta cầm bút viết một câu đối Xuân và treo lên trước cửa nhà:

“Môn đối thiên khỏa trúc 门对千棵竹 (Trước cửa có ngàn cây trúc)
Gia tàng vạn quyển thư” 家藏万卷书 (Trong nhà chứa vạn quyển sách)

Ngày đầu năm mới, Vị đại gia đi ra ngoài cửa thấy trên nhà cậu học trò treo một câu đối, ông ta nổi giận đùng đùng, đã nghèo lại còn đón Tết như thé này ư. Ông ta gọi gia nô, ra lệnh chặt hết vườn trúc đi, chỉ còn trơ những gốc. Cậu học trò thấy tình cảnh ấy, rõ ràng là vị đại gia tức tối trong lòng, anh ta liền lấy bút thêm vào cuối mỗi vế đối một chữ:

“Môn đối thiên khỏa trúc đoản 门对千棵竹短 (Trước cửa có ngàn cây trúc ngắn)
Gia tài vạn quyển thư trường” 家藏万卷书长 (Trong nhà chứa vạn quyển sách dài)

Vị đại gia thấy vậy rất tức giận, ra lệnh cho gia nô ra đào hết các gốc trúc đi. Cậu học trò thấy vậy, lại lấy bút mục ra thêm vào cuối mỗi câu một chữ:

Môn đối thiên khỏa trúc đoản vô 门对千棵竹短无(Trước cửa không có ngàn cây trúc ngắn)
Gia tài vạn quyển thư trường hữu” 家藏万卷书长有 (Trong nhà có chứa vạn quyển sách dài)

Vị đại gia thấy vậy tức giận không nói thành lời, chả biết làm thế nào đành cạo sạch râu của mình đi cho bõ tức. Kể từ đó, danh tiếng cậu học trò lan rộng khắp vùng. Trong vùng ấy có một vị quan rất to, nghe nói cậu học trò rất giỏi câu đối thì nghi ngờ, không tin, cho người nhà đến mời cậu học trò, rồi chuẩn bị sẵn một vài vế ra đối để thử thách anh ta. Ông còn mời rất nhiều người đến xem và chứng kiến, muốn làm cho cậu ta mất mặt trước mọi người. Vị quan nọ cho người đến mời cậu học trò, nhưng dặn là không đưa cậu học trò vào qua cửa chính, mà đi vào từ cửa sau, thấp và hẹp. Đến cổng này, cậu học trò từ chối không vào. Vị quan nọ đứng phía trong cổng phụ ngâm:

“Tiểu khuyển vô tri hiềm lộ trách”. 小犬无知嫌路窄 (Chó con không biết gì chê đường hep).

Cậu học trò ngẩng đầu ưỡn ngực đọc lên vế đối lại:

“Đại bàng hữu chí hận thiên đê”. 大鹏有志恨天低 (Đại bàng có chí hận trời thấp)

Vị quan nọ bắt buộc phải mời cậu học trò đi vào từ cửa chính. Vào phòng khách, bảo cậu học trò ngồi xuống, vị quan đọc một vế ra đối:

“Thiên tác kỳ bàn, tinh tác tử, thùy nhân năng hạ”. 天作棋盘星作子,谁人能下(Trời làm bàn cờ, các ngôi sao làm quân cờ, ai người có thể đánh).

Cậu học trò liền đọc ngay vế đối:

“Địa vi tì bà, lộ vi huyền, ná cá cảm khiêu” 地为琵琶路为弦,哪个敢挑(Đất làm đàn tỳ bà, đường làm dây đàn, ai là kẻ dám nâng).

Vị quan thấy cậu học trò mặc chiếc áo dài màu xanh lá cây, liền xuất vế đối:

“Xuất tỉnh cáp mô xuyên lục áo” 出井蛤蟆穿绿袄(Con ếch ra khỏi giếng mặc áo màu xanh)

Cậu học trò liếc nhìn về phía vị quan, thấy ông ta đang mặc một chiếc áo choàng màu đỏ, thuận miệng ngâm vế đối:

“Lạc oa bàng giải trước hồng bào” 落锅螃蟹着红袍(Con cua ra khỏi nồi khoác áo màu đỏ)

Vị quan nọ rất tức giận, nhưng buộc lòng phải trấn tĩnh, đọc thêm một vế ra đối:

“Nhị viên đoạn mộc thâm sơn trung, tiểu hầu tử dã cảm đối cự” 二猿断木深山中,小猴子也敢对句(Hai con vượn bẻ cây trong núi thẳm, con khỉ nhỏ cũng dám làm câu đối.

Cậu học trò không khách khí nữa, lập tức đọc câu phản lại:

Nhất mã hạm túc ô nê nội, lão súc sinh chẩm năng xuất đề” 一马陷足污泥内,老畜生怎能出题 (Một con ngựa thụt chân dưới bùn bẩn, súc sinh già sao có thể ra đề)

Mọi người nghe vậy cùng phá ra cười, duy chỉ có ông quan nọ cứng miệng, cứng lưỡi, mặt đỏ bừng xấu hổ, đành phải cáo lỗi rút lui lấy lý do người không được khỏe. Trong vùng lại có một vị tú tài nổi tiếng văn hay chữ tốt, nghe nói cậu học trò thơ phú làu làu, câu đối tinh thông, ông ta muốn có một cuộc thi. Một ngày nọ, vị tú tài tìm cậu học trò và nói: "Hôm qua tôi tới nhà một người thân thích để chơi, trước thì đi bằng xe trâu, sau thì cưỡi lừa, cuối cùng thì cưỡi ngựa, thấy ngựa chạy rất nhanh. Đến trước cửa nhà người ấy, con ngựa hý lên một tiếng, gà vịt sợ quá bay tan tác, bị diều hâu ở trên trời bắt mất. Cho nên tôi muốn đọc một câu đối, nói về chuyện này, xin ông anh chỉ bảo." Câu đối là:

Ngưu bão, lư bão, bão bất quá mã 牛跑、驴跑,跑不过马(“Trâu chạy, lừa chạy, chạy không vượt được ngựa)
Kê phi, áp phi, phi bất quá ưng” 鸡飞、鸭飞,飞不过鹰(Gà bay, vịt bay, bay chẳng cao hơn diều hâu)

Cậu học trò nghe xong mới hiểu: Vế trên ngụ ý rằng ông ta văn chương mẫn tiệp, làm văn có ý tưởng nhanh; vế dưới ý nói ông ta là diều hâu, nó sẽ bắt gà, vịt. Cả câu đối có ý ví cậu học trò như gà con, vịt con, sẽ bị diều hâu bắt mà thôi. Cậu học trò suy nghĩ cẩn thận, nhìn chăm chăm vào con người không có thực tài, chỉ có hư danh, lại thích thể hiện mình là người tài giỏi. Cậu ta cười ha ha và nói: "Tôi cũng xin tặng cho tiên sinh một câu đối." Sau đó, cậu học trò lấy giấy bút ra viết:

“Tường thượng lô vĩ, đầu trọng cước khinh căn để thiển, (Lau sậy trên tường, đầu nặng chân nhẹ, rễ nông cạn;)
Sơn gian trúc duẩn, chủy tiêm bì hậu phúc trung không” (Măng trúc giữa núi, mồm nhọn da dày, bụng trống không)
Vị tú tài xem xong, tức thì rất xấu hổ, mặt đỏ bừng bừng, run rẩy vì tức giận, không thể nói nên lời, lủi thủi bỏ đi.

Câu đối minh oan ở Từ đường Đường Bá Hổ[sửa]

Đường Dần (1470 – 1524), tự là Bá Hổ, sau còn lấy tên tự nữa là Tử Vị. Cuối đời tín Phật, lấy hiệu là Lục Như Cư Sĩ và Đào Hoa Am Chủ . Ông vốn người ở huyện Ngô (nay thuộc Giang Tô).

Đường Bá Hổ nổi tiếng tài hoa và tính cách phong lưu, ngạo nghễ, là người đứng đầu nhóm Giang Nam Tứ Đại Tài Tử thời Minh, đặc biệt nổi trội về tranh sơn thuỷ. Ông là nhân vật kỳ lạ, để lại rất nhiều truyền thuyết trong dân gian Trung Quốc. Tương truyền rằng, Đường Bá Hổ vì muốn tỏ tình với nàng Điểm Thu Hương nên tự bán mình vào làm thư đồng ở Hoa phủ. Sau khi biết chuyện, Chúc Chi Sơn vội vàng đến Hoa phủ ra câu đối khuyên nhủ:

十口心思,思国思家思社稷。 Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư xã tắc (Mười miệng nhớ nhung, nhớ nước, nhớ nhà, nhớ xã tắc.)

Câu này có ý chơi chữ là: Chữ thập trong chữ khẩu thành chữ điền, chữ điền trên chữ tâm thành chữ tư, nghĩa là nhớ. Đường Bá Hổ không thèm nghe lời khuyên đầy thâm ý ấy mà ứng khẩu đọc vế đối lại:

八目尚赏,赏风赏月赏秋香。 Bát mục thượng thưởng, thưởng phong thưởng nguyệt thưởng thu hương. ( Tám mắt thưởng thức, thưởng gió, thưởng trăng, thưởng Thu Hương).

Câu này có ý chơi chữ là: Chữ bát dưới chữ mục là chữ bối, chữ thượng trên chữ bối là chữ thưởng, nghĩa là thưởng thức. Ý nói là thế nào cũng phải đến chỗ Thu Hương, quyết không bỏ cuộc.

Câu chuyện tình giữ chàng trai họ Đường và cô gái xinh đẹp họ Điểm đã được các nhà làm phim Hồng kông dựng thành phim hài Đường Bá Hổ - Điểm Thu Hương. Bộ phim do Châu Tinh Trì và Củng Lợi thủ vai chính..

Câu chuyện Đường Bá Hổ-Điểm Thu Hương, tuy được lưu truyền rộng rãi cho đến tận ngày nay, nhưng không có đủ căn cứ chỉ ra rằng đây là câu chuyện thực.

Trong thực tế, Đường Bá Hổ không chỉ là một người có kiến thức uyên bác, lắm tài hoa, mà còn là một người tính cách đoan chính và trung thực. Ở từ đường tại quê của ông, trước những câu chuyện truyền lại về cái gọi là "tình sử phong lưu" của Đường Bá Hổ, có người đã minh oan cho ông bằng một đôi câu đối như sau:

身后是非,盲女村翁多乱说

眼前热闹,解元才子几分钱

Thân hậu thị phi, manh nữ, thôn ông, đa loạn thuyết

Nhãn tiền nhiệt náo, giải nguyên, tài tử, kỷ phân tiền

(Đời sau bàn tán, gái mù, già quê, nhiều lời loạn

Trước mắt tưng bừng, giải nguyên, tài tử, mấy phân tiền)

Phạm Thanh Cải (sưu tầm và biên soạn)

Câu đối chiết tự của vua Càn Long nhà Thanh[sửa]

Tương truyền, một lần vua Càn Long đi vi hành phương Nam, đi thuyền trên sông, qua một cánh rừng bên núi, cây cối tươi tốt, xanh biếc, hai bên có những dãy núi chạy dọc bờ sông, ứng khẩu xuất vế đối:

vế ra: 此木为柴山山出 Thử mộc vi sài sơn sơn xuất nghĩa là "Cây này làm củi, từ những ngọn núi mà ra". Câu này chơi chữ là chữ Thử 此 (này) trên chữ Mộc 木 (cây) thành chữ Sài 柴 (củi) , chữ sơn 山 (núi) trên chữ sơn 山 (núi) thành chữ Xuất 出 (ra).
Quan tùy tùng là Kỷ Hiểu Lam là người tài trí, thấy khói chiều hôm trên các nhà dân vùng sông nước bay lên, liền đọc ngay vế đối: 因火生烟夕夕多 Nhân hỏa sinh yên tịch tịch đa nghĩa là do cớ lửa mà sinh khói, bóng chiều tối càng nhiều. Câu này chơi chữ là: Chữ Nhân 因 (nguyên nhân) bên chữ Hỏa (lửa) 火 thành chữ Yên 烟 (khói), chữ Tịch 夕(chiều tối) trên chữ Tịch 多 thành chữ đa (nhiều).
Một viên quan khác đối: 白水作泉日日昌 Bạch thủy tác tuyền nhật nhật xương nghĩa là Nước trong (trắng) chảy thành suối, ngày ngày thêm đẹp đẽ. Câu này chơi chữ là chữ Bạch 白(trắng) trên chữ Thủy 水 (nước) tạo thành chữ Tuyền 泉 (suối), nhữ Nhật 日(ngày) trên chữ Nhật 日(ngày) thành chữ Xương 昌( hưng thịnh, đẹp đẽ, tươi sáng).
Một viên quan khác đối: Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng thì cô gái xinh đep. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(mơ,mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu妙.
Một viên quan khác đối: 山石岩前古木枯 Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô. Chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô)
Một viên quan khác đối: 尔玉非玺土土圭 Nhĩ ngọc phi tỉ thổ thổ khuê nghĩa là viên ngọc mà không phải là ngọc tỷ, trong đất và đất có ngọc khuê. Chữ nhĩ 尔(này) trên chữ Ngọc 玉(viên ngọc) thành chữ tỷ 玺 (ngọc tỷ), chữ thổ 土 (đất) trên chữ thổ 土thành chữ khuê 圭 (ngọc khuê)
Một viên quan khác đối: 女家即嫁可可哥 Nữ gia tức giá khả khả ca nghĩa là cô gái rời gia đinh đi lấy chồng, có sự bằng lòng cho phép của người anh. Chữ 女( phái nữ) bên chữ gia 家(gia đình) tức là chữ giá 嫁( đi lấy chồng), chữ khả 可 chồng lên nhau là chữ ca 哥 (anh)
Một viên quan khác đối: 林木为森火火炎 Lâm mộc vi sâm hỏa hỏa viêm nghĩa là rừng có nhiều cây thành rừng rậm, ở bên nhiều ngọn lửa sẽ thấy nóng nực. Chữ Lâm 林 (rừng) dưới chữ Mộc 木 (cây) thành chữ Sâm 森 (rừng rậm), chữ Hỏa 火 (lửa) đặt trên chữ Hỏa 火(lửa) thành chữ Viêm 炎(nóng nực)
Một viên quan khác đối: 丑女为妞月月朋 Sửu nữ vi nựu nguyệt nguyệt bằng (Sửu nữ vi nựu nguyệt nguyệt bằng: nghĩa là con gái dù có xấu vẫn là con gái, tháng tháng quen nhau thành bè bạn, chữ sứu 丑(xấu) bên chữ nữ 女 (con gái) thành chữ nựu 妞(con gái), chữ nguyệt 月(tháng, trăng) bên chữ nguyệt 月thành chữ bằng 朋 (bạn bè).
Một viên quan khác đối: 小土归尘人人从 Tiểu thổ quy trần nhân nhân tùng (Tiểu thổ quy trần nhân nhân tùng: Hạt đất nhỏ li ti sẽ trở về hạt bụi, người đi với người là theo nhau. Chữ Tiểu 小(Nhỏ) trên chữ Thổ 土 (Đất) thành chữ Trần 尘 (bụi), chữ Nhân 人(người) đi với chữ Nhân 人 (người) thành chữ Tùng,Tòng 从 (theo, đi theo).
Một viên quan khác đối: 士心为志日日昌 Sĩ tâm vi chí nhật nhật xương (Sĩ tâm vi chí nhật nhật xương: Lòng kẻ sĩ bao giờ cũng biến thành ý chí, càng ngày càng tốt đẹp. Chữ Sĩ 士 (trí thức, chiến sĩ) trên chữ Tâm 心(lòng, trái tim) thành chữ Chí 志 (ý chí) , Chữ Nhật 日(ngày, mặt trời) trên chữ Nhật 日 (ngày, mặt trời) thành chữ Xương 昌 (tốt đẹp, sáng sủa).
Một viên quan khác đối: 因女为姻人人从 Nhân nữ vi nhân nhân nhân tòng (Nhân nữ vi nhân nhân nhân tòng: Nữ giới là nguyên nhân của hôn nhân hay có nữ giới sẽ có hôn nhân, người đi với người là theo nhau. Chữ Nhân 因 (nguyên ngân) bên chữ Nữ 女 (con gái) thành chữ Nhân 姻 (hôn nhân), chữ Nhân 人(người)bên chữ Nhân 人(người)thành chữ Tùng, Tòng (theo nhau).
Một viên quan khác đối: 一人为大可可哥 Nhất nhân vi đại khả khả ca (Nhất nhân vi đại khả khả ca: Một người thành to lớn, có thể trở thành người anh. Chữ Nhất 一(một) nằm ở giữa chữ Nhân 人(người) thành chữĐại 大(to, lớn), chữ khả 可 ( có thể) chồng chữ khả 可 ( có thể) là chữ ca 哥 (anh).
Một viên quan khác đối: 日月共明日日昌 Nhật nguyệt cộng minh nhật nhật xương (Nhật nguyệt cộng minh nhật nhật xương: Mặt trời và mặt trăng cùng sáng thì càng ngày càng tươi sáng. Chữ Nhật日(mặt trời) bên chữ Nguyệt 月(mặt trăng) thành chữ Minh 明(sáng ), Chữ Nhật 日(ngày, mặt trời) trên chữ Nhật 日 (ngày, mặt trời) thành chữ Xương 昌 (tốt đẹp, sáng sủa).
Một viên quan khác đối: 门口作问口口回 Môn khẩu tác vấn khẩu khẩu hồi (Môn khẩu tác vấn khẩu khẩu hồi: Cái miệng của người trong cánh cửa nói ra là hỏi việc gì đó, nhiều cái miệng cùng nói , cùng khuyên chắc phải quay về. Chữ Khẩu 口(miệng) trong chữ Môn 门(cửa) thành chữ Vấn 问(hỏi), Chữ Khẩu 口(miệng) trong chữ Khẩu 口(miệng) thành chữ Hồi 回 (quay về).

Đại tá, Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và tổng hợp

Giai thoại đối đáp của Cố Hiến Thành (1550-1612) [sửa]

Cố Hiến Thành thuở nhỏ nhà nghèo, cha làm nghề bán đậu phụ, không có tiền mời thầy dạy học tại nhà, phải đi học nhờ láng giềng. Đêm về nhà, đốt đuốc trau dồi thêm. Một bận quan Bố Chánh là Trần Vân Phố, từ nhiệm sở trở về, đêm ngủ ở Cầu Trương Kính ở Vô Tích, đêm đi dạo phố, chợt thấy trong một ngôi nhà nhỏ còn sáng, tiếng đọc sách vang ra sang sảng, lấy làm lạ. Hôm sau, cho mời người học trò trẻ tuổi đến, thử tài.

