Wikiquote:Giữ thiện ý

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
(Đổi hướng từ Wikiquote:GTY)

Giữ thiện ý là một quy định về cách cư xử khi sửa đổi, bình luận, và thảo luận tại các trang thảo luận và trên tất cả các trang của Wikiquote. Khi mà không thiện ý được định nghĩa là hành vi cá nhân nhằm mục tiêu tạo ra một bầu không khí của những xích mích và căng thẳng, thì các quy định về giữ thiện ý của chúng tôi nêu rõ rằng mọi người phải giữ thiện ý đối với nhau. Cộng đồng Wikiquote của chúng ta đã phát triển một hệ thống chính thức với nguyên tắc cốt lõi quan trọng nhất là bài viết phải giữ được thái độ trung lập. Sau đó, chúng tôi yêu cầu một thái độ có thể chấp nhận được, hay có thể lý giải được đối với những người khác. Ngay cả khi "giữ thiện ý" chỉ là một quy định không chính thức, nó là quy định duy nhất mà chúng ta có thể áp dụng trong việc cư xử trực tuyến, và nó cũng là quy định có thể lý giải được để phân biệt giữa những cách cư xử chấp nhận được và không chấp nhận được. Tuy chúng ta không thể kỳ vọng vào việc mọi người yêu thương, phục tùng, và ngay cả tôn trọng lẫn nhau, nhưng chúng ta có mọi quyền để yêu cầu sự thiện ý.

Vấn đề[sửa]

Toàn bộ Wikiquote không phải chỉ riêng những đóng góp đáng trân trọng, vì mọi người đều có thể đóng góp và sửa đổi. Việc này làm cho những lời khen ngợi và chỉ trích càng rõ rệt hơn khi những đóng góp được thực hiện. Nhiều thành viên thường quên rằng việc chỉ trích một sửa đổi sẽ rất dễ gây ra hiểu lầm về việc xúc phạm thành viên đã thực hiện sửa đổi ấy; và rồi có thể họ sẽ phản ứng lại một cách mạnh bạo quá mức cần thiết. Điều này có thể trở thành một vòng luẩn quẩn giữa hai thành viên, dù chỉ bắt đầu từ một lời thiếu thiện ý, cho đến khi các thành viên đều không còn hứng thú vào việc sửa đổi và đóng góp cho những bài viết, mà lao vào "tấn công" với "kẻ thù của mình". Và đấy không phải xây dựng cho Wikiquote nữa.

Ví dụ[sửa]

Những ví dụ nhỏ nhặt có thể góp phần xây dựng một bầu không khí thiếu thiện ý:

  • Sự khiếm nhã
  • Giọng điệu đánh giá, lên mặt trong tóm lược sửa đổi (sửa đổi những lỗi chính tả vớ vẩn; sửa đổi một mớ ba xàm ba láp,...)
  • Tỏ ra coi thường những đóng góp của thành viên khác vì những sự chọn lọc từ ngữ và kĩ năng ngôn ngữ của họ.
  • Những lời cáo buộc thiếu cân nhắc
  • Gọi một thành viên khác là kẻ dối trá, hoặc cáo buộc anh ấy/cô ấy về việc phỉ báng, nói xấu (ngay cả khi những điều là sự thật, vì nó có xu hướng làm trầm trọng vấn đề, thay vì giải quyết tranh chấp)

Những ví dụ mang tính nghiêm trọng bao gồm:

Sự thiếu thiện ý có thể xảy ra trong tình huống sau. Bạn đang âm thầm viết một trang mới, và một thành viên khác nói với bạn rằng, "Nếu bạn dự định tạo một bài viết mới, thì ít nhất bạn cũng có thể kiểm tra lỗi chính tả của nó chứ?". Sự việc sẽ tiếp tục leo thang nếu bạn trả lời, "Lo việc của bạn đi, đừng xía vào chuyện của người khác".

Cách tương tác giữa các thành viên Wikiquote (Wikiquotians) làm phân tán những thành viên khác, làm xao lãng khỏi những mục tiêu quan trọng hơn, và quan trọng hơn cả, là làm suy yếu toàn bộ cộng đồng.

Khi nào và tại sao lại xảy ra sự thiếu thiện ý?[sửa]

  • Trong một cuộc tranh cãi hay thảo luận về một sửa đổi hay đóng góp, khi mà các thành viên có những ý kiến khác nhau.
  • Khi cộng đồng Wikiquote ngày càng trở nên lớn hơn. Các thành viên thường sẽ không hiểu rõ lẫn nhau, và có lẽ sẽ không nhận ra tầm quan trọng của những cá nhân khác trong dự án Wikiquote - vì vậy họ có thể sẽ không chú ý tới việc duy trì một mối quan hệ tốt với những thành viên khác.
  • Đôi khi, có thể có một thành viên đặc biệt thiếu thiện ý tham gia vào dự án Wikiquote, và điều này cũng có thể kích động các thành viên khác, bản thân họ, trở nên thiếu thiện ý.