Quan Bố Chánh ra vế đối: 风声雨声读书声声声入耳 “Phong thanh, vũ thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ” (Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vọng vào tai)

Cậu học trò chính là Cố Hiến Thành liền xuất khẩu đọc ngay: 家事国事天下事事事关心 “Gia sự, quốc sự, thiên hạ sự, sự sự quan tâm” (Việc nước, việc nhà, việc thiên hạ, việc việc đều tạc dạ)

Vậy là câu đối này là do hai người, một người ra, một người đối mà thành. Quả nhiên về sau Cố Hiến Thành đỗ đạt thành danh lập ra cả một thư viện Đông Lâm nổi tiếng. Sau ông bị tội, bị triều đình nhà Minh cách chức. Đây là đôi câu đối có ý nhắc nhở bổn phận của kẻ sĩ, sau này được nhóm Đông Lâm lấy làm tôn chỉ hoạt động. Nhóm này được thành lập ở Học viện Đông Lâm, Vô Tích, Trung Quốc. Ở đây, ngoài học tập, họ còn hay bàn luận về chính sự. Sau đó, mọi người đề xướng phong trào: “Đọc sánh không quên cứu nước”, ý nghĩa của phong trào cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vế trên là Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách tạo thành một âm thanh hài hòa, có nhiều chất thơ và có ý nghĩa sâu xa. Vế dưới là một “hùng tâm tráng khí tề gia trị quốc bình thiên hạ”.

Câu đối này có đối trong đối nghĩa là ngay trong một vế đã có các tiểu đối như : phong đối với vũ, quốc đối với gia… Và trong hai vế đối có Nhĩ đối với tâm.

Câu đối này rất chỉnh, đặc biệt là lối dùng điệp từ.

Vế thứ nhất, trong khung cảnh tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách tạo nên một tổng thể là : Ở nơi có tiếng gió, tiếng mưa ồn ào gây tác động, nhưng tiếng đọc sách vẫn nghe thấy rõ ràng và rất hay. Tất cả các âm thanh này tạo nên một bản nhạc tổng hợp giữa tự nhiên và con người đầy thơ mộng. Câu này biểu thị các học sinh, sinh viên nên đọc sách hay. Vế thứ hai, nói lên là trong khung cảnh trên, ánh sáng tri thức của đọc sách không nên chỉ dừng lại dành cho một người, mà ở mức độ nhỏ phải có ảnh hưởng tốt tới việc gia đình, mức độ lớn thì phải ảnh hưởng tới việc quốc gia và việc thiên hạ, tất cả các việc đều phải quan tâm.

Cả câu đối này nhằm hô hào cho việc đọc sách, tu dưỡng và bồi bổ kiến thức để có hiểu biết, có trách nhiệm cứu nước, xây dụng đất nước. Thực ra đây cũng là tư tưởng : “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách.” Sau này, Hồ Diệu Bang có sửa lại câu này cho khí chất mạnh mẽ hơn như sau:

Phong thanh, lôi thanh, bi thán thanh, đô thử nhất sinh (Tiếng gió, tiếng sấm , tiếng bi thương, đều là tiếng một cuộc đời này)
Hiểm sự, nan sự, thiên hạ sự, tranh đương dũng sĩ (Việc nguy, việc khó, việc thiên hạ, đua nhau để làm dũng sĩ)
Hồ Diệu Bang (1915 – 1989) là một lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một nhà cải cách nổi bật, cái chết của ông năm 1989 đã kéo theo một loạt các sự kiện cuối cùng dẫn tới các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989

Gần đây, có nhà nghiên cứu còn viện dẫn thêm những câu đối lại như sau:

vế đối 1: Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại (Tiếng thông, tiếng trúc, tiếng khánh chuông, tiếng tiếng còn đó)
vế đối 2: Sơn sắc, thuỷ sắc, yêu hà sắc, sắc sắc giai không (Sắc núi, sắc sông, sắc mây khói, sắc sắc đều không)

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải (sưu tầm, tổng hợp)

Thần đồng Trung Quốc học thần đồng ta?[sửa]

Giai thoại văn học Việt Nam còn truyền lại nhiều chuyện của thần đồng Nguyễn Hiền (1234 - 1255), người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, ( nay là làng Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông thông minh từ khi còn thơ ấu, đã đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.

Chuyện kể rằng: Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ.

Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu: “Ðồng tử ngũ lục nhân, vô như nhĩ xảo!” 童子六七人,无如尔狡。(Bọn trẻ năm sáu đứa, không đứa nào khéo bằng mày).

Cậu bé Hiền thấy vậy, hỏi ông quan rằng: “Trước hết xin ông cho biết ông làm chức quan gì?”. Quan nói: “Ta là quan thái thú ăn lương hai ngàn hộc”. Thấy quan có ý khoe khoang, cậu bé Hiền liền đọc rằng: “Thái thú nhị thiên thạch, duy hữu công ...” 太守二千石,唯有公……” Quan thái thú ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai. . . bằng ông). Quan cười bảo: “Ðối còn thiếu một chữ!”. Nguyễn Hiền nài cho tiền rồi sẽ đối nốt. Quan cho tiền xong, cậu bé Hiền liền bổ sung rằng: “Thái thú nhị thiên thạch, duy hữu công liêm ( Thái thú ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai liêm bằng ông).

Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm: “Thế nếu ta không cho tiền, thì cháu đối chữ gì?”.

Nguyễn Hiền trả lời: “ Khó gì? Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc điền chữ “tham” vào thôi!”.

Quan biết thằng bé láu cá, đành phải bỏ đi không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to đầu mà dại”!.

Trong giai thoại Văn học Trung Quốc, thấy có một câu chuyện về cậu bé Thái Ngạc, cũng nổi tiếng thần đồng, tương tự câu chuyện trên. Thái Ngạc (1882- 1916), tên thật là Thái Cấn Dần, tự Tùng Pha, một lãnh tụ cách mạng và quân phiệt Trung Hoa, ông đã nổi tiếng với vai trò thủ lĩnh lực lượng chống lại mưu đồ đế chế của Viên Thế Khải. Trong dân gian phổ biến rộng rãi nhiều giai thoại và câu đối thời tuổi trẻ của ông.

Vào một ngày, cậu bé Thái Ngạc đến thị trấn để mua đồ dùng học sinh, ông chủ hiệu rất thích cậu bé vừa có văn hóa vừa có lễ độ này liền trêu đùa cậu ta và nói: “Tiểu tướng quân, nhìn cậu giống như một thư sinh vừa có văn hóa vừa lễ phép, tôi ra cho cậu một vế đối, cậu mà đối được hôm nay cậu mua bất cứ đồ vật gì tôi đều không lấy tiền.

Thái Ngạc nghe và vui vẻ và trả lời: “Xin ông hãy ra đối để cháu thử xem!”

Chủ hiệu suy nghĩ một chút rồi đọc vế ra đối: ” Tiểu thư sinh tam niên hữu khánh” 小书生三年有庆 ( Học trò nhỏ ba năm có lời chúc) .

Thái Ngạc thốt ra vế đối lại: “ Đại lão bản tứ quý phát tài” 大老板四季发财。( Ông chủ lớn bốn mùa phát tài). Nghe xong, ông chủ ngạc nhiên vô cùng, sau đó tặng cậu ta 4 pho sách quý.

Ngày khác, Thái Ngạc, xuống sông tắm, quần áo treo trên các cành liễu bên sông, một vị danh sĩ ở địa phương tên là Tác Phàn Trĩ nhìn thấy, tức thì ra vế đối: “ Thiên niên liễu thụ tác y giá” 千年柳树作衣架 ( Ngàn năm cây liễu làm giá áo).

Thái Ngạc đang dầm mình dưới sông liền đối lại: ” Vạn lý sơn hà đương táo bồn 万里山河当澡盆。“ (Vạn dặm núi sông đang là bồn tắm). Tác Phàn Trĩ nghe xong, thấy cậu bé nhanh trí liền ca ngợi mãi không thôi.

Sau đó, cậu bé Thái Ngạc lên thành phố tham gia “ trẻ con thi “. Cậu được bố kiệu trên vai. Ngồi trên vai bố, cậu bé gọi là ” kỵ mã mã” (cưỡi ngựa). Viên quan huyện làm chủ khảo thấy thế liền ra một vế đối: “ Tử tướng phụ tác mã子将父作马。” (Con lấy cha làm ngựa ).

Thái Ngạc liền ứng đối: “ Phụ vọng tử thành long”父望子成龙。 ( Cha muốn con thành rồng).

Quan huyện nghe xong liền ca ngợi: “ Tuyệt vời, tuyệt vời, đúng là thần đồng rồi!”

Trong một dịp khác, Thái Ngạc và các bạn thả diều, bất ngờ diều rơi vào sân nha phủ của một viên thái thú, cậu và các bạn của mình phải vào phủ tìm diều giấy. Ngài Thái thú đi tới, yêu cầu cậu phải đối câu đối, đối được thì ông ta mới trả diều. Viên quan đọc vế ra đối : “ Đồng tử lục thất nhân, vô như nhĩ xảo 童子六七人,无如尔狡。”( Trẻ con sáu bảy đứa không đứa nào ranh mãnh như mày)

Tuy nhiên, vế đối ra rõ ràng điều này xúc phạm coi khinh Thái Ngạc, nhưng mà Thái Ngạc suy nghĩ một lúc, sau đó đọc vế đối lại: “ Thái thú nhị thiên thạch, duy hữu công…” 太守二千石,唯有公……” ( Thái thú lương hai nghìn thạch…) đọc xong liền dừng lại cố ý để mọi người đoán, không nói hết câu. Viên thái thú liền nhắc nhở còn chữ cuối nữa…

Thái Ngạc liền nói: “Nếu ông trả lại diều cho tôi, tôi nói “duy hữu công liêm” (chỉ có ông là liêm) nếu ông không trả diều cho tôi, tôi nói “duy hữu công tham” (chỉ có ông là tham). Thái thú nghe xong, tức thì trả diều cho bọn trẻ, không vì lợi ích của một chiếc diều nhỏ bé mà mang tiếng là một kẻ “tham lam”.

Xem ra hai giai thoại về câu đối nhanh trí của hai thần đồng có vẻ na ná như nhau. Chỉ có điều là thần đồng Nguyễn Hiền của ta sinh vào năm 1234, còn thần đồng Thái Ngạc sinh vào năm 1882, sau Nguyễn Hiền những gần 650 năm. Liệu có phải thần đồng Trung Quốc học thần đồng Việt Nam chăng?

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải (sưu tầm và tổng hợp)

Đường Bá Hổ chế giễu thương nhân[sửa]

Một ngày nọ, một thương nhân tìm đến Đường Bá Hổ xin ông cho một câu đối. Nhà nho vui vẻ viết một câu:

生意如春意

财源似水源

Sinh ý như xuân ý

Tài nguyên tự thủy nguyên

Tạm dịch là:

(Buôn bán như mùa xuân

Tiền tài tựa nguồn nước)

Thương nhân xem câu đối thấy ý nói về buôn bán phát tài không mạnh lắm, tỏ ra không bằng lòng. Đường Bá Hổ thấy ông ta là một người thô tục, liền viết tặng câu đối chế nhạo:

门前生意好似夏夜蚊虫队进队出

夜里铜钱要象冬天虱子越摸越多

Môn tiền sinh ý hảo tự hạ dạ văn trùng đội tiến xuất

Dạ lý đồng tiền yếu tượng đông thiên sắt tử việt mô việt đa

Tạm dịch là:

Trước của buôn bán tốt như muỗi đêm mùa hạ, đàn vào đàn ra

Trong đêm bạc tiền cần giống rận ngày mùa đông, càng tìm càng lắm

Ai biết được rằng, người thương gia kia lại vô cùng thích câu đối này!

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm

Tiến thoái lưỡng nan[sửa]

Ngày xưa có một chàng tú tài, vào buổi sáng ngày diễn ra lễ thành hôn thì cha anh ta đột ngột qua đời, phải làm đám tang cùng với lễ cưới.

Theo phong tục, đám cưới và đám tang đều phải có câu đối, chàng tú tài đã gặp khó khăn, nhưng có một vị văn nhân đã viết một câu đối:

临亲丧,作新郎,哭乎?笑乎?细思量,哭笑不得

辞灵堂,入洞房,进耶?退耶?再斟酌,进退两难

Lâm thân tang, tác tân lang, khốc hề? tiếu hề? tế tư lượng, khốc tiếu bất đắc

Từ linh đường, nhập động phòng, tiến gia? Thoái gia? Tái châm chước, tiến thoái lưỡng nan

Tạm dịch

Gặp tang cha, làm chú rể, khóc ư? cười ư? khó suy nghĩ kỹ, dở cười, dở khóc

Rời linh đường, vào phòng cưới, vào chăng? Ra chăng? lại do dự, tiến thoái lưỡng nan


Câu đối này mô tả rất chân thực, chính là tâm lý anh tú tài đang mâu thuẫn buồn vui lẫn lộn..

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm


Măng già không như măng non[sửa]

Ngày xưa, có một đứa trẻ có tên là Lại Kỳ Thượng, thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã nổi tiếng văn hay chữ tốt, giỏi câu đối.
Năm cậu bé 9 tuổi, có một quan châu phủ rất ngưỡng mộ nên đã đến thăm. Quan châu phủ tìm đến đúng vào lúc cậu bé Lại đang chơi đùa cùng lũ trẻ con. Ông ta đến trước cậu bé và nói: “ Nghe đồn rằng cháu tuy còn nhỏ mà đã ngâm thơ, làm câu đối. Nay ta muốn thử cháu có được không?”

Lại Kỳ Thượng với đôi mắt ngây thơ, trong sáng gật đầu nói: “Xin đại nhân cứ ra đề!”

Quan châu nghĩ một lát rồi đọc:

新姜哪有老姜辣; “Tân khương ná hữu lão khương lạt:” nghĩa là: Gừng non liệu có cay hơn gừng già.

Với giọng rất cứng cỏi, cậu bé Lại đọc ngay vế đối lại:

老笋不如心笋尖。“Lão duẩn bất như tâm duẩn tiêm”. Nghĩa là: Măng già liệu có nhọn hơn măng non.
Nghe xong, quan châu phủ tỏ ra rất ngạc nhiên, muốn thông qua vế ra đối để tỏ cái uy của mình, nhưng đã bị cậu bé làm giảm cái uy ấy. Đúng là cậu bé này có trí tuệ khác người. Ông ta vẫn chưa chịu bỏ cuộc, lại ra vế đối mới:
剃刀虽利,难伐千年树木; “Thế đao tuy lợi, nan phạt thiên niên thụ mộc”, nghĩa là : “Dao cạo tuy sắc nhưng khó chặt được cây cổ thụ ngàn năm.
Khẩu khí của vế ra đối hơi hòa dịu một chút, nhưng vẫn tỏ ý khinh thường. Lại Kỳ Thượng không thèm suy nghĩ, đọc ngay vế đối lại:
灯火本微,能烧万里江山; Đăng hỏa mộc vi, năng thiêu vạn lý giang sơn” Nghĩa là: Lửa của ngọn đèn tuy nhỏ nhưng có thể đốt cháy cả giang sơn vạn dặm.

Quan châu phủ nghe xong, vỗ tay nói: "Tuổi còn trẻ, mà đã có có kiến thức như vậy, hiếm lắm, hiếm lắm, danh bất hư truyền, danh bất hư truyền rồi!”

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn.

Đọc câu đối kết thành bè bạn[sửa]

Có một ông tú tài họ Lý, học cao hiểu rộng, giỏi làm thơ và câu đối, nhưng kiêu căng tự phụ, chẳng coi ai ra gì. Một buổi chiều, có một tú tài họ Lưu người ở vùng khác đi qua cửa nhà ông ta, muốn gõ cửa hỏi xin ngủ trọ. Tú tài Lý nhìn thấy người ấy mặt đen thui, quần áo rách tả tơi, liền lắc đầu một cách khinh bỉ nói:

“Thụ đại xoa đa, bất túc vô mao chi điểu” (Cây lớn nhiều cành, không chứa những chim trụi lông”

Tú tài Lưu nghe thấy những lời cười nhạo mình, anh ta lập tức trả lời:

“Than bình thủy thiển, nan tàng hữu giác giao long”. (Bãi biển nông phẳng, khó giấu nổi rồng có sừng.)

Nói xong, quay mặt bước đi. Tú tài Lý bất ngờ bị chế nhạo, trong lòng bực tức, vội vã đuổi theo, yêu cầu anh ta phải quay trở lại. Tú tài Lưu cúi đầu chào và hỏi: “Tiên sinh họ gì?”. Tú tài Lý nói đầy tự hào:

“Kỵ thanh ngưu, quá Hàm cốc, lão tử tính Lý” (Cưỡi trâu xanh, qua Hàm cốc, ta đây họ Lý);

Sau đó, anh ta lại hỏi Tú tài Lưu: “Quý danh của Ngài là gì?” Tú tài Lưu từ tốn trả lời:

“ Trảm bạch xà, hưng Hán thất, cao tổ tính Lưu”. (Chém rắn trắng, lập nhà Hán, cụ tôi họ Lưu).

Tú tài Lý rất ngạc nhiên, ông ta không bao giờ nghĩ rằng anh tú tài nghèo đầu trần chân đất này lại có đầy tài năng văn học, ứng đối tự nhiên, liền mời anh ta nghỉ lại qua đêm. Ngày hôm sau, tú tài Lý không muốn thừa nhận thất bại nên đã mời tú tài Lưu cùng ra ngoài đi dạo, tìm cơ hội đưa ra các vấn để khó để làm cho tú tài Lưu bối rối. Hai người đi ra ngoài cửa, nghe thấy tiếng trống của một đoàn hát vọng đến. Tú tài Lý liền ngâm:

“Đáp đông đài, xướng tây du, nam khoang bác điệu” ( Dựng đài phía Đông, hát bài Tây du, giọng của phương Nam, điệu của phương Bắc).

Tú tài Lưu không phải chịu thua, buột miệng:

“ Bá xuân chủng, dục ương hạ, thu thu đông tàng” (Gieo giống mùa Xuân, chăm cây mùa Hạ, thu hoạch mùa Thu, cất giữ mùa Đông).

Họ tiếp tục đi về phía trước, qua một vườn cây ăn quả, tú tài Lý ngâm:

“Hồ Bắc quảng cam, nhương toan, bì điềm, đới khổ”.( Cam Hồ Bắc, ruột chua, cùi ngọt, vỏ đắng,).

Tú tài Lưu ngay lập tức đối lại:

“Hải Nam hồ tiêu, hạt lạt, diệp xú, hoa hương”. (Tiêu Hải Nam, hạt cay lá thối, hoa thơm.)

Họ lại tiếp tục đi về phía trước, đến một cây cầu đá, nhìn thấy dấu chân chó, gà trên cầu, tú tài Lý tức cảnh sinh tình, lập tức đọc một vế ra đối:

“Kê khuyển quá thạch kiều, nhất lộ mai hoa trúc diệp”. (Gà chó đi qua cầu đá, một đường hoa mai, lá trúc,)

Tú tài Lưu nhìn xuống dưới cầu thì thấy dòng sông, lúc đó có rắn và rùa động đậy, liền đọc vế đối lại:

“Quy xà phù thủy diện, lưỡng kiện ngọc đới hà bao”. (Rùa rắn nổi trên mặt nước, hai chiếc đai ngọc, hầu bao).

Lúc ấy, có một chiếc thuyền nhỏ, đi qua dưới cầu và tú tài Lý lại ngâm vế ra đối:

“Thuyền tiểu như thoa, hoành chức giang trung cẩm tú”. (Thuyền nhỏ như con thoi, dệt nên con sông xinh đẹp;)

Tú tài Lưu mắt nhìn ra xa, thấy tháp cao sừng sững bên bờ sông xa liền đối:

“Tháp tiêm tự bỉ, đáo tả thiên thượng văn chương”. (Tháp nhọn như cây bút, viết lên trời bài văn hay).

Trên đường đi, cả hai người kẻ xướng người ngâm, không biết bao nhiêu câu tuyệt diệu. Tú tài Lý đã không gây một chút khó khăn nào cho tú tài Lưu. Cuối cùng cùng thì tú tài Lý tỉnh ngộ ra rằng, trên thế gian này còn nhiều kẻ tài cao học rộng, mình cậy tài khinh người là điều không phải. Càng không nên trông mặt mà bắt hình dong. Khi trước mình khinh thường tú tài Lưu giờ đây mới cảm thấy xấu hổ. Ông ta quyết định, thành tâm thành ý cùng tú tài Lưu kết giao làm bạn bè tốt của nhau và tổ chức tiệc chia tay tú tài Lưu. Trong bữa tiệc, tú tài Lý ngâm một vế ra đối:

“Xuất môn viễn quan sơn sơn thúy”.( Ra cửa nhìn ra xa, thấy núi non banh biếc).

Tú tài Lưu cũng cũng ngưỡng mộ tài văn thơ của tú tài Lý, rất vui vẻ kết giao với người bạn mới này, ngay tức khắc đọc vế đối lại:

“ Bằng hữu tương tống nguyệt nguyệt thân”( Bạn bè tiễn đưa nhau, bao năm tháng thân thương).

Kể từ đó, tình bạn của họ rất sâu sắc và trở thành bạn vong niên.

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn.


Khéo đối lấy được vợ xinh đẹp, tài hoa[sửa]

Trước kia, ở thị trấn Cầm Đình có một hiệu thuốc Đông y nổi tiếng gọi là “Hồi Xuân đường”. Ông chủ hiệu thuốc là người họ Phùng, người ta thường gọi là ông chủ Phùng. Ông chủ Phùng chỉ sinh hạ có một người con gái, trông đẹp như một bông hoa, có biệt danh là “Hồng nương tử”. Mười sáu tuổi, ông chủ đã kén chồng cho cô, “Hồng nương tử” thưa với cha rằng: “Không cần kén người nhiều tiền tài, mà kén người nhiều tài năng”. Cô suy nghĩ và muốn làm khác người là sẽ tổ chức một “ Cuộc thi câu đối kén rể”. Nguyên là ông chủ Phùng trước đây cũng xuất thân từ một anh tú tài, thông hiểu chữ nghĩa, sành thơ văn. Chỉ có điều là anh tú tài không gặp may mắn, đi thi nhiều lần mà vẫn trượt, chẳng biết làm sao đành mở một cửa hàng thuốc đông y. Vì thế cho nên cô con gái ông là “Hồng nương tử” cũng tha hồ mà đọc sách, ngâm thơ…Riềng về câu đối thì những người có ăn học đàng hoàng cũng khó bề sánh kịp. Vì thế, khi thấy con gái đề xuất “Cuộc thi câu đối kén rể” thì ông chủ Phùng đồng ý ngay. Chuyện mở “Cuộc thi câu đối kén rể” ngay lập tức nhanh chóng lan truyền khắp thị trấn. Không ít những chàng trai trẻ từ lâu đã mộng ước sánh duyên cùng nàng “Hồng nương tử” tài sắc vẹn toàn của Hồi Xuân đường, khi nghe tin này rất kinh ngạc. Họ vui mừng, hăm hăm hở hở đến để thử sức mình xem sao. Sau khi đấu trường “Cuộc thi câu đối kén rể” khai hội, rất đông người đến ứng thí. Nhưng có điều họ đến thì vui cười, hăm hở, khi về lại tiu nghỉu, cụt hứng, chả ai nói một lời. Tại sao lại thế nhỉ? Nguyên do là “Cuộc thi câu đối kén rể” không phải là cuộc thi câu đối bình thường. Ông chủ đã tổ chức một cuộc thi gồm có “5 vòng thi”. Trên hành lang quanh co, ngoắt ngoéo của cửa hiệu, cứ vài bước người ta lại treo một vế ra đối, tổng cộng là có 5 vế ra đối. Mỗi vế ra đối tượng trưng cho một vòng thi. Đồng thời, qui định là: “Nếu như không qua được vòng thi trước thì không được đi tiếp vào vòng sau”. Có điều càng khó hơn nữa là các vế ra đối này đều theo phong cách đặc biệt, sử dụng các từ đều bằng những tên các vị thảo dược. Vì thế, những chàng trai trẻ đến ứng thí, ngay cả các vị tú tài đọc rất nhiều sách, có tài ứng đối lưu loát, nhưng vì không có mấy kiến thức về thảo dược, nên cũng chỉ đến nhìn câu đối mà thất vọng thở dài, không qua được vòng một đành phải hậm hực phất tay áo bỏ đi. Đã quá nửa ngày, không có một người ứng thí nào vượt qua nổi vòng một. Vì vậy Hồi Xuân đường ban sáng vừa mới đang nhộn nhịp, ngựa xe như nước, thì đến trưa lại vắng tanh vắng ngắt, không có mấy bóng người. Đương lúc cha con nhà họ Phùng vô cùng bối rối, đột nhiên có người đến gọi cửa xin thi. Ai vậy nhỉ? Hóa ra là chàng chăn trâu dưới thôn quê. Vì vậy, đám đông ngạc nhiên vỗ tay reo hò phản đối. Những vị tú tài đã đọc dầy những sách thơ văn, câu đối, nay phải chịu nhượng bộ đối thủ trước “5 vòng thi” này. Một chàng chăn trâu liều lĩnh, không biết “trời cao đất dày” là gì, một “con khỉ đội mũ” làm ra vẻ nho nhã thanh tao, sẽ khiến người ta cười đến vỡ cả bụng. Hãy chờ xem những cú khôi hài! Chàng chăn trâu không để ý đến những tiếng cười, tiếng vỗ tay đầy ác ý này, cứ đi thẳng đến vòng thi thứ nhất. Chàng chỉ thấy trên tường hành lang treo một vế ra đối:

“Đông trùng hạ thảo cửu trùng bì”

(Đông trùng hạ thảo chín lớp da).

Chàng chăn trâu không cần nghĩ ngợi gì, đọc to câu ứng đối:

“Ngọc diệp kim chi nhất điều căn”

(Cành vàng lá ngọc chung một gốc).

Tiếng huyên náo bỗng im bặt, họ nghe thấy tiếng của ông chủ Phùng từ bên trong truyền ra: “Vòng một được thông qua, xin mời vào vòng thi thứ hai!” Tất cả mọi người nghe xong thì thật sự bất ngờ, bối rối. Chàng chăn trâu này có lẽ như một “con mèo mù vớ cá rán” chăng? Hãy thử xem tên tiểu tử này may mắn ra sao khi vượt vòng thi thứ hai.

Chàng chăn trâu tiến vào vòng thứ hai và nhìn thấy trên tường treo vế ra đối là:

“Phiền thử tối nghi đạm trúc diệp”

(Cảm nắng thích hợp nhất là dùng lá tre).

Chàng chăn trâu gật đầu, đọc ngay câu ứng đối:

“Thương hàn do diệu tiểu sài hồ”.

(Thương hàn tuyệt vời nhất là dùng sài hồ).

Bên trong nhà vọng ra giọng con gái lên tiếng khen thẽ thọt, dịu dàng: “Quả nhiên không sai, mong chàng tiếp tục cố gắng, hãy còn ba vòng nữa đang chờ đợi chàng. Mời chàng vào tiếp đi.”.

Chàng chăn trâu vào tiếp vòng thứ ba, vế ra đối là:

“Kim ngân hoa tiểu, hương phiêu thất bát cửu lý”.

(Hoa kim ngân nhỏ, hương bay bảy, tám, chín dặm).

Chàng chăn trâu hơi do dự một chút, sau đó thốt ra:

“Ngô đồng tử đại, nhật phục ngũ lục thập hoàn”.

(Hạt ngô đồng lớn, ngày uống năm, sáu, mười viên).

Tiếng đọc vừa dứt, đám đông nhiệt tình cổ vũ ầm ĩ, nhưng chính ra là bây giờ họ đã nhìn chàng chăn trâu với con mắt khác! Chàng chăn trâu vượt qua vòng thi thứ ba một cách suôn sẻ, vào vòng thi thứ tư, vòng này vế ra đối là:

“Thủy liên hoa, bán chi liên, kim hoa chiếu thủy liên”.

(Hoa sen nước, nửa cành sen, hoa vàng chiếu sen nước).

Vế ra đối này có vẻ có một chút kỳ quái. Chàng chăn trâu tỏ ra bối rối, dường như không thể nghĩ ra vế đối lại, tức thì trán vã mồ hôi, mặt đỏ bừng. Đột nhiên trong đám đông lại xảy ra rối loạn, “xem chừng lưỡi rìu của Trình Giảo Kim ba lần hạ xuống như thế này đây . He he, thời gian không còn sớm bữa, chàng chăn trâu ơi, hay là về nhà đi thôi!”.

Chàng chăn trâu lộ ra một chút nản lòng, khoanh thay nhìn có vẻ muốn chịu thua. Đúng lúc ấy, từ phía trong có một ả a hoàn bước ra, hai tay bưng một bát trà thơm, mỉm cười đưa cho chàng chăn trâu và nói: “Anh chàng chăn trâu ơi, chị “Hồng nương tử” sợ anh khát nước, sai em mang cho anh bát trà này!”.

Chàng chăn trâu đưa cả hai tay đỡ và nhẹ nhàng đưa lên miệng nhấp một ngụm trà. Đột nhiên thấy dưới đáy bát có một hạt trân châu, tức khắc trong lòng đã hiểu ra, gần như muốn kêu lên: “Đây chẳng phải là Phùng tiểu thư bí mật giúp ta ư?” Vì vậy, chàng vui vẻ uống chén trà ngọc trai một hơi hết sạch. Trong bụng đã nghĩ sẵn một vế đối rồi, chàng thong thả đọc vế đối như sau:

“Trân châu mẫu, nhất lạp châu, ngọc uyển bồng trân châu”

( Trân châu mẫu, một hạt châu, bát ngọc nâng trân châu).

Ngay tức khắc, đám đông reo hò và vỗ tay tán thưởng, ca ngợi liên hồi: “Vế đối tuyệt vời, vế đối tuyệt vời!” Sau đó, như một ngôi sao sáng được mọi người tâm phục khẩu phục, chàng chăn trâu bước vào vòng thi thứ năm, cũng là vòng thi cuối cùng. Đợi đến lúc đó, tất cả mọi người liếc nhìn vế ra đối treo trên tường, và ngạc nhiên kêu lên: “ Trời ơi, đây thực sự là một vế ra đối tuyệt vời! Anh chàng chăn trâu cho dù có như Quan công qua 5 cửa ải chém 6 tướng, hôm nay đây cũng chịu khốn ở Mạch Thành”.

Chẳng lẽ lại không ư, vế ra đối dài này có cả thảy bốn mươi ba chữ, và trong đó có tên mười hai loại thảo dược, bạn hãy xem đây:

“Hồng nương tử thân phi thạch lựu quần, đầu đới ngân hoa, tỉ mẫu đan thược dược thắng ngũ bội, thung dung thưởng chúng, đáo thiên trúc tự giáng hương, quỵ phục thần tiền, cầu vân mẫu thiên tiên tảo ngộ tân lang”.

(Hồng nương tử thân mặc váy đỏ, tóc cài hoa bạc, đỏ hơn hoa thược dược gấp năm lần, thong thả ngắm mọi người, đến chùa Thiên trúc giáng hương, quỳ lạy trước Thần, cầu Vân mẫu, Tiên nga sớm gặp được chồng).

Sau khi đọc vế ra đối này, chàng chăn trâu ngẩn người không nói ra lời, đừng nói là vế ra đối trường liên có bốn mươi ba chữ anh ta chưa đối bao giờ đã đành, lại còn tìm sao ra một lúc mười hai vị thảo dược để đưa vào vế đối lại, đúng là vắt óc nghĩ mãi không ra! Chàng chăn trâu đột nhiên lo lắng toát cả mồ hôi hột, liền xoa hai bàn tay khô vào nhau. Đám đông ở một bên thấy vậy, cũng thở dài, lắc đầu đồng tình thông cảm: “Xong nhé, thôi nhé, không còn vở diễn để mà xem nữa rồi!”.

Rất lâu sau, từ trong nhà truyền ra tiếng của ông chủ Phùng: “Chàng chăn trâu, có vẻ như ngày hôm nay anh hoàn toàn không thể vượt qua vòng thi này. Dù là đương kim trạng nguyên, có tài năng ứng đối thao thao trác tuyệt, e rằng cũng không có bản lĩnh đưa tên các vị thảo dược vào vế đối lại. Con ạ, hãy về nhà đi, đừng phí công vô ích nữa!”.

Lúc này chỉ để nghe bên trong, có tiếng nói thỏ thẻ làm nũng của cô con gái vọng ra: “Thưa cha, mà chàng chăn trâu đã qua được bốn vòng thi đâu phải là một chuyện dễ dàng, một tài năng trên đời này hiếm thấy. Chỉ có điều là vế ra đối này thực quá khó, mà lại chỉ để cho anh ta nghĩ có nửa ngày. Phải làm sao để cho dù anh ta có thua đi chăng nữa, anh ta cũng phải tâm phục, khẩu phục, không có lời oán giận!”.

Lời nói vừa dứt, vọng ra tiếng cười ha ha của ông chủ Phùng: “Ta theo lời của con gái, không nói thời gian suy nghĩ nửa ngày, mà là gia hạn cho anh ta sáu tháng, e rằng cũng chưa chắc đã đối được!” Mọi người nghe xong, gật đầu lia lịa. Ông chủ Phùng đắc ý vênh vênh váo váo: “Sáu tháng mà không đối được, ta sẽ gia hạn cho ba năm!”.

Lúc này Chàng chăn trâu rất cay cú, không thể bỏ đi ngay được, nhưng sức trẻ dẫu sao cũng đang tràn đầy nhựa sống. Cuối cùng anh ta cũng trả lời chắc như đinh đóng cột: “Thưa ông chủ Phùng, tôi không muốn ông ân sủng gia hạn sáu tháng, cũng không cần ba năm, chỉ cần gia hạn cho tôi ba ngày là đủ! “.

Ông chủ Phùng cười: “Cậu bé thật tốt, đầy chí khí, chờ sau ba ngày nữa sẽ xem kết quả cuối cùng nhé!”.

Ai cũng biết rằng chàng chăn trâu không hề là một người bình thường. Anh ta từ nhỏ đã chăn trâu trong núi. Một lần tình cờ gặp được một ẩn sĩ tài cao học rộng, vì thế cho nên anh ta bái nhận làm thầy. Vị ẩn sĩ dạy anh ta không chỉ quen với rất nhiều loại thảo dược, mà còn dạy anh ta hiểu biết kiến thức sâu rộng về thơ ca và văn học. Vì thế cho nên anh ta mới có tài năng vượt qua 4 vòng thi trong “Đấu trường thi câu đối” ở trên. Sau thất bại ở vòng thi thứ năm này, suốt đêm anh ta vào núi, tìm thầy để được giúp đỡ.

Ai mà biết được, sau khi sư phụ xem vế ra đối trường liên này, về nhà đã lục lọi các sách y dược, cũng chỉ có tên sáu vị thuốc nổi danh trong vế ra đối. Cả hai thầy trò đang lo lắng vô cùng, đột nhiên có một người tiều phu mang đến một phong thư. Cả hai thày trò liền mở ngay ra xem. Họ ngạc nhiên khi thấy những dòng thư có nét chữ con gái, mềm mại, uyển chuyển hiện rõ trên trên tờ giấy: “Ức tự Kim Lư tương hội, chỉ vọng ân trạch trường lưu, thùy liệu quân cánh thông thông biệt khứ, lân nô ảnh chỉ khâm hàn, hồng lệ khô khánh. Kim lão phụ như tử long niên cao lão mại, tưởng quân mật nguyện ứng thù hĩ. Vọng cửu cử qui nhất, vinh hoàn từ lý, nhất gia lão thiếu tiếu khai nhan. Tố thư đệ đáo, tức vi tài đáp. Nỗ lực tự phạm, trân trọng gia y! Hồng nương tử vu đoan dương hậu thập nhất” (Nhớ từ khi gặp nhau ở Kim Lư, chỉ hy vọng ân trạch còn dài, ai đoán được chàng vội vàng xa cách, xót thương hình bóng thiếp chăn đơn gối chiếc, nước mắt đỏ cạn khô. Nay cha như Tử Long đã tuổi cao già yếu, muốn chàng tình nguyện đáp đền. Hy vọng rồi cuối cùng, vinh hiển trở về quê hương, một nhà già trẻ vui vẻ nói cười. Tờ giấy trắng này chuyển tới, liền có hồi âm. Nỗ lực tự gương mẫu, quý trọng gia y! Hồng nương tử, mười ngày sau Tết Đoan ngọ”.

Sau khi đọc xong, sư phụ vụt đứng dậy kêu lên: “Một cô gái hiếm có, cô gái hiếm có! Đây là một trang câu đố y dược!” Sau đó, liền chỉ ra câu gợi ý, lời chúc phúc ở hai câu cuối cùng, đó là phòng kỷ, phòng phong, nhật kỳ là bán hạ” Chàng chăn trâu nghe xong thấy khoan khoái, tỉnh táo, sáng suốt, vô cùng biết ơn Hồng nương tử đã bí mật giúp đỡ. Cả hai thày trò chuẩn bị cẩn thận, và cuối cùng có một một câu ứng đối trường liên gồm bốn mươi ba chữ, trong đó có tên những loại thảo dược.

Vào ngày thứ ba, chàng chăn trâu theo hẹn xuất hiện trước mặt “Hồi Xuân đường” , trước mặt các nhân chứng, đọc vế đối lại vế ra đối trường liên vòng thi thứ năm:

“Bạch đầu ông thủ trì đại kích tử, cước khoa hải mã, dư thảo khấu cam toại chiến bách hợp, hoàn phúc hồi hương, thượng kim loan điện phục lệnh, bái thường sơn hầu, phong xa tiền tướng quân lập tứ hợp hoan.”

(Bạch đầu ông tay cầm kích lớn, chân cưỡi ngựa biển, đánh với giặc cỏ một trăm hiệp, trở về quê hương, trên điện kim loan phục lệnh, lạy thường sơn hầu, phong xa tiền tướng quân, ban thưởng cho sum họp).

Cả đấu trường im lặng như tờ, mọi người chăm chú lắng nghe cho đến khi những chữ cuối cùng vừa dứt, đột nhiên tiễng vỗ tay vang lên như sấm, làm cho những con chim sẻ dưới mái hiên giật mình bay táo tác..

Ông chủ Phùng ngay lập tức dắt con gái tươi cười ra khỏi phòng, hướng về phía mọi người chắp tay vái, sang sảng cười nói: “Chàng chăn trâu đã vượt qua 5 vòng thi, con rể quý của ta, ngoài anh ta ra không còn ai khác!”.

Ngay sau đó, a hoàn của Hồng nương tử cười khúc khích ngâm một vế ra đối: “Bạch đầu ông khiên ngưu canh thục địa” (Ông đầu bạc dắt trâu cày ruộng).

Chàng chăn trâu tươi cười sung sướng đối đáp lại: “Hồng nương tử tương tư phối tân lang” ( Hồng nương tử tương tư lấy chồng).

Mọi người đều cười ầm lên, đồng thanh chúc mừng đôi trai gái tài hoa. Kể từ đó, chuyện câu đối về những cây thuốc của Hồng nương tử và Chàng chăn trâu được lan truyền rộng rãi.


Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn.


Anh học trò may mắn[sửa]

Ngày xưa, có một anh học trò vào kinh ứng thí, đường thì xa, lại không có nhiều tiền mang theo làm lộ phí, nên trên đường đi, anh ta cứ ăn một bữa, đành nhịn đói một bữa. Một ngày kia, anh ta đang đi khi dạ dày réo sôi sùng sục. Đúng lúc ấy có một người phụ nữ mang cơm cho chồng đang cày ngoài đồng. Anh học trò nhìn thấy bữa ăn ngon, thèm nhỏ rãi, nhưng sợ mất mặt, không dám đến gần, chỉ dám ra bộ người có học nhẹ nhàng hỏi bác nông dân:“Xin hỏi bác rằng, phía trước có ngôi làng nào không ạ?” Bác nông dân thấy dáng dấp của anh học trò có vẻ nho nhã, mới hỏi rằng anh ta có muốn ăn cơm không? Anh học trò nói: “Tiểu sinh là học trò đang vào kinh, tìm mãi không thấy thôn làng, không thấy có hàng quán nào, nên chưa có gì lót dạ. ” Người nông dân nghe xong liền nói: “Tôi đoán anh là một tú tài, tôi đưa ra một vế dưới của một câu đối, mời anh đọc vế trên xem sao. Nếu anh ra đối hay thì phần cơm của tôi sẽ mời anh dùng bữa!” Anh học trò nghĩ rằng: “Bác nông dân này chắc học hành chẳng có bao nhiêu mà cũng dám chơi đối cùng với tú tài. Bây giờ mình đang đói bụng đây, bữa ăn này chắc hẳn dành cho mình ăn đây, liền nói: “Xin bác cứ đọc đi!” Bác nông dân ung dung bưng bát cơm lên, thong thả đọc:

““谷黄米白饭如霜. ” - “Cốc hoàng mễ bạch phạn như sương” (Thóc vàng, gạo trắng, cơm như sương).

Anh học trò nghe xong, vò đầu bứt tai suy nghĩ mãi mà không nghĩ ra được vế trên, đành ôm bụng đói lủi thủi lên đường. Anh học trò đi mãi, đến một ngã ba đường, không biết đường về kinh thành ở phía nào. Thấy có một thằng bé mục đồng lùa đàn dê đi tới, anh học trò liền hỏi: “Anh bạn nhỏ ơi, đường về kinh thành thì rẽ lối nào ấy nhỉ?” Cậu bé chăn dê nghe anh học trò nói muốn về kinh thi cử, biết đây là người có học, muốn ra một câu đối mời anh ta đối lại, liền nói: “Tôi có một vế dưới của câu đối, trước tiên xin mời anh hãy đọc vế trên, nếu ra đối được, tôi sẽ chỉ đường cho anh, nếu không ra đối được, khuyên anh nên quay về nhà là hơn!”. Anh học trò nghĩ bụng: “Thằng bé mục đồng này ra đối chắc cũng chẳng có gì khó đâu”, liền bảo cậu bé đọc vế dưới đi. Cậu bé chăn dê liền đọc:

““山羊上山,山碰山羊角,羊踏山”. “Sơn dương thượng sơn, sơn phanh sơn dương giác, dương đạp sơn” ( Dê núi trèo lên núi, núi chạm sừng dê núi, dê giẫm núi).

Anh học trò nghe xong, mãi không thể đối được, xấu hổ đỏ cả mặt. Cậu bé chăn dê cười hì hì, xua đàn dê bỏ đi. Anh học trò thấy phải thử vận may đi liều xem sao, nên cứ theo đường cái mà đi. Đi được vài dặm, nhìn thấy bên sông có một ông già đang ngồi câu cá, liền đến cung kính chào và nói: “Xin hỏi cụ, cháu muốn đến kinh thành thì phải đi lối nào ạ?” Cụ già vẫn mải mê câu cá không ngẩng đầu lên, nói: “ Quý khách lên kinh để làm gì đấy?”. Anh học trò thưa: “Tiểu sinh muốn về kinh ứng thí”. Ông già câu cá nói: “Đã lên kinh thành ứng thí, việc này tốt quá, lão xin đọc cho anh một vế dưới của một câu đối, nếu anh mà đọc được vế trên, đêm nay mời anh nghỉ lại nhà lão một đêm, ngày mai lão sẽ tiễn anh lên đường. ” Anh học trò nói: “Thưa cụ, được ạ!” Ông già câu cá liền đọc:

““一鱼一尺,量量九寸十分” - “ Nhất ngư nhất xích, lượng lượng cửu thốn thập phân”. (Một con cá dài một tấc, bao nhiêu con cá đo được chín thước mười phân).

Anh học trò mất nửa ngày trời vẫn chưa đối được. Ông già câu cá nhìn dáng dấp anh ta như vậy, liền thu dọn cần câu rồi bỏ đi. Anh học trò lại đi tiếp, trên con đường qua một khu vườn, đất đai phì nhiêu, cây cối tươi tốt, có những đàn cò trắng đang đậu. Thấy một cô thôn nữ xinh đẹp đang hái dâu bên đường, chàng lại đi tới, với dáng nho nhã học trò, chàng lại gần hỏi: - “Thưa cô nương, đường về kinh thành còn xa không?” Cô gái giật mình, lay động cả những cây dâu. Những hạt sương trên lá dâu rụng xuống, cô ta liền nói: “ Chàng về kinh còn xa lắm. Chàng đọc được vế trên của câu đối này em sẽ chỉ đường cho!”. Anh học trò đành phải đồng ý. Cô gái đọc:

““路边宿鹭,露落鹭惊,路难惊” - “Lộ biên túc lộ, lộ lạc lộ kinh, lộ nan kinh” (Bên đường có con cò đậu, hạt sương rơi làm cò kinh, đường không kinh).

Vế dưới của câu đối này cô gái cố ý ra vế khó để thử thách anh học trò. Trong câu có dùng ba chữ lộ, nhưng mỗi chữ viết một cách khác nhau với ba nghĩa khác nhau, một chữ lộ là đường, một chữ lộ là hạt sương, một chữ lộ là con cò. Chàng trai nghĩ mãi không ra, xấu hổ đỏ cả mặt, không dám chào cô gái mà lủi thủi bỏ đi..

Anh tú tài gặp bao nhiêu gian khổ, qua bao ngày tháng mới đến được kinh thành, cuộc thi đã kết thúc từ lâu rồi. Trong túi thì không có tiền, anh ta đi lang thang trên phố và thấy những người khách đi vào một nhà hàng. Anh tú bụng đói meo, rất muốn ăn, nên chân tự nhiên cứ bước vào nhà hàng, thấy những người khách ấy đang ngồi bên bàn đang uống rượu,, nói chuyện về đối phú. Một vị trong bàn tiệc nói: “Thưa các vị, tôi có một vế đối, xin mời các vị đối lại:

““日光、月光,天下恒光千岁。” - “Nhật quang, nguyệt quang, thiên hạ hằng quang thiên tuế. ” (Trời sáng, trăng sáng, thiên hạ sáng ngàn năm).

Những vị khách nhíu mày trầm tư suy nghĩ tìm về đối, một lúc lâu chưa ai đọc ra về đối lại. Lúc ấy, may làm sao, anh tú tài đột nhiên có về đối lại, liền nói: “Thưa các vị, tôi xin đọc vế đối lại có được không ạ?” Mấy người quay lại: “Ồ, hay quá, anh cứ đọc đi!” Anh tú tài cao giọng đọc:

““君乐、巨乐,国家永乐万年。” - “Quân lạc, thần lạc, quốc gia vĩnh lạc vạn niên. ” (Vua vui, quan vui, nước nhà vui mãi ngàn năm. )

Mấy người khách nghe xong, rất lấy làm hài lòng, liền hỏi anh tú tài ở đâu đến. Anh tú tài thưa “Dạ thưa, tôi từ nơi xa đến kinh thành, tiền đi đường đã tiêu hết, không còn một xu dính túi, bụng đói chưa được ăn uống gì.” Mấy người khách tức thì gọi thêm mấy món ăn, mời anh tú tài cùng ăn, vừa ăn vừa nói chuyện. Một vị khách trong bàn tiệc lại đọc một vế ra đối:

““火红炭黑灰似雪” - “ Hỏa hồng, thán hắc, khôi tự tuyết” ( Lửa đỏ, than đen, tàn như tuyết).

Anh tú tài đang bưng bát cơm lên ăn, nghe vế ra đối của vị khách, nhớ lại vế đối của bác nông dân trên đường đi, liền đọc ngay về đối lại:

“ “谷黄米白饭如霜。” - “Cốc hoàng, mễ bạch, phạn như sương” (Thóc vàng, gạo trắng, cơm như sương. )

Mấy vị khách nghe xong liền khen lấy khen để: “Hay quá! Hay quá! Vế đối rất chỉnh!” Anh tú tài đang đói bụng, được ngồi trong bữa tiệc, toàn những món ăn ngon, nên anh ta ăn uống no nê, tinh thần sảng khoái lên rất nhiều. Ăn xong, anh theo các vị khách đến bên một cái đầm nhỏ. Các vị khách thấy trên đầm có một con trâu nước bằng đá, đầu nhô lên khỏi mặt nước, liền đọc một vế ra đối:

““水牛落水,水没水牛头,牛渴水.”. “Thủy ngưu lạc thủy, thủy một thủy ngưu đầu, ngưu khát thủy” (Trâu ngâm mình dưới nước, nước ngập cả đầu trâu, trâu uống nước)

Anh tú tài liền nhớ ngay đến vế đối của cậu bé chăn dê, liền đọc ngay:

““山羊上山,山碰山羊角,羊踏山”. “Sơn dương thượng sơn, sơn phanh sơn dương giác, dương đạp sơn” ( Dê núi trèo lên núi, núi chạm sừng dê núi, dê giẫm núi).

Mấy vị khách thấy anh tú tài đối rất giỏi, bèn tặng anh tú tài một ít tiền, mời anh ta ở lại kinh thành, hẹn ngày hôm sau lại gặp nhau.

Thời đó, cứ ba năm lại mở một đại khoa thi. Ba năm ấy triều đình không tuyển được một nhân tài xuất chúng nào. Nhà vua rất buồn rầu, liền cải trang vi hành trong dân gian. Duyên cớ làm sao, trong ba lần anh học trò đọc các vế đối cùng đám khách nọ thì nhà vua đều có mặt. Nhà vua thấy ba câu đối đều rất hay, rất chuẩn xác nên rất vui mừng. Sau khi hồi cung, liền sai quan chủ khảo sát hạch lại anh học trò. Quan chủ khảo được lệnh mời anh học trò đến cung điện nhà vua. Khi anh học trò tới, ông ta thấy trên hồ bên ngoài có mười con vịt đang bơi lội, liền xuất một vế đối:

““十鸭两排,数数三双四只. ” - “Thập áp lưỡng bài, số số tam song tứ chỉ”. (Mười con vịt bơi hai hàng, đếm thấy ba cặp bốn con”

Anh học trò nhớ ngay đến vế dưới của ông già câu cá, liền đọc ngay:

““一鱼一尺,量量九寸十分. ” - “ Nhất ngư nhất xích, lượng lượng cửu thốn thập phân”(Một con cá dài một thước, đo được chín tấc mười phân).

Quan chủ khảo lại ra thêm vế đối khác:

““峰上栽枫,风吹枫动,峰不动” -“Phong thượng tài phong, phong xuy phong động, phong bất động” ( Trên đỉnh (núi) có trồng cây phong, gió thổi cây phong lay động, đỉnh núi không động). Câu này quan chủ khảo cố ý ra vế khó để thử thách. Trong câu này, có dùng ba chữ phong, nhưng mỗi chữ viết một cách khác nhau với ba nghĩa khác nhau, một chữ phong là đỉnh, một chữ phong là gió một chữ phong là cây phong,.

Anh học trò sực nhớ tới vế dưới của cô thôn nữ bên đường, liền đọc ngay:

““路边宿鹭,露落鹭惊,路难惊” - “Lộ biên túc lộ, lộ lạc lộ kinh, lộ nan kinh” (Bên đường có con cò đậu, hạt sương rơi làm cò kinh, đường không kinh).

Quan chủ khảo vui mừng khôn xiết và ngay lập tức tấu lên hoàng đế. Hoàng đế liền bổ nhiệm anh học trò làm trạng nguyên khoa thi ấy.

Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn.

. . .

Câu đối hay cứu người[sửa]

Chu Ngư Hoàng đời Nhà Thanh, người Thanh Nham, Quý Châu, rất uyên bác, là thiên tài được mọi người công nhận. Một năm, vào mùa xuân ấm áp trăm hoa đua nở, Chu Ngư Hoàng đến chùa Thập Phật chơi, đêm sống trong chùa. Vừa mới chợp mắt, ông ta đột nhiên nghe thấy ở phòng bên cạnh vọng đến những tiếng nói thều thào, lắng nghe thì thấy là tiếng một ai đó nhiều lần đọc một câu, nghe ra thì là một vế xuất đối:

““万瓦千砖百匠造成十佛寺。” - “Vạn ngõa thiên chuyên bách tượng thập phật tự” (Vạn viên ngói, nghìn viên gạch trăm thợ giỏi xây nên chùa Thập Phật)

Chu Ngư Hoàng đứng dậy và tới hỏi các nhà sư trong chùa:”Người sống bên cạnh là người nào vậy?" Nhà sư trả lời:”Có một thư sinh họ Hoàng, mấy ngày trước đi chơi vãng cảnh chùa chợt xuất ra vế đối này, nhưng nghĩ mãi không ra vế đối, Qua mấy ngày mất ăn mất ngủ,trầm tư suy nghĩ, hiện đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng !” Chu Ngư Hoàng hỏi:”Liệu có ai để giúp anh ta đối không?" Nhà sư trả lời:”Vế xuất đối có 4 số từ: vạn, ngàn, trăm và chục, theo thứ tự tự nhỏ dần đi 10 lần, có rất nhiều người đã cố gắng đối, nhưng không có ai đối được.” Sau khi về nhà, Chu Ngư Hoàng suy nghĩ rất lâu nhưng cũng không đối được. Ngày hôm sau, Chu Ngư Hoàng xuống thuyền rời khỏi ngôi chùa mà trong lòng tiếc nuối. Trên đường đi, ông ta qua một cây cầu có khắc 3 chữ:”Bát tiên kiều” (cầu Bát tiên), đột nhiên ông ta nói với người chèo thuyền quay lại chùa”Thập Phật)”. Mặc dù thư sinh họ Hoàng đã mấy ngày nằm liệt giường, hơi thở yếu ớt, miệng vẫn lảm nhảm nói về các cụm từ trong vế xuất đối:”Vạn ngói – nghìn gạch – trăm thợ - chùa mười phật”. Chu Ngư Hoàng đứng ngoài của chùa nói vọng vào:

““一船二浆四人摇过八仙桥。”. “Nhất thuyền, nhị tương, tứ nhân, dao quá Bát tiên kiều” (Một thuyền, hai chèo, bốn người chui qua cầu Bát tiên)

“一船二浆四人摇过八仙桥。” Thư sinh họ Hoàng nghe thấy bỗng tỉnh lại, ngồi bật dậy, nói to: Tuyệt vời! Vế đối này cũng có 4 số từ theo thứ tự tăng dần lên 2 lần! Một hai, bốn, tám…Thật tuyệt vời!” Thư sinh họ Hoàng tự nhiên khỏi bệnh . . .

Phật Ấn đùa Tô Tiểu muội[sửa]

Tô Đông Pha là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời nhà Tống ở Trung Quốc. Ông và Phật Ấn thường hay bàn về chuyện Phật giáo. Một hôm, Phật Ấn đang thao thao bất tuyệt thế nào là Phật lực vô biên, phật pháp vô biên…. Tô Tiểu muội là em gái của Tô Đông Pha đang ngồi trong rèm nghe thấy, nuốn trêu ông ta, liền viết một vế đối chiết tự rồi gọi cô hầu mang ra đưa cho Tô Đông Pha. Tô Đông pha liếc xem khen” Có ý tưởng hay, có ý tưởng hay!” và đọc cho Phật Ấn nghe.

人曾是僧,人弗能成佛。

“Nhân tằng thị tăng, nhân phất năng thành Phật”.

(Người từng là tăng, người biết tu mình sẽ thành Phật”.

Ở đây có sử dụng chiết tự và hợp tự. Chũ nhân 人bên chữ tằng 曾hợp thành chữ tăng 僧, chữ nhân 人 bên chữ phất 弗thành chữ Phật 佛.

Phật Ấn nghe xong thấy cô này trêu mình, không thể nào chịu thua, qua một hồi suy nghĩ, cuối cùng cũng viết một vế đối lại. Viết xong, ông đưa cho Tô Đông Pha. Tô Đông Pha xem xong liền đưa cho cô hầu mang vào cho Tô Tiểu muội. Tô Tiểu muội đọc thì thấy vế đối lại là:

女卑为婢,女又可称奴。

“Nữ ti vị tì, nữ hựu khả xứng nô.”

( Nữ hèn làm hầu, nữ lại là nô tì)

Ở đây có sử dụng chiết tự và hợp tự. Chũ nữ 女 bên chữ ti 卑hợp thành chữ tỳ 婢, chữ nữ 女 bên chữ hựu 又 thành chữ nô 奴. Có một hôm, Tô Tiểu muội và Tô Đông Pha đang say sưa nói chuyện về thơ và câu đối, không ngờ, Phật Ấn đi đến, cô ta vội vã vào ẩn trong rèm. Phật Ấn thấy như vậy, ứng khẩu đọc một vế đối:

碧纱帐里坐佳人,纱笼芍药。

“Bích sa trướng lý tọa giai nhân, sa lung thược dược”.

( Trong rèm vải xanh người đẹp ngồi, vải che thược dược).(ý nói vải che người đep).

Tiểu muội nghĩ: Nhà sư này thực là phiền nhiễu, anh em người ta đang nói chuyện vui vẻ, bị ông tách ra, ông lại còn ngâm thơ trêu tôi. Được, đã thế tôi phải đối lại để mắng ông một câu cho bõ tức!”. Cô ta liền đọc:

清水池边洗和尚,水浸葫芦。

“Thanh thủy trì biên tẩy hòa thượng, thủy tẩm hồ lô”

(Bên ao nước trong hòa thượng tắm, nước ngâm hồ lô).

"Nước ngâm cả hồ lô!" Tô Đông Pha vỗ tay khen thật tuyệt vời. Phật Ấn chỉ biết xoa đầu cười gượng. . . .

Bổ dưa ứng đối[sửa]

Một chàng học trò, vào ngày Tết, trời xuân lành lạnh nên anh ta ngồi một mình ở phòng đọc sách. Ngoài trời mưa phùn lây rây. Anh ta thấy mưa lạnh đọng thành giọt bên cửa sổ, liền tức cảnh sinh tình, ngâm một vế đối xuân:

““冻雨洒窗,东两点西三点。” - “Đống vũ sái song, đông lưỡng điểm tây tam điểm;”. (Làm lạnh mưa, rắc cửa sổ, đông hai giọt, tây ba giọt;)

Vế này thật tuyệt vời, chữ “đống” là làm lạnh, chiết tự thành chữ “đông” và hai chấm, chữ “sái” là rắc, chiết tự tự thành chữ “đông” và ba chấm. Tuy nhiên, anh ta trầm ngâm một thời gian khá lâu, mà không nghĩ ra được vế đối lại. Suốt mấy ngày không tìm được vế đối phù hợp.. Ông ta đành phải cầu cứu đến ông thày của mình. Lúc đó đã cuối những ngày nghỉ Tết, mọi nhà đã hóa vàng , hạ các lễ vật trên bàn thơ xuống để hưởng lộc. Thấy học trò đến chơi, nhờ ông giúp cho vế đối hóc này.Ông thày giáo chưa vội ứng đối, mà lấy một con dao bổ dưa hấu mời khách. Chàng học trò thấy thày giáo không nói câu nào, đành vội giục "Xin thày vui lòng cho xin vế đối đi ạ!." Ông thày mỉm cười và nói: “Đây chẳng phải là thày đã làm vế đối cho trò đây sao? Chàng học trò vội vã trả lời: “ Không ạ, em chưa thấy vế đối ở chỗ nào ạ?”. Ông thày liền chỉ vào quả dưa hấu vừa bổ và nói:

““切瓜分客,横七刀竖八刀。” - “Thiết qua phân khách, hoành thất đao, thụ bát đao”. (Bổ dưa mang ra mời khách, ngang bảy nhát, đứng tám nhát”

Sau đó, chàng học trò mới hiểu ra rằng: chữ "thiết" là bổ, theo chiều đứng có thể chiết tự thành chữ “thất” và chữ “đao”, chữ “phân” là chia, chiết tự theo chiều đứng sẽ thành hai chữ “ bát” và chữ “đao”. Thật tuyệt diệu là vế này môt tả đúng chuyện thực là đang bổ dưa mời khách. Kể từ đó, chàng học trò càng muôn phần nể phục ông thày của mình hơn. .


.

Các quan đều chịu quản, cần chi quản nhiều[sửa]

Ngày xưa, ở một địa phương có một viên quan chủ sự họ Nhậm, ông ta thường thích chế giễu đúng sai về công việc hành chính, chỉ trích những yếu kém, nên không thể nào tránh khỏi xúc phạm tới một số quan chức và những kẻ giàu sang có quyền thế ở địa phương. Một ngày nọ, nhà vua sai một quan ngự sử (quan chuyên kiểm tra giám sát thời xưa) họ Quản đi kiểm tra ở các nơi, trong đó có địa phương trên. Ở đây, các vị quan chức và kẻ giàu sang có quyền thế đang đợi thời cơ để công kích ác ý quan chủ sự họ Nhậm. Họ nói không đúng một tí nào nhưng quan ngự sử họ Quản chỉ nghe lời của một phía, không chịu xem xét kỹ, nghiêm mặt trách mắng quan chủ sự họ Nhậm: “Tôi nghe nói Ngài hay lên mặt dạy đời, điều này là không hay. Bây giờ tôi có một vế đối, mời Ngài đối thử xem sao!”. Nói xong, quan ngự sử họ Quản đọc vế ra đối:

:““说人之说,被说人之人说,人人之说,不如不说
““Thuyết nhân chi thuyết, bị thuyết nhân chi nhân thuyết, nhân nhân chi thuyết, bất như bất thuyết”

(Người hay nói nói, bị người khác nói, mọi người đều nói, thà rằng không nói.)

Quan chủ sự họ Nhậm gay gắt không khoan nhượng đối lại:

““Quản quan chi quản, thụ quản quan chi quan quản, quan quan thụ quản, hà tất đa quản”

(Quan họ Quản quản, chịu quan khác quản, mọi quan chịu quản, cần chi quản nhiều.)

Quan ngự sử họ Quản nghe xong, tím mặt không nói câu nào lủi tủi chuồn mất.




““Đại tá Nhà văn Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn。”

Tham khảo thêm một số giai thoại đối đáp hay của người Trung Quốc[sửa]

Câu đối Tết của Thánh Thư Vương Hi Chi (303 - 361)[sửa]

Vương Hi Chi tự Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, vốn là người Lang Nha, sau di cư tới Sơn Âm. Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp. Vương Hi Chi được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh, ông mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Tương truyền có một năm, chiều ba mươi tết, ông cho treo đôi câu đối chữ rất đẹp:

Xuân phong xuân vũ xuân sắc (Năm mới, cảnh mới, nhà mới)
Tân niên tân cảnh tân gia (Gió xuân, mưa xuân, sắc xuân)
Sau khi đôi câu đối được dán lên hai bên cổng, kẻ qua người lại đều tỏ ra thích thú về cái ý mùa Xuân và năm mới. Thế rồi đến sáng hôm sau, đôi câu đối đã bị bóc trộm mất. Vương Hy Chi vừa tức cười kẻ nào đó, vừa bực mình vì phải mất công viết lại. Ông bèn viết hẳn một đôi câu đối có nội dung khác. Vế một là "Phúc vô song chí" (Phúc không đến hai lần), vế hai là "Họa bất đơn hành" (Họa chằng đi một mình). Đọc rồi mọi người đều cau trán bỏ đi, vì câu này rất tầm thường chẳng có gì lạ. Nhưng đến hôm sau, phần gỗ đào ở phía dưới mới được Vương Hy Chi viết tiếp, toàn văn như sau:
愊無重至今朝至 Phúc vô trùng chí, kim triêu chí (Phúc không đến cặp, sớm nay đến)
禍不單成沙日行 Họa bất đơn hành, tạc dạ hành (Họa chẳng đi xuống, tối trước đi)
Có thuyết khác lại nói giai thoại này là của Tô Đông Pha (1036-1101) đời Bắc Tống.

Giai thoại Tô Đông Pha chữa nghĩa câu đối của Vương An Thạch (1021 - 1086):[sửa]

Vương An Thạch, tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu – Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây). Thuở nhỏ Vương An Thạch học rất giỏi, năm 20 tuổi chàng lên kinh đô cách quê chừng 200 dặm để dự thi. Dọc đường Vương An Thạch đi qua một vùng trù phú. Nhà Mã Viên ngoại của vùng đang kén chồng cho con gái rất xinh đẹp. Viên ngoại là người có học nên muốn chọn rể giàu chữ làm hiền sĩ chứ không phải lắm của nhiều tiền. Khi Vương An Thạch qua đó cũng là lúc Viên ngoại đang mở tiệc mừng thọ. Trong nhà treo đèn kết hoa rực rỡ, khách khứa ra vào đông như hội. Bên ngoài cổng có treo một lồng đèn lớn, kẻ qua người lại xúm nhau xem xét, bàn tán. Vương An Thạch thấy lạ, ghé vào nhìn thì thấy trên đèn kéo quân dán một vế đối:
Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).

Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, nhưng vẫn nói cứng: “Câu này dễ đối thôi”, rồi bỏ đi. Người nhà của Mã Viên ngoại nghe được, chưa kịp vào trình với Viên ngoại thì Vương An Thạch đã lên đường lên kinh đô.

Tại trường thi, Vương An Thạch làm bài thi xong, đem nộp quyển trước tiên. Quan chủ khảo lật ra xem, tấm tắc khen tài, vấn đáp ông trả lời trôi chảy đã có ý lấy ông đỗ đầu. Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm. Thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn, trên có thêu một con hổ, Vua ra cho ông một vế đối:

Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân (Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình).

Vương An Thạch chợt nhớ tới vế đối trên đèn kéo quân trước nhà Mã Viên ngoại và thấy âm, ý rất hay và rất chỉnh khi đối với câu nay liền ứng khẩu đọc luôn: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ".

Vua và chủ khảo thấy Vương có tài ứng đối mau lẹ, vế đối rất chỉnh, có ý nghĩa xuất sắc nên đã chấm Vương An Thạch đậu thủ khoa kỳ thi đó. Trong khi chờ đăng tên lên bảng vàng, Vương An Thạch trở về quê nhà. Khi đi ngang qua Mã gia trang, người nhà của Mã Viên ngoại nhận ra Vương là người đã từng nói vế ra dán trên đèn kéo quân dễ đối, nên mời Vương vào nhà trình với Mã Viên ngoại. Mã Viên ngoại yêu cầu Vương An Thạch đọc vế đối, Vương liền lấy câu của Vua ra đọc lên thành: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ" và "Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân".

Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, thấy vế đối rất chỉnh, rất khéo lại ẩn ý khoe tương lai nên nói với Vương An Thạch rằng: "Vế đối dán trên đèn kéo quân là của con gái lão, nó kén chồng nên thách đối như thế, nếu ai đối được nó mới đồng ý lấy làm chồng. Để lão gọi con gái lão ra cho hai đàng giáp mặt". Sau đó đám cưới được tổ chức linh đình tại Mã gia trang.

Vương An Thạch cưới được vợ tài giỏi và giàu có, ở luôn tại nhà Mã Viên ngoại. Ngay liền trong ngày đó, triều đình đăng bảng, Vương An Thạch đậu Trạng nguyên, được triều đình gọi lên kinh đô nhậm chức. Thế là chàng họ Vương nhờ may mắn mà đạt được một lượt hai điều vui mừng: cưới được vợ tài giỏi giàu có và đậu Trạng nguyên. Vương An Thách bèn hứng chí ngâm nga:

"Vận may đối đáp thành song hỷ
Cờ hổ đèn quân kết vợ chồng".
Sau đó lấy giấy viết hai chữ Hỷ rất to trình lên nhạc gia và gửi về gia đình mỗi nhà một bản. Thông báo lại hai việc cực kỳ may mắn, tốt lành là đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ). Với việc viết hai chữ Hỷ liền nhau đọc là “Song hỷ”, vị Trạng nguyên tài danh này đã sáng tạo ra một chữ mới, chữ Song Hỷ. Như vậy, nguồn gốc của chữ Song Hỷ là do điển tích vừa cưới được vợ đẹp giỏi, vừa thi đậu Trạng nguyên. Nhiều người nói rằng, Song Hỷ còn có nghĩa hai việc vui mừng song song với nhau, nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho con gái.
Tô Thức, tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Giữa Vương An Thạch và Tô Đông Pha có một giai thoại lý thú. Có lần, Tô Đông Pha đến nhà Vương An Thạch thì ông này đi vắng, thấy có hai câu ghi tại án thư như sau:
明月山頭叫 Minh nguyệt sơn đầu khiếu
黃犬臥花心 Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Tô Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được? Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu (照) , sửa chữ tâm thành chữ âm (陰), thành ra:
明月山頭照 Minh nguyệt sơn đầu chiếu (Trăng sáng soi đầu núi)
黃犬臥花陰 Hoàng khuyển ngọa hoa âm (Chó vàng nằm dưới hoa)
Sửa xong, họ Tô cảm thấy thật đắc ý vì chỉ sửa có hai chữ (khiếu thành chiếu và tâm thành âm) mà lại làm cho hai câu thơ rõ hẳn ý nghĩa và vẫn giữ được nguyên vận của bài thơ. Theo họ Tô thì mặt trăng sáng (minh nguyệt) đi với động từ chiếu mới đắc ý vì trăng sáng thì chiếu chứ không bao giờ khiếu được, còn hoàng khuyển tức là con chó vàng thì phải nằm dưới bóng của bông hoa (hoa âm) mới có lý chứ không thể nào con chó lại nằm trong lòng bông hoa (hoa tâm) được. Chữ âm trong nghĩa của hoa âm là chỗ không có ánh nắng mặt trời. Đang mải mê với sáng kiến của mình, họ Tô rất hứng khởi khi thấy quan Tể Tướng bước vào sảnh đường. Sau khi chào hỏi và phân ngôi chủ khách, Tô Đông Pha có ngỏ ý với quan Tể Tướng Vương An Thạch về việc sửa hai câu thơ nói ở trên. Quan Tể Tướng cười và gật gù tỏ ra ưng ý. Sau đó ngài không nói thêm gì về hai câu thơ này cả mà chỉ cùng Tô Đông Pha đàm luận về quốc sự. Khoảng nửa tháng sau khi gặp Tể Tướng Vương An Thạch, Tô Đông Pha nhận được lệnh đi trấn thủ ở miền Nam, nhân vào tuần trăng sáng, ông bèn đi ngắm cảnh dưới trăng và thấy có nhiều điều lạ. Đêm nào cũng vậy, cứ đến khi trăng tỏa ánh sáng khắp núi rừng, ông đều nghe thấy những tiếng chim hót thật du dương thánh thót và thơ mộng. Rất lấy làm hứng thú, ông mới cố tìm hiểu xem đây là giống chim gì mà hót hay như vậy. Sau khi hỏi thăm dân chúng trong vùng, Tô Đông Pha mới biết tiếng hót thánh thót ấy là của giống chim tên là Minh Nguyệt. Chim Minh Nguyệt chỉ hót ở đỉnh núi vào những đêm có trăng sáng mà thôi. Tìm hiểu chỉ để thỏa mãn sự tò mò của mình chứ Tô Đông Pha cũng chẳng có ý gì khác. Hết thưởng thức tiếng chim hót, họ Tô lại đi dạo ngắm hoa dưới trăng. Thật là thú vị khi thấy trong vùng ông trấn thủ có nhiều loại hoa mà bông hoa lại rất lớn và hương thơm ngào ngạt. Sau khi ngắm kỹ mỗi bông hoa, họ Tô nhận thấy đóa hoa nào cũng có một con sâu to nằm trong lòng hoa. Ông lấy làm lạ mới hỏi thăm dân trong vùng về hiện tượng này. Dân làng cho ông ta biết là ở vùng này có loại sâu tên là Hoàng Khuyển sống bằng cách hút nhụy hoa. Vì thế trong mỗi bông hoa đều có con sâu Hoàng Khuyển. Nghe đến đây họ Tô mới giật mình và liên tưởng tới hai câu thơ của Vương An Thạch mà ông ta đã tự ý sửa. Thì ra ở đây: Hoàng Khuyển và Minh Nguyệt đều là tên riêng của sự vật cả...! Cái lỗi của Tô Đông Pha là ở chổ chưa tìm hiểu ý nghĩa cho thấu đáo, chưa hỏi tác giả để biết cái ẩn ý cao thâm, chưa bàn bạc để tìm ra cái ý tác giả muốn nói, thì đã tự ý sửa thơ người khác. Với những gì đã tai nghe và mắt thấy ở đây, Tô Đông Pha cảm thấy xấu hổ về sự suy luận nông nổi của mình khi tự ý sửa hai câu thơ của Tể Tướng Vương An Thạch. Liền sau đó, ông đã dâng thư về tạ tội với quan Tể Tướng. Họ Tô tự nhủ là việc ông ta bị bổ đi trấn thủ ở miền Nam này là do Tể Tướng đã cố ý dạy cho mình một bài học thực tiễn. Sau đó ít lâu, họ Tô được triệu về làm quan tại Kinh Đô. Quan Tể Tướng rất niềm nở tiếp đón Tô Đông Pha. Và từ đó Tô Đông Pha rất kính phục quan Tể Tướng cả về tài năng, đức độ, và kiến văn quảng bác của ngài. Bởi thế, ngôn ngữ luôn đi đôi với văn hóa địa phương, nếu không biết kết hợp chặt chẽ hai mặt này thì việc dạy và học ngôn ngữ sẽ trở nên khô khan và đôi khi bị sai lầm thiếu sót, đó là điều không tránh được.

Những giai thoại đối đáp của anh em họ Tô đời Bắc Tống[sửa]

  • Giai thoại đối đáp giữa 3 anh em Tô Đông Pha và hòa thượng Phật Ấn:

Phật Ấn thiền sư (1032- 1098) thuộc tông Vân Môn, pháp danh là Liễu Nguyên, người Nhiễu Châu, Phù Lương. Thuở nhỏ Phật Ấn từng ở Trúc Lâm Tự đọc “Đại Phật đỉnh Lăng Nghiêm kinh”. Năm 19 tuổi ông lên Lê Sơn, học ở Thiện Thiêm thiền sư, sau đó lại theo học thiền sư Diên Khánh Tử Dung, được khen rằng “Cốt cách như Tuyết Đậu, thực là bậc anh tài trong tương lai vậy”. Một trong những người bạn rất thân của Phật Ấn chính là Tô Đông Pha. Đại thi hào đời Tống hai người thường uống rượu ngâm thơ, lại còn hay chơi đùa trêu chọc nhau. Phật Ấn so với Tô Đông Pha thì vẫn là một người thật thà, nên thường bị Tô Đông Pha bắt nạt.

Một hôm, em gái của Tô Đông Pha trêu hòa thượng Phật Ấn bằng câu xuất chiết tự sau đây:

Nhân tằng thị tăng, nhân phất năng thành phật (Chữ nhân và chữ tằng hợp lại là chữ tăng , chữ nhân và chữ phất có thể hợp lại thành chữ Phật). Nhưng cái nghĩa của câu này, đọc lên “thấy liền”, thì lại là: Người từng là nhà sư (nhưng) người không thể thành Phật.

Rõ ràng là Tô tiểu muội muốn châm chọc bạn của anh mình. Phật Ấn bèn đối lại, tất nhiên cũng chiết tự: Nữ ti vi tì, nữ hựu khả xưng nô (Chữ nữ và chữ ti là tì chữ nữ và chữ hựu có thể gọi là nô). Nhưng, cũng đọc lên “thấy liến”, thì lại là: Con gái hèn là đày tớ, con gái cũng có thể gọi là con nụ. Hòa thượng Phật Ấn đáp lại như thế là vì “phục dịch” việc trà nước cho anh mình tiếp bạn chính là... Tô tiểu muội.

Một hôm Tô Đông Pha cùng Phật Ấn và em trai mình là Tô Triệt đi chơi núi Vu Sơn. Hòa thượng Phật Ấn ra đối:

Vu sơn đắc tự Vu sơn hảo (Không có núi nào đẹp được như núi Vu).
Điểm đặc sắc của câu xuất là nó bao hàm lối chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm: cũng là vu sơn nhưng chữ vu ở đầu câu có nghĩa là không (vu là âm chính thống của vô - không) còn chữ vu ở cuối câu thì lại là tên của một ngọn núi.
Tô Đông Pha đối lại: Hà diệp năng như hà diệp viên? (Lá nào có thể tròn như lá sen?)
Cũng là hiện tượng đồng âm ở đúng những vị trí tương ứng với câu trước: cũng là hà diệp nhưng chữ hà ở đầu câu có nghĩa là nào còn chữ hà ở cuối câu thì lại là tên một giống thảo mộc.
Nghe anh đối xong, Tô Triệt mới đọc câu của mình: Hà thủy năng như Hà thủy thanh? (Nước nào có thể trong bằng nước sông Hoàng Hà) Hà là tên tắt của Hoàng Hà)? Cũng là hà thủy nhưng chữ hà ở đầu câu có nghĩa là nào còn chữ hà ở cuối câu thì lại là tên của một con sông.
Hòa thượng Phật Ấn và Tô Đông Pha đều khen câu đối lại của Tô Triệt: đem thủy đối với sơn, đem tên sông Hoàng (hà) đối với tên núi Vu (sơn), thật đúng là “tuyệt diệu hảo liên”
  • Giai thoại đối đáp giữa Tô Tiểu Muội với Tô Đông Pha và Tần Quán:

Đời Tống bên Trung Hoa tại tỉnh Tứ Xuyên có một nhà danh nho thông kim bác cổ tên là Tô Tuần, tự là Minh Doãn, biệt hiệu là Lão Tuyền, được người đương thời tôn xưng là Lão Tô. Lão Tô có hai người con trai, con cả là Tô Thức tự là Tử Chiêm, biệt hiệu là Đông Pha, còn gọi là Đại Tô. Con thứ là Tô Triệt, tự là Tử Do, biệt hiệu là Dĩnh Tân, còn gọi là Tiểu Tô. Cô con gái út tên là Tiểu Muội thông minh tuyệt vời, giỏi nghề thi phú không kém gì hai anh. Ở nhà họ Tô mấy anh em hay làm thơ chọc ghẹo nhau. Có lần Tô Đông Pha trêu Tiểu Muội có trán vồ:

Vị xuất đình trung tam ngũ bộ
Ngạch đầu tiên đáo hoạ đường tiền

nghĩa là:

Trong sân chưa quá năm ba bước
Trán đã nhô ra đến cổng ngoài

Tiểu Muội chế nhạo Đông Pha râu rậm:

Khẩu giốc kỷ hồi vô mịch xứ
Hốt văn mao lý hữu thanh truyền

nghĩa là:

Mồm mép ở đâu sao chẳng thấy
Bỗng nghe râu vẳng tiếng truyền ra

Thấy mắt Tiểu Muội sâu, Đông Pha cười hóm hỉnh:

Kỷ hồi thức lệ thâm nan đáo
Lưu khước uông dương lưỡng đạo tuyền

nghĩa là:

Bao hồi lau lệ sâu khôn tới
Lai láng hai dòng suối chẳng vơi

Tiểu Muội ranh mãnh không kém, chê Đông Pha mặt dài:

Khứ niên nhứt điểm tương tư lệ
Chí kim lưu bất đáo tư biên

nghĩa là:

Giọt lệ tương tư năm ngoái chảy
Đến nay gò má vẫn chưa qua

Năm Tiểu Muội 16 tuổi, Lão Tô kén chồng cho con gái. Bấy giờ có người là Tần Quán tự là Thiếu Du, người đất Dương Châu. Dò biết ngày Tiểu Muội sẽ đến miếu Đông Nhạc dâng hương, chàng hoá trang thành tăng sĩ. Tần Quán đến miếu Đông Nhạc được một lúc thì kiệu hoa Tiểu Muội cũng đến. Để thử tài cô gái họ Tô, Tần Quán đợi nàng dâng hương xong liền mở lời:

Tiểu thư hữu phúc hữu thọ, nguyện phát từ bi! (Tiểu thư có phúc, có thọ, xin hãy mở lượng từ bi)
Tiểu Muội đáp: Đạo nhân hà đức hà năng, cảm cầu bố thí? (Đạo nhân nào đức, nào tài, mà dám mong ơn bố thí?)

Đạo nhân vẫn cố nài nỉ:

Nguyện tiểu thư thân như dược thụ, bách bệnh bất sinh. (Nguyện cho tiểu thư mình như cây thuốc, trăm bệnh chẳng sinh)
Tiểu Muội gay gắt hơn: Tuỳ đạo nhân khẩu thổ liên hoa, bán văn vô xả. (Dù đạo nhân miệng nở hoa sen, nửa đồng không có)

Đạo nhân lại tấn công tiếp:

Tiểu nương tử nhất thiên hoan hỉ như hà triệt thủ bảo sơn? (Nương tử nhỏ một trời vui vẻ, cớ sao tay khép non vàng)
Cô gái đốp chát liền cho bõ ghét: Phong đạo nhân nhiễm địa tham si, na đắc tuỳ thân kim huyệt! (Đạo nhân cùi lấm đất tham si, đâu đáng thân vào hang bạc)

Rồi nàng bước ngay lên kiệu hoa.

Năm ấy, Tần Quán đỗ Tiến sĩ, chàng tới xin làm lễ cưới tại phủ họ Tô. Sau khi dự yến, chú rể đủng đỉnh bước về phía tân phòng. Nhưng phòng hoa cửa đóng then cài, bên ngoài đặt ba phong thư. Bên cửa có đứa a hoàn đứng chờ. Tần Quán ra lệnh: "Vào báo tiểu thư tân lang đã đến sao chưa mở cửa tiếp nghinh?" A hoàn thưa: "Tỳ nữ vâng lệnh tiểu thư báo tướng công rằng trên án thư có ba đề mục để tân lang dự thi, nếu trúng cách thì cửa phòng tân nương sẽ mở". Tần Quán bóc bì thư ra xem, thấy mảnh hoa tiên với bốn câu thơ:

Đồng thiết đầu hồng dã, Nghị lâu thướng phấn tường, Âm dương vô nhị lý, Thiên địa ngã trung ương (Sắt đồng quăng bễ lớn, Ong kiến thượng tường vôi, Âm dương không nhị lý, Trời đất giữa là tôi)
Câu đầu ẩn nghĩa chữ HOÁ, câu 2 ẩn nghĩa chữ DUYÊN, câu 3 ẩn nghĩa chữ ĐẠO, câu 4 ẩn nghĩa chữ NHÂN. Tần Quán nghĩ thầm: "À, chắc hẳn nàng biết là ta giả đạo nhân ghẹo nàng dạo nọ ở miếu Đông Nhạc nên cố tình trêu chọc lại đây mà!"

Chàng bèn viết bốn câu thơ lên giấy hoa tiên như sau: HOÁ công hà ỷ bả xuân thôi, DUYÊN đáo danh viên hoa tự khai, ĐẠO thị xuân phong chân hữu chủ, NHÂN nhân bất cảm thướng hoa đài (Hoá công sao khéo giục xuân hoài, Duyên đến vườn thanh hoa tự khai, Đạo ấy gió xuân đà có chủ, Nhân nhân nào dám thượng hoa đài)

A hoàn đưa vào song cửa, Tiểu Muội cầm giấy liếc đọc qua rồi bảo: "Hoá duyên đạo nhân, trả lời cũng khéo đấy chứ!" Tần Quán lại mở phong bì thứ hai cũng thấy bốn câu thơ:

Cường gia thắng tổ hữu thi vi
Tạc bích thâu quang dạ độc thư
Phùng tuyến lộ trung thường ức mẫu
Lão ông chung nhật ỷ môn lư

nghĩa là:

Hùng lược cha ông chẳng sánh tày
Đêm soi vách sáng đọc kinh bài
Vá may dường nhớ về nơi mẹ
Tựa cửa nhà ông đợi suốt ngày
Câu 1 “cường gia thắng tổ” ám chỉ Tôn Quyền là chúa Đông Ngô thời Tam Quốc, câu 2 “tạc bích thâu quang” chỉ Khổng Minh là quân sư của Lưu Bị xứ Tây Thục, câu 3 “thường ức mẫu” chỉ Tử Tư, tên Khổng Chấp, vốn là cháu Khổng Tử và thầy dạy Mạnh Tử, câu 4 “Lão ông ỷ môn lư” tức Thái Công Vọng tên tục là Khương Tử Nha giúp Vũ Vương diệt Trụ lập nên nhà Châu. Tần Quán liền viết tên bốn người đó ra giấy, ghi thêm chú thích rõ ràng, đưa a hoàn đệ trình tân nương. Thế là đã thoát qua được ải thứ hai.
Chàng vội bóc phong thư thứ ba ra, đọc thấy câu đối:Bế môn suy xuất song tiền nguyệt (đóng cửa xô lùa nguyệt trước song)
Chàng suy nghĩ mãi mà cũng không sao tìm ra câu đối, Tô Đông Pha biết thế nào cô em gái tinh nghịch cũng sẽ tìm cách làm khổ đức lang quân trong đêm tân hôn, nên rón rén đến gần tân phòng xem động tĩnh. Ngoài sân trăng sáng như ban ngày, thấy Tần Quán đi đi lại lại mồm lẩm bẩm mãi câu: "Bế môn suy xuất song tiền nguyệt." Đông Pha muốn giúp em rể, lúc Tần Quán đi lại hoài đã mỏi chân bèn dừng lại ngắm ánh trăng vàng chiếu lung linh trên mặt giếng nước. Đông Pha nhặt viên đá nhỏ ném vào giếng. Mặt nước xao động, một khoảng trời như chìm sâu xuống đáy, ánh trăng vỡ toang thành trăm mảnh theo tia nước bắn tung toé vào người Tần Quán
Chàng giật mình sực tỉnh chạy ngay lại án thư viết vào câu đối: Đầu thạch xung khai tỉnh để thiên (Ném đá vỡ tung trời đáy giếng)
Trớ trêu thay, người đẹp mà lại tài hoa thì hay yểu mệnh! Những tưởng đôi tài tử giai nhân sẽ cùng sống chung cho tới ngày răng long tóc bạc, nào ngờ nửa đường gãy gánh, nàng từ bỏ sang bên kia thế giới, để lại cho chàng nỗi thương nhớ khôn nguôi. Tần Quán ôm ấp mãi hình bóng nàng, trọn đời không lấy vợ khác.

Giai thoại viết câu đối hộ người dân của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 - 1398):[sửa]

Chu Nguyên Chương còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân, hay Chu Hồng Vũ, thuở nhỏ tên là Trùng Bát, về sau đổi tên thành Hưng Tông, tên chữ là Quốc Thụy, người huyện Chung Ly, Hào Châu (phía đông huyện Phụng Dương tỉnh An Huy ngày nay); là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là "Hồng Vũ chi trị". Khi qua đời, ông được truy tôn miếu hiệu Thái Tổ và thụy hiệu là Cao Hoàng đế. Tương truyền, sau khi định đô ở Nam Kinh, Minh Thái Tổ đã hạ lệnh cho mọi người vào trước đêm 30 Tết đều phải làm đôi câu đối dán ở cổng. Nhà vua vi hành các phố phường để kiểm tra. Chuyện còn kể rằng, khi nhà vua tới một phố nọ, thấy nhà một người làm nghề hoạn lợn chưa có câu đối Xuân, hỏi ra được biết chủ nhà cảm thấy nghề hèn mạt nên không muốn viết câu đối, nhà vua đã nói lời khích lệ rồi làm cho chủ nhà một đôi câu đối như sau:

Song thủ phách khai sinh tử lộ (Hai tay mở toác đường sinh tử)
Nhất đao cát đoạn thị phi căn (Một búa phanh phui gốc thị phi)
Khi câu đối dán lên, nhân dân kinh thành đều trầm trồ, không ngờ nhà anh thiến lợn mà lại có đôi câu đối Tết đầy khí phách như thế.

Câu đối truyền đời của Hoàng Nghĩa:[sửa]

Thời nhà Minh, có một học giả, từng dạy học nhiều năm. Có một khóa học có đến bảy đệ tử thuộc loại giỏi giang cùng đỗ cả tiến sĩ. Học giả này có hai cô con gái, tên là Đại Kiều và Tiểu Kiều. Ông có ý chọn rể từ bảy tiến sĩ này. Rồi một hôm, để xác định chàng rể tương lai của mình, ông đưa ra một vế đối khá hiểm hóc với mười chữ số, vừa đề cao dung nhan hai tiểu thư, vừa nói rõ lễ vật thách cưới:

vế ra: Nhất Đại Kiều, nhị Tiểu Kiều, tam thốn kim liên tứ thốn yêu, ngũ hạp lục hộp thất thái phấn, bát hoàn cửu thoa thập bôi kiều (Một Đại Kiều, hai Tiểu Kiều, gót sen vang ba tấc, lưng ong bốn tấc, năm sáu hộp phấn màu bảy sắc, tám chiếc vòng tay, chín chiếc thoa, 10 a kiều theo hầu hạ)
Bảy chàng tiến sĩ bóp trán, chau mày, suy nghĩ suốt cả một ngày trời, tiếp theo một đêm đằng đẵng mãi đến tận canh năm, tức là sáng ngày hôm sau, vẫn không tìm được ra vế đối. cuối cùng sáu người trong bọn họ phải bỏ cuộc về trước. chỉ còn lại một người nán lại quyết đối cho kỳ được, đó chính là Hoàng Nghĩa. Chàng ta nghe tiếng trống cầm canh từ xa vọng lại, lại chứng kiến cảnh sáu bạn đồng môn lần lược ra về, bỗng trong đầu nảy ra một ý tưởng rất thú vị, bèn lấy giấy bút viết thành câu đối như sau:
vế đối: Thập cửu nguyệt bát phân viên, thất cá tiến sĩ lục cá hoàn, ngũ canh tứ cổ tam thanh hưởng, Nhị Kiều Đại Kiều nhất nhân sính (Trăng mười chín tròn tám phần, bảy chàng tiến sĩ sáu chàng bỏ về, canh năm bốn trống vang lên ba tiếng, Nhị Kiều Đại Kiều đều do một người mang sính lễ xin cưới)
Quá thông minh lanh lợi, chàng tiến sĩ thứ bảy này xứng đáng được thưởng hai nàng kiều.

Giai thoại đối đáp giữa Thiền Sư và người Lái Đò:[sửa]

Vào triều Minh, tại Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến có vị đại quan tên là Hoàng Trọng Chiêu. Năm đó ông được vua bổ nhiệm làm chủ khảo. Bấy giờ, 6 bộ trong triều thì Bồ Điền chiếm hết 5. Một số các danh thân trong làng nhận định đây là một cơ hội tốt cho việc thi cử của Bồ Điền, bèn kêu gọi bọn con em lên kinh ứng thí. Trong số 50 học trò Bồ Điền đi thi thì 49 người đỗ Tiến sĩ, chỉ rớt có một người. Ấy là do Hoàng đại nhân không dám lấy đậu hết, sợ mắc phải tội tác tệ. “Đi thi 50 đỗ 49”. Bồ Điền nhân đó mà danh tiếng nổi như cồn. Mấy vị danh thân muốn khoe khoang mình trị huyện có phương pháp, bèn trên con đường ở sau huyện nha làm một đại phường bằng gỗ, trên đó treo một tấm biển khắc 4 chữ tổ bố: “VĂN HIẾN DANH BANG”. Có một hiền sĩ Thiền lâm cũng vì việc này mà nảy sanh ra câu chuyện văn chương kỳ thú. Hôm đó vị sư lên thành phố đi tản bộ loanh quanh, sau cùng đến trước nhà phường gỗ, ngước mắt nhìn lên tấm biển. Ông từ từ cởi chiếc áo tràng của mình ra rồi khẽ vung tay. Vù một cái, chiếc áo bay lên giá phường gỗ, vừa vặn phủ lên tấm biển nhè nhẹ lôi tuột xuống đất. Hòa thượng lên đến cổ lầu đặt tấm biển lên bệ lan can, khom mình chắp tay nói với mọi người: "Bần đạo đây có một câu đối, nếu quý vị đối được thì bần đạo sẽ lấy vải đỏ bao lại, đích thân gắn lại chỗ cũ. Kèm theo đó, xin sắm một tiệc rượu, mời gánh hát về hát một ngày để tạ tội với quý vị. Còn như quý vị đối không được thì sau ba ngày bần tăng sẽ mang đi". Mấy vị danh thân thương lượng, quyết định đồng ý cuộc so tài này. Hòa thượng bảo người mua mấy tờ giấy lớn nối lại thành một bức dài rồi mới cầm đại bút viết một loáng thành một câu đối:

“Nhật tiến trùng thiên, đông lôi tây điện nam bắc vũ”
Câu đối này xem ra thật lém! “Nhật” đối với “nguyệt”, “tiến” đối với “thoái” đều dễ tính. Còn đoạn “đông lôi tây điện nam bắc vũ” mới là khó nuốt. Thông thường, đông đối với tây, nam đối với bắc, lôi điện có thể đối phong vũ. Khó nỗi là mấy chữ đó bị Hòa thượng xài hết thì câu sau lấy gì đối lại đây?

Thực ra, những vị danh thân này học vấn theo lối chánh quy không nhiều, học phần lớn những thứ vặt vãnh. Họ biết rằng mình đối không được, không lẽ thú thiệt cái dốt trước mọi người, bèn viện cớ mắc công kia việc nọ rồi từ từ rút lui. Tới ngày thứ ba, mặt trời sắp khuất núi mà vẫn chưa có ai đối được. Đêm ấy, trăng sáng như gương ngày, vị Hòa thượng kẹp tấm biển dưới nách trở về chùa. Trước mặt ông, một dải nước khe trắng xóa cản lối. Đây là Mộc Tòng Khê, muốn qua phải nhờ đò. Hòa thượng bước lên đò, dưới nách kè kè tấm biển. Mấy hôm nay, khách qua đò đều bàn luận đến chuyện Hòa thượng gỡ biển ở trong thành, người chèo đò cũng có ý muốn vào thành để xem thử, ngặt nỗi không thể rời thuyền được. Nay đây, anh ta thấy vị Cao tăng đã đến trước mặt mình rồi, định bụng không nên bỏ qua cơ hội ngàn năm xin cầu giáo này. Bấy giờ anh ta mới khom lưng cung kính xin Hòa thượng nói cho biết nội dung câu đối, vị Hòa thượng bèn đem câu liễn ngâm qua một lượt. Anh chèo đò vẫn lay động mái chèo, con thuyền từ từ lướt lên phía trước. Trên mặt khe, gió thổi sóng nhấp nhô, bóng trăng xao xuyến, sóng vỗ mạn thuyền kêu lách tách. Trước tình cảnh này, anh chèo đò tâm cơ máy động, à lên một tiếng, rồi buộc miệng ngâm rằng:

“Nguyệt lâm thủy diện, tiền ba hậu lãng, tả hữu phong”

Hòa thượng nghe anh ta đối hay quá, không ngờ ở một cái xó xỉnh này ông lại gặp được một vị chân tài tử! Ông vội vàng thi lễ chúc mừng anh chèo đò, rồi dục anh chèo đò mau mau quay thuyền lại, hai người ngay đêm đó cùng tiến vào thành. Hòa thượng có ý muốn cho mọi người xem đây mới thực là chân tài tử! Tấm biển “Văn Hiến Danh Bang” bấy giờ thay vì treo ở trên phường gỗ nơi đường cái sau huyện nha, lại được đem treo ở bến đò vào làng.

Giai thoại chữa bệnh bằng câu đối[sửa]

Có hai anh em người huyện Ngô, anh giữ chức vệ thiên tổng; em bỏ tiền mua chức thiên tổng hư hàm, chỉ ở làng đọc sách, mê thơ. Tứ thơ lúc nào cũng ám ảnh mê mẩn, đến lâm bệnh, liệt giường. Người anh mời nhiều thầy mà không chữa được. Một hôm có một người đi trên đường, tay cầm mảnh vải viết mấy chữ: “Chuyên trị các chứng bệnh nan y về thi ca, từ phú”. Người anh mừng quá bèn đón thầy về nhà. Vừa đến cổng thấy câu đối:

Môn tàng chân lý tam thiên khách (Cửa chật ba nghìn người dép ngọc)
Hộ ủng tì hưu thập vạn binh (Cổng đầy mười vạn quân hùm beo)

Ông thầy nói: “Chứng này ở phần trên dạ dày, là bệnh nhiễm phải khí độc, không chữa sẽ buồn rũ ra mà chết”. Người anh hỏi: “Thầy căn cứ vào đâu mà nói thế?”. Thầy thuốc nói: “Ông thử xem chỗ ở của ông, nhà nhỏ bé mà đòi chứa những ba nghìn dép ngọc, muôn vạn quân hùm beo, thì bụng làm gì chẳng ọc ạch, trương lên mà chết. Trước hết tôi dùng phép thông suốt cho nhẹ”. Bèn chữa:

Môn nghênh chân lý tam thiên khách (Cửa đón ba nghìn khách dép ngọc)
Hộ thống tì hưu thập vạn binh (Cổng qua mười vạn quân hùm beo)

“Chữa như vậy chứng bệnh bên ngoài có thể đỡ”. Lại đi vào bên trong, thấy hai cột có câu đối:

Tử ưng thừa phụ nghiệp (Con nên theo nghiệp cha)
Thần tất báo quân ân (Tôi ắt báo ơn chúa)

Ông thầy phán: “Chứng bệnh này ở phía giữa dạ dày. Trên dưới đảo lộn, âm dương không hòa, tức là chứng hoắc loạn. Cần điều hòa âm dương, phân biệt trên dưới, thì chứng bệnh mới đỡ”. Bèn chữa:

Quân ân thần tất báo (Ơn chúa, tôi ắt báo)
Phụ nghiệp tử thừa ưng (Nghiệp cha, con nên theo)

“Phân biết cởi mở như thế, phủ tạng mới hết bệnh”

Như vậy giai thoại trên so với câu đối với tương truyền Cao Bá Quát chữa cho Tự Đức, chỉ khác một chữ. Do đó, việc chữa câu đối của Cao Bá Quát chỉ là do một nhà nho nào đó gán ghép. Và cũng là một cách ca ngợi tài thơ phú họ Cao, ngầm chê văn chương Tự Đức.

Giai thoại đối đáp của Ngô Thức[sửa]

Ngô Thức người huyện Tam Sơn nhưng lưu học ở nhà Thái Học nơi đế đô đã mấy năm không về, 1 hôm gần tết nhân có người về quê anh mới gửi thư cho vợ. Chắc do vội vã hay sao mà khi nhét thư vào phong bì lại phải ngay tờ giấy trắng, người vợ họ Vương nhận được thư chồng mừng rỡ vội vã mở ra xem thì chưng hửng, biết chồng chắc vô ý chứ không phải cố tình nên nàng viết 1 bài thơ gửi cho chồng, nội dung như sau:

Bích sa song hạ khỏi giam phong
Nhất chỉ tòng đầu triệt vĩ không
Liêu tưởng tiên long hoài hận biệt
Ức nhân toàn tại bất ngôn trung

Dịch thơ:

Vội bóc thư xem giọng thiết tha
Giấy không chẳng có chữ chi mà
Phải chăng chàng vẫn buồn ly biệt
Thương nhớ nhau ngầm chẳng nói ra

Nhận được thư vợ, Ngô Thức biết mình nhầm lẫn nên viết 1 bài thơ hồi âm như sau:

Nhất bức không tiên liên đại ý
Giai nhân đoạn đích xảo hinh ngôn
Thanh triều nhược dã ban tân chiếu
Ưng túc nhân gian nữ trạng nguyên

Dịch thơ:

Một mảnh tiên không tạm tơ lòng
Khen thay nàng đã khéo hình dung
Triều đình nếu mở khoa thi mới
Bà trạng là nàng ắt chẳng không...?

Giai thoại phá án nhờ câu đối của Trịnh Bản Kiều (1693 - 1765)[sửa]

  • Trịnh Bản Kiều tên chữ Khắc Nhu, ở Giang Tô. Năm ấy, Trịnh Bản Kiều mới nhận chức Huyện lệnh, việc đầu tiên ông xem hồ sơ những vụ trọng án sắp xử trảm. Có một hồ sơ viết: "Thư sinh Vương Sinh sau ngày cưới một hôm đã giết chết vợ, bị khép vào tội tử hình vì giết người". Hồ sơ không nói gì về việc chú rể tại sao giết cô dâu và giết như thế nào, chỉ nói cô dâu bị giết trong phòng. Trịnh Bản Kiều thấy khó hiểu nên quyết định tra lại vụ án, ông gọi Vương Sinh ra tra hỏi. Vương Sinh khai: "Bẩm quan lớn, tiểu sinh lấy vợ họ Lý. Ngày cưới của chúng con, đêm ấy khi đám khách trêu chọc cô dâu mới cưới đã về hết, con trở lại phòng thì cửa đã đóng, vợ con ra một câu đối, nếu đối được thì nàng mở cửa, nếu không đối được thì ngủ ngoài cửa. Con bảo "Được!", vợ con liền ra vế đối:
Hảo, hảo, hảo, duyệt tận thế văn chương tri điệu (Hay, hay, hay, đọc hết văn đời mới biết điệu)
Trong vế đối này có ba chữ nhắc lại, con suy nghĩ và hiểu ra ý nàng mong con sau này cưới đừng bịn rịn gia đình mà nên cố gắng học tập để đạt được công danh, nên con đối lại là: Cần, cần, cần, đãi văn độc thư bất đoạn thanh (Chăm, chăm, chăm, đợi nghe đọc sách chẳng ngưng tiếng)
Vợ con thấy câu đối thì vừa lòng lắm, nói: "Quan nhân đã hiểu được nỗi dụng tâm của thiếp và hiểu ra mai ngày phải hành động như thế nào là điều thật may mắn cho thiếp. Nhưng xin quan nhân hãy đối thêm câu nữa!". Thế là vợ con ra vế trên:
Kim nhật đồng đăng phượng hoàng đài (Hôm nay cùng lên đài phượng hoàng)
Con vừa nghe vế đối ấy đã thấy rất hay lại sâu sắc nữa, người xưa cho phượng hoàng là loài chim mang điềm lành. Con đực là phượng, con cái là hoàng. Vế đối của vợ con vừa có ý mong vợ chồng hài hòa như phượng hoàng lại vừa có ý mong con sau này đạt được nguyện ước vẻ vang. Thế là con bèn đối: Tha niên độc chiếm kỳ lân các (Năm sau riêng chiếm gác kỳ lân)
Con muốn tỏ cho nàng biết con cũng có hùng tâm tráng chí là ngày sau đạt được công danh to lớn để tên được ghi trên gác Kỳ Lân như các bề tôi giỏi giang thủa xưa. Không hiểu do vợ con đang hứng ra câu đối hay là còn muốn thử tài chồng thêm nữa, nàng lại ra thêm vế đối thứ ba:
Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt (Xích ghế tựa ngô đồng cùng trông trăng)
Vợ con nhìn cảnh sinh tình mà ra vế đối này. Hôm ấy là rằm trung thu, sân nhà con có hai cây ngô đồng, lúc ấy trăng sáng giữa trời khiến vợ con dạt dào thi hứng. Vế đối ra chẳng những có tình thơ ý họa mà chữ ra được vận dụng rất thông minh tinh tế, Ỷ là ghế đồng âm với ỷ là tựa, đồng là ngô đồng đồng âm với đồng là cùng. Như vậy vế đối cũng phải có hai cặp chữ đồng âm như thế. Con nghĩ một lúc lâu mà không nghĩ ra, con trở ra thư phòng qua đêm mà không được động phòng với vợ con. Sáng hôm sau, vì hôm qua không đối được câu thứ ba nên con tới gặp vợ mà lòng buồn phiền, luôn miệng lẩm bẩm: "Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt". Vợ con thấy vậy hỏi: "Lang quân, đêm hôm qua chàng chẳng đối được là gì? Còn buồn phiền, lẩm nhẩm gì thế?”. Con đáp: "Tôi ngồi trong nhà học nghĩ suốt đêm mà không nghĩ ra, nên ngượng không dám vào phòng". Vợ con nghe nói thế, thần mặt ra quay luôn vào phòng. Đến tối, người nhà mới chạy tới báo tin vợ con treo cổ tự tử ở trong buồng. Con tức khắc sai người sang báo cho nhạc phụ nhạc mẫu, bên ấy liền thưa lên quan, bảo con giết vợ. Quan huyện ra lệnh giải con lên công đường tra hỏi, con nói con không hề hại vợ nhưng quan không tin, thế là nọc luôn con ra đánh. Con không chịu nổi đau đớn phải nhận là giết vợ, con quả thực không giết, cúi xin quan lớn minh oan cho con".

Lời khai của Vương Sinh để lại nỗi nghi ngờ lớn trong óc Trịnh Bản Kiều: "chàng rể vì sao lại giết cô dâu ngay ngày hôm sau?" Chợt ông nhớ tới lời người vợ hỏi Vương Sinh ngày hôm sau: "Lang quân, đêm hôm qua chàng chẳng đối được là gì?". Ông cảm thấy đây là đầu mối của vụ án, quyết định điều tra từ vế đối. Tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Trịnh Bản Kiều đi tới đi lui trong sân nhà Vương Sinh, suy nghĩ cách phá án. Đi một lúc mỏi chân, ông dừng lại bên cây ngô đồng, ngẩng đầu nhìn trời, bỗng thấy trong phòng học phía trên cao có cậu học trò đốt đèn mang lên đó học. Trước cảnh đó, trong óc ông bật ra vế đối hoàn chỉnh:

Đẳng đăng đăng các các công thư (Đợi đèn lên gác ai nấy đọc sách)
Vế đối này thật là một cặp trời sinh với vế ra của cô dâu: "đăng là đèn, đồng âm với đăng là lên; các là gác, đồng âm với các là ai nấy".

Ngày hôm sau, Trịnh Bản Kiều sai người ra các phố huyện dán cáo thị, nói nếu ai đối được vế "Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt" thì ông sẽ tiến cử với quan chấm thi trong kỳ thi Hương tới...Nhiều thư sinh kéo nhau tới xem cáo thị, nhưng đều chịu. Chợt có một thư sinh trẻ tuổi nói: "Tôi đối được!" Nha dịch đưa thư sinh kia về gặp quan huyện, quan hỏi họ tên, học ở đâu, thầy dạy là ai. Thư sinh kia đáp: "Tiểu sinh họ Đông Quách, tên Lượng, học ở Vương Trang, thầy dạy là Vương Thái Hòa". Thì ra nơi học và thầy dạy của Đông Quách Lượng cũng chính là nơi học và thầy dạy của Vương Sinh, Trịnh Bản Kiều lại hỏi: "Trong lớp học của các anh có một người tên Vương Sinh anh có biết không? Nghe nói cưới vợ hôm trước, hôm sau anh ta đã giết vợ, anh có biết không?" Nghe hỏi, Đông Quách Lượng tái mét mặt, không nói được câu nào. Thấy vậy, Trịnh Bản Kiều quát: "Ngươi đã giết vợ mới cưới của Vương Sinh ra sao, khai mau?" Đông Quách Lượng sợ bị đánh nên khai ra ngay: "Đêm hôm cưới, thấy Vương Sinh trở lại nhà học, chúng con hỏi mới biết chuyện anh ấy không đối được vế ra của vợ nên vợ không cho vào động phòng. Con thấy đây là thời cơ bèn chờ đến đêm khuya mới tới cửa buồng đọc vế đối, cô dâu nghe xong mở cửa, con mạo nhận là chú rể và thành thân với nàng..." Thế là đã rõ: sáng hôm sau khi biết đêm qua chồng mình ngủ lại ở nhà học, biết có kẻ thừa dịp thành thân với mình, cô dâu hối hận đã để mất tiết trinh nên treo cổ tự tử.

  • Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng (nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói:
Tọa! 坐!
Đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ: Trà! 茶!

Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời:

Thỉnh Tọa! 請坐!
Và xoay vào trong bảo chú Tiểu: Bào Trà! (có nghĩa là Pha trà) 泡茶!

Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời:

Thỉnh Thượng Tọa! (Mời ngồi lên ghế của thượng khách) 請上坐!

Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu: Bào Hảo trà! 泡好茶! (pha trà ngon) Khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi câu đối. Ông rất sẵn lòng, mỉm cười cất bút viết đôi câu đối như sau:

Tọa, Thỉnh Tọa, Thỉnh Thượng Tọa! 坐,請坐,請上坐!
Trà, Bào Trà, Bào Hảo Trà! 茶,泡茶,泡好茶!

Những giai thoại đối đáp giữa vua Càn Long (1711 - 1799) và các đại thần:[sửa]

  • Càn Long là niên hiệu của vua Thanh Cao Tông, họ Ái Tân Giác La, húy Hoằng Lịch. Nhân 1 bữa tiệc, Vua Càn Long cao hứng ra:
Ráng chiều ánh nước, ông chài hát mãn giang hồng"

Các quan cũng có người giỏi đối, nhưng Hoàng thượng ra câu đối, chẳng lẽ đối ngay, liền vờ như đăm đăm suy nghĩ. Lưu Dung mượn hơi lượn liền đối:

Tuyết rắc ngang trời, trai xóm ca Phả Thiên Lạc

Càn Long nghe xong, mỉm cười, nhìn vào các tân tiến sĩ, bèn ra đối:

Mười khoa tiến sĩ chơi vườn hoa,
Lưu Dung không cần suy nghĩ, đối ngay: Vạn tuế thiên hoàng ngồi thềm ngự.

Càn Long thấy Lưu Dung đối rất nhanh, câu nào cũng đắt lòng thầm vui, bèn nói: Lưu Dung, trong ngày trẫm có: "Hải đường non".

Lưu Dung đáp: "Thần có “Sơn dược quý"
- Trẫm nói là: Một nhánh hải đường non.
- Tâu, thần thưa: Nửa chi sơn dược quý.
Càn Long sửa lại, Trẫm nói: "một cành mang là hải đường non"
Lưu Dung nói: Tâu, thần thưa: “nửa nhánh rễ liên sơn dược quý".

Bên dưới có một người, dệch miệng cười nhìn thẳng mặt Lưu Dung, đọc to lên một vế đối:

“Anh Vũ lắm lời đua với gió"
Lưu Dung nghe biết anh chàng này có ý bóng gió nhạo mình, liền cũng chẳng nể, hạ luôn: Nhện kia dẫu giỏi há bằng tằm
Lại có một ai đó, gióng lên một câu mới: Chó gié vô tri sợ ngõ hẻm
Lưu Dung nào chịu, đối luôn: Đại bàng cánh rộng vút trời cao
Lại có ai đó xướng lên một câu mới: Bình thấp, dám gò lưng, mở miệng
Lưu Dung đối luôn: Khóa vàng, phô vẻ quý, sáng lòng
Lại có người thấy Lưu Dung linh lợi, liền đọc: Trong tuyết có mai, tuyết ánh cành mai, mai ánh tuyết.
Lưu Dung đối luôn: Gió vờn trúc biếc, trúc xoay gió biếc, gió xoay tre.
Lại có ai đó, đọc: Lá bồ, lá đào, lá bồ đào, lá ấy, gốc ấy ,
Lưu Dung đối: Hoa mai, hoa quế, hoa quế mai, xuân thơm, thu thơm.

Càn Long, mặt rồng hớn hở, liền bảo: "Lưu ái khanh, Trẫm có câu này, ngươi hãy đối nhé":

Thiên lý vi trùng, trùng sơn trùng thuỷ, trùng khánh phủ
Lưu Dung vội nói "Lĩnh chỉ" và đối ngay: Nhất nhân thành đại, đại bang, đại quốc, đại minh quân.
Lưu Dung nói: "Tâu đức Vạn Tuế, thần nghĩ được một vế đối, xin Người nghe cho!" Càn Long bảo: "Ái khanh cứ ra đi, đừng ngại".

Lưu Dung liền ra một vế đối: Tùng tử vi kỳ, tùng tử mỗi tùy kỳ tử lạc (Dưới bóng tùng đánh cờ vây quả tùng rụng theo quân cờ rụng)

Viên thị vệ thấy Hoàng thượng có vẻ lúng túng, liền cuối mình xuống, nói khẽ: "Sao Hoàng thượng không lấy ý dáng liễu bên hồ!”. Càn Long nghe gật đầu hướng mắt nhìn ra hồ, chợt nghĩ ra, liền đọc:
Liễu biên thùy điếu, liễu ty thường bạn điếu ty huyền (Bên liễu buông câu, tơ liễu thường quấn quít với dây câu)
Các quan nghe đều rầm trời tán tụng, Lưu Dung thưa: "Tâu, đức Vạn Tuế, thần Lưu Dung trên đường tiến kinh đi thi, thấy miếu Khổng Minh, miếu ấy tu sửa có phần đặc sắc, do đó ấn tượng khó quên, dọc đường chỉ nghĩ đến miếu Khổng Minh, nghĩ ra một vế đối: đến nay vẫn chưa đối được, không biết Hoàng thượng có chịu nghe không?" Vua nghe càng háo hức liền bảo: "nói nhanh, nói nhanh để trẫm và mọi người cùng nghe".
Lưu Dung liền ra một vế đối: “Thu nhị Xuyên, bài bát trận, thất cầm lục túng, ngũ trượng nguyên trung, tứ thập cửu thịnh tinh đăng, nhất tâm chỉ vọng thuần tam cố” (Thu hai Xuyên, bầy tám trận, bảy lần bắt, sáu lần tha, năm lần ra nguyên trung, bốn mươi chín ngọn đèn dâng sao, một lòng chỉ nghĩ đền đáp chuyện ba lần đến mái lều tranh).
Vua và các quan nghe đều thấy vế ra quá hay, thâu tóm hầu hết được nhũng sự tích một đời Khổng Minh, lại khéo dùng các chữ số, từ một đến mười, thật khó có thể ai nghĩ ra được. Các quan nghĩ mãi không ra, chỉ thấy viên thị vệ hầu quạt bên nhà vua, lại cúi gập mình xuống, khẽ nói với Càn Long: "Tâu đức Vạn Tuế, cho phép nô tài được nói". Càn Long quay nhìn, vẫn là viên thị vệ nọ, liền gật đầu ưng thuận. Viên thị vệ che quạt, thưa: "Hắn nói đến văn thần, Hoàng thượng hãy lấy vũ tướng mà đối. Hắn nói đến chuyện tam cố thảo lư của Khổng Minh, sao bệ hạ không nghĩ đến chuyện cứu con côi của Triệu Vân”". Nghe được câu ấy, nhà vua như bừng tỉnh, đặt chén rượu đầy xuống, từ từ đọc vế đối:
Bão cô tử, xuất trùng vi, nhất mã đơn phương, Trường Bản kiều biên, số bách thiên viên thượng tướng, độc ngã do năng báo lưỡng toàn (Ôm con côi, ra khỏi vòng vây, một ngựa đơn phương bên cầu Trường Bản, trước trăm ngàn viên thượng tướng, chỉ ta là giữ vẹn cả đôi).
Mọi người nghe xong, xưng tụng hết lời, đều nói: “Hoàng thượng anh minh, vế đối thật tuyệt tác”. Sự tích về Triệu Vân vốn chưa ai nói kỹ, chỉ lấy tích “Cứu A Đầu giữa muôn vạn quân địch" rất oanh liệt, vế đối này mượn đề tài, khéo dùng những chữ "bách, thiên, đơn, lưỡng, độc, cô, trùng", cũng là những từ số lượng mà vế ra đã đặt bẫy để đối lại, thật khó ai có thể làm được.
  • Vào dịp tết, vua Càn Long đi tuần thú Giang Nam. Vua cải trang vào một số gia đình xem tình hình dân chúng ăn tết ra sao thì thấy nhà nào cũng có câu đối chúc tết mừng xuân, mừng cảnh nhà vui vẻ. Đến khi vào nhà một ông già lại thấy treo câu đối lạ:
“Có vạn lạng vàng nhưng vẫn chịu nghèo
Được năm con trai mà nhà tuyệt tự”

“Quả nhân”

Vua ngạc nhiên hỏi: "Tại sao vàng có tới vạn lạng, con có tới 5 trai mà cụ còn bảo là nghèo và nhà tuyệt tự? Lạc khoản còn đề là “Quả nhân” vì chỉ có vua mới tự nhận là “Quả nhân”." Không biết người hỏi mình là vua nên ông cụ giải thích: "Nước ta có câu thành ngữ “Mỗi cô gái giá đáng nghìn vàng”. Tôi sinh được 10 đứa con gái là có một vạn lạng vàng, nhưng ông thấy đó tôi vẫn nghèo khổ. Ta lại gọi con rể là “bán tử” (Mỗi con rể bằng một nửa con trai), tôi có 10 con rể nên tôi coi có 5 con trai nhưng thực ra nhà tôi vẫn là nhà tuyệt tự! Còn lạc khoản đề là “Quả nhân” thì nhân là người, quả là cô quả cô độc. Nay con tôi thì đi lấy chồng, vợ thì không còn, tôi sống độc thân thì gọi là “Quả nhân”. Còn việc vua chúa thường nhận mình là “Quả nhân” là nhận tầm bậy." Vua Càn Long cảm động và phục tài đánh tráo ý tứ sâu xa của câu đối nên trước khi đi đã tặng ông cụ một số tiền để dưỡng lão.
  • Tương truyền, năm nọ, vào ba mươi tết, vua Càn Long. vận áo thường dân, đi ra đường tuần thú. Chỉ có một cửa hàng giầy là không thấy treo câu đối, liền đẩy cửa bước vào. Thấy chủ hàng xem ra không vui, vua hỏi sao vậy? Chủ hàng than thở nói: "Năm nay trong lòng không vui, chẳng bụng dạ nào nghĩ câu đối để dán". Vua Càn Long nói: Thế thì ta viết cho một đôi: Chủ quán vui vẻ lấy giấy mực, vua Càn Long liền viết luôn cho hai câu này:
Chày lớn, chày to, đánh đuổi quỉ nghèo ra cửa,
Dây dài, dây ngắn, dắt luôn của cải vào nhà.
Ngày xưa tiền được xâu thành quan, thành chuỗi. Bức hoành phi thì đề: “Hài điếm hưng long" nghĩa là cửa hàng giầy luôn thịnh vượng. Câu chuyện Vua Càn Long ở nhà hàng giầy lan truyền đi ngay, nội thành, ngoại thành khắp nơi bàn luận, người người lũ lượt kéo đến xem câu đối vua viết. Chủ hàng nhiệt thành tiếp đãi vui vẻ, người bán, người mua giầy, ra vào tấp nập.
  • Lại một bận, Càn Long ra khỏi triều, cùng với tể tướng cáo lão về làng là Trương Ngọc Thư cùng uống rượu. Vua Càn Long ra câu đối cho Trương Tể tướng đối. Câu đối như sau:
Diệu nhân nhi Nghê thị thiếu nữ (nghĩa là Người đẹp kia là con gái họ Nghê).
Loại này là thứ câu đối chiết tự, chữ Diệu chữ Nghê viết tách ra đều có nghĩa là con gái cả. Trương Ngọc Thư nghĩ mãi cũng không đối được.

Lúc ấy, nhìn người thiếp đang hát, mới đối luôn:

Đại ngôn giá Gia Cát nhất nhân (nghĩa là Người lớn tiếng ấy là người nhà Gia Cát)
Vì chữ “đại" và chữ “gia", chiết tự đều có nghĩa "nhà” như nhau. Vua Càn Long nghe xong, liền thưởng ba chén rượu. Trương Ngọc Thư rót rượu thì rượu hết, người thiếp trẻ liền cười ra luôn một vế câu đối mới:
Thủy lãnh tửu, nhất điểm, lưỡng điểm, tam điểm (Rượu nhỏ giọt, một giọt, hai giọt, ba giọt)
Vua Càn Long nghĩ câu này đến nửa ngày cũng không đối nổi, vừa hay dưới lầu có tiếng gọi mua hoa, Trương Ngọc Thư liền đối luôn rằng:
Đinh hương hoa, bách đầu, thiên đầu, vạn đầu. (hoa Đinh hương, trăm nhánh, nghìn nhánh, vạn nhánh)
Câu trên có ba chữ gần với dấu chấm thủy, một giọt, hai giọt, ba giọt. Câu dưới có ba chữ cũng hợp với chữ đinh là trăm nhánh, nghìn nhánh, vạn nhánh, thật đối được cả chữ lẫn ý.
  • Lại một lần, vua Càn Long lên thuyền vi hành, gặp người chủ thuyền, nhân thuyền ghé vào đón khách, vua vịn lấy thuyền bước lên. Thấy ông khách tướng mạo rờ rỡ, liền dắt thuyền tới, nói: "Này, ông kia, tôi ra một câu đối, ông đối xem nào!", Liền đọc:
Cảng khẩu trướng thuyền nhân; thuyền tiền nhi giảng khẩu. (Bến cảng nắm thuyền nhân trước mà nói chuyện).
Vua Càn Long đối ngay sao được. Khi xuống thuyền nhìn lên bờ ngước mắt thấy phía trước, thấy có một nơi bán ngói, có mấy ông khách đang ló đầu ra tranh cãi điều gì. Vua liền đối cảnh sinh tình lập tức đọc cho chủ thuyền:
Oa đầu mãi ngõa vi ngõa giá dĩ giao đầu (Đầu hang bán ngói, vì giá ngói mà chạm đầu)
Câu trên hai tiếng "Cảng khẩu” thường lẫn với “Giảng khẩu” của âm địa phương. Câu dưới chữ "Oa đầu” cùng “Giao đầu” cũng là từ đồng âm, chủ thuyền nghe xong, choàng tay ra khen: “đối hay quá, đối hay quá!".
  • Lần khác, vua Càn Long đến An Phủ, Giang Tây, ông hỏi một người không quen: Đây là chỗ nào. Đáp: "Tân thành", vua ngẫm nghĩ một lúc rồi đọc:
Tân thành kỷ thời cựu (Thành mới lúc nào cũ)
Nghĩ mãi, nghĩ mãi không đối nổi. Vua đi tiếp đến một nơi khác. Càn Long lại hỏi: Đây là đâu? Đáp: "Phù Thạch", bấy giờ vua mới nghĩ ra được vế đối:
Phù Thạch hà nhật trầm (Đá nổi bao giờ chìm)
Phù Thạch, Tân Thành đều là địa danh. Cựu (cũ) và Tân (mới) rất đối, Phù (nổi) và Trầm (chìm), rất đối "hà nhật trầm" (bao giờ chìm) đối với kỷ thời cựu (lúc nào cũ), trên dưới đều rất chỉnh, rất thú vị. Thế mới biết Càn Long là người dụng tâm vào thú làm câu đối.

Câu đối dài nhất Thế Giới của Tôn Nhiễm Ông (1700 - 1775):[sửa]

五百里滇池奔来眼底,披襟岸帻,喜茫茫空阔无边。看:东骧神骏,西翥灵仪,北走蜿蜒,南翔缟素。高人韵士何妨选胜登临。趁蟹屿螺洲,梳裹就风鬟雾鬓;更苹天苇地,点缀些翠羽丹霞,莫辜负:四围香稻,万顷晴沙,九夏芙蓉,三春杨柳 Ngũ bách lí Điên trì bôn lai nhãn để, phi khâm ngạn trách, hỷ mang mang không khoát vô biên, khán: Đông tương thần tuấn, tây trứ linh nghi, bắc tẩu uyển diên, nam tường cảo tố. Cao nhân vận sĩ hà phòng tuyển thắng đăng lâm, sấn Giải Dự Loa Châu, sơ khỏa tựu phong hoàn vụ mấn, cánh bình thiên vĩ địa, điểm xuyết ta thúy vũ đan hà, mạc cô phụ tứ vi hương đạo, vạn khoảnh tình sa, cửu hạ phù dung, tam xuân dương liễu (Năm trăm dặm Điên Trì hiện trong tầm mắt, khoáng đạt tâm hồn, lòng rộn niềm vui chất ngất, vọng trông: phía đông thần mã, tây có Phượng hoàng , bắc cuộn thân rồng, nam giăng tuyết trắng. Tao nhân mặc khách nào quản tìm chốn tiên bồng, đến Giải Dự Loa Châu, điểm phấn trang hồng, tóc mây lướt thướt. Lại thêm bèo tím mặt sông, lau như mây trắng, tô chút ráng đỏ chiều hôm, Trả giăng cánh biếc, nhưng hãy nhớ: bốn bề hương lúa, muộn dặm cát vàng, cửu hạ phù dung, cuối xuân dương liễu)
数千年往事注到心头,把酒凌虚,叹滚滚英雄谁在, 想:汉习楼船,唐标铁柱,宋挥玉斧,元跨革囊。伟烈丰功费尽移山心力。尽珠帘画栋,卷不及暮雨朝云;便断碣残碑,都付与苍烟落照。只赢得:几杵疏钟,半江渔火,两行秋雁,一枕清霜 Sổ thiên niên vãng sự chú đáo tâm đầu, bả tửu lăng hư, thán cổn cổn anh hùng thùy tại, tưởng: Hán tập lâu thuyền, Đường tiêu thiết trụ, Tống huy kim phủ, Nguyên khỏa cách nang, vĩ liệt phong công, phí tận di sơn tâm lực. Tận châu liêm họa đống, quyển bất cập mộ vũ triêu vân, tiện đoạn kiệt tàn bi, đô phó dữ thương yên lạc chiếu. Chỉ doanh đắc kỉ xử sơ chung, bán giang ngư hỏa, lưỡng hàng thu nhạn, nhất chẩm thanh sương (Mấy nghìn năm chuyện cũ bỗng dậy trong hồn, nâng chén sầu tiêu, lịch đại anh hào nay đâu,tưởng nhớ: Hán duyệt Lâu thuyền, Đường nêu trụ sắt, Tống vung búa ngọc, Nguyên lướt thuyền da; cái thế công danh, uổng phí chí cao lấp bể. Mọi rèm châu trụ vẽ, vén chẳng kịp sáng nắng chiều mây, bèn phá đá hủy bia, tất thảy mặc cho khói xanh bóng xế, chỉ mong được mấy dùi chuông sớm, đèn chài ven sông, đôi hàng thu nhạn, một giấc mê nồng)
Đôi câu đối trên được treo tại Đại Quan Lâu thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, được Sầm Dục Anh ghi lại tại đây vào ngày 2 tháng Giêng, năm Mậu tý, niên hiệu Quang Tự thứ 14.

Bài thơ tứ tuyệt chơi chữ của người Trung Quốc[sửa]

Ở Trung Quốc, từ xưa vẫn lưu truyền 1 bài thất ngôn tứ tuyệt Thu nhật sơn hành (Mùa thu đi trong núi) chơi chữ như sau:

細雨斜風溪淺水
橫雲斷鴈嚮離鄉
菊殘竹折愁秋短
石缺山傾量里長
Tế vũ tà phong khê thiển thủy
Hoành vân đoạn nhạn hướng ly hương
Cúc tàn trúc chiết sầu thu đoản
Thạch khuyết sơn khuynh lượng lý trường

Dịch nghĩa: Mưa nhỏ gió xiên khe cạn nước

Mây giăng nhạn đứt lối ly hương

Cúc tàn trúc gãy buồn thu ngắn

Đá khuyết non nghiêng ngán dặm trường

Bài thơ sáng tác theo lối Thần trí thể, dùng cách viết làm cho các chữ Hán dài ngắn nghiêng ngửa khác đi, lấy tự hình thay thế lời thơ

Câu 1 chữ vũ nhỏ là tế vũ, chữ phong xiên là tà phong, chữ khê có bộ thủy thấp xuống là khê thiển thủy

Câu 2 chữ vân nằm ngang là hoành vân, chữ nhạn bị đứt là đoạn nhạn, chữ hướng có chữ hương viết rời ra là hướng ly hương

Câu 3 chữ cúc thiếu nét là cúc tàn, chữ trúc bị sứt là trúc chiết, chữ sầu có chữ thu viết ngắn là sầu thu đoản

Câu 4 chữ thạch hở phía dưới là thạch khuyết, chữ sơn chúc về phía trước là sơn khuynh, chữ lượng có chữ lý viết dài là lượng lý trường

Những bài viết khác trong cùng thể loại[sửa]

  1. Câu đối sử dụng trong từng trường hợp cụ thể và Thơ xướng họa Việt Nam
  2. Câu đối sử dụng chung trong các trường hợp cụ thể cố định
  3. Câu đối chưa rõ sự tích và nguồn gốc xuất xứ
  4. Câu đối liên quan đến Phật giáo
  5. Câu đối liên quan đến Thiên chúa giáo
  6. Câu đối về thời đại Hùng Vương, An Dương Vương và nước Nam Việt
  7. Câu đối về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  8. Câu đối về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
  9. Câu đối về các danh nhân thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý (938 - 1225)
  10. Câu đối về các nhân vật lịch sử thời Trần, Hồ, Hậu Trần (1225 - 1414)
  11. Câu đối về các danh nhân thời Lê, Mạc (1428 - 1621)
  12. Câu đối về các danh nhân thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, Tây Sơn và Nguyễn (1621 - 1858)
  13. Câu đối về các danh nhân thời Pháp thuộc (1858 - 1956)
  14. Câu đối về các danh nhân Đương đại
  15. Câu đối khắc tại các Đình, Chùa, Đền, Miếu, Phủ, Điện khu vực Bắc Bộ
  16. Câu đối khắc tại các Đình, Chùa, Đền, Miếu, Phủ, Điện khu vực Bắc Trung Bộ
  17. Câu đối khắc tại các Đình, Chùa, Đền, Miếu, Phủ, Điện khu vực Nam Trung Bộ
  18. Câu đối khắc tại các Đình, Chùa, Đền, Miếu, Phủ, Điện khu vực Nam Bộ
  19. Câu đối khắc tại phủ, điện, đình, chùa, đền, miếu xưa và nay ở thủ đô Hà Nội
  20. Câu đối khắc tại Từ Đường của các dòng họ Việt Nam
  21. Câu đối giao hữu trong Cơ quan đoàn thể và những tổ chức Phi chính phủ
  22. Câu đối có giai thoại sự tích và Thơ đối đáp Việt Nam
  23. Câu đối trong giai thoại dân gian có danh tính nhưng chưa rõ tiểu sử nhân vật
  24. Câu đối ghi chép tại sách vở, gia phả hay ban thờ tại một số tư gia Việt Nam
  25. Câu đối cùng giai thoại đối đáp về đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều
  26. Câu đối và những giai thoại đối đáp của các vị vua chúa triều Nguyễn
  27. Câu đối và giai thoại đối đáp của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)
  28. Câu đối và giai thoại đối đáp về Sào Nam Phan Bội Châu (1867 - 1940)
  29. Câu đối và giai thoại Thơ xướng họa về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
  30. Câu đối của những nhân vật định cư ở Hải ngoại
  31. Câu đối của Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu

Liên kết[sửa]