Hầu hết lời lẽ xúc phạm, lăng mạ thường được phát ra vào một lúc cao trào của một sự xích mích lâu dài, chủ yếu là để kết thúc một cuộc tranh cãi hay thảo luận. Thường thì thành viên đã buông lời xúc phạm sẽ cảm thấy hối hận vì đã dùng những lời lẽ như thế một thời gian sau. Đây là lúc để loại bỏ (hoặc chỉnh sửa từ ngữ) những lời lẽ xúc phạm.

Trong một số trường hợp, những thành viên đã xúc phạm có một lý do khác: có thể họ muốn làm xao lãng "(các)kẻ thù" của họ khỏi một vấn đề, hoặc để hướng họ sang một mục đích khác, không hề liên quan tới việc xây dựng tới bài viết, hoặc có thể là dự án Wikiquote, hoặc để đẩy họ làm một việc vi phạm còn lớn hơn trong việc giữ thiện ý, mà có thể sẽ khiến họ bị tẩy chay hoặc cấm. Trong những trường hợp ấy, thì không mấy khi mà những thành viên đã xúc phạm sẽ xin lỗi hoặc cảm thấy hối hận.

Tại sao nó lại không nên?[sửa]

  • Vì nó làm cho các thành viên không vui, dẫn đến sự chán nản và sẽ rời khỏi Wikiquote.
  • Vì nó làm cho các thành viên tức giận, dẫn đến những hành vi thiếu tính xây dựng và thiếu thiện ý, tiếp tục làm cho mức độ của sự thiếu thiện ý leo thang.
  • Vì nó làm cho các thành viên mất đi niềm tin tốt đẹp, kết quả là càng có ít khả năng để giải quyết mâu thuẫn hiện tại - hoặc có thể là một trong những mâu thuẫn tiếp theo.

Cách xử lý về việc thiếu thiện ý trong Wikiquote[sửa]

Hạn chế việc thiếu thiện ý trong Wikiquote[sửa]

  • Hạn chế những cuộc tranh cãi về những sửa đổi và đóng góp và đồng thời hạn chế xích mích giữa những thành viên với nhau
  • Bắt buộc một sự hòa hoãn những câu trả lời để các thành viên có thời gian để bình tâm lại, để tránh sự căng thẳng leo thang (khóa trang, hoặc tạm thời chặn những thành viên đó vì lý do của cuộc tranh cãi)
  • Trả lời lại với một tinh thần tích cực
  • Bày tỏ sự không hài lòng về thái độ khiếm nhã hoặc thiếu thiện ý một cách khéo léo.
  • Xử lý triệt để, tận gốc vấn đề gây đến sự xích mích giữa các thành viên trong cộng đồng - hoặc tìm một sự thỏa hiệp.
  • Chặn một số thành viên nhất định khỏi việc sửa đổi một số bài viết nhất định mà có thể gây nên sự thiếu thiện ý.
  • Tạo và thực thi một điều luật mới - ngăn cấm việc sử dụng một số từ ngữ không phù hợp - trong đó tạm thời cấm hoặc chặn các thành viên đã sử dụng các từ ngữ ấy một số lần nhất định.
  • Chấp nhận rằng sự thiếu thiện ý và khiếm nhã sẽ không hoàn toàn tránh khỏi trong một cộng đồng như Wikiquote, nên đừng khoan nhượng với những cách ứng xử như vậy.

Giảm bớt tác động[sửa]

  • Hãy cân bằng những lời nhận xét thiếu thiện ý bằng những lời phản hồi nhẹ nhàng và xoa dịu căng thẳng.
  • Đừng trả lời những bình luận chửi rủa bạn. Quên nó đi. Quên luôn cả thành viên đó đi. Đừng làm cho căng thẳng ấy leo thang (đây là một sự tấn công cá nhân)
  • Mặc kệ sự thiếu thiện ý ấy. Tiếp tục hoạt động như thể rằng thành viên xúc phạm bạn không hề tồn tại. Tạo dựng một "bức tường" giữa thành viên ấy và phần còn lại của cộng đồng.
  • Hoàn nguyên những chỉnh sửa bằng một bức màn vô hình (&bot=1) để giảm tác động những lời nói thiếu thiện ý đã sử dụng trong lời tóm lược sửa đổi. (Động tác này cần sự trợ giúp kĩ thuật của bảo quản viên (sysop)).
  • Rời đi. Tuy Wikiquote chỉ là một dự án vẫn còn nhỏ, nhưng nó có hàng trăm trang và bài viết khác nhau. Hãy cứ rời khỏi và đóng góp cho một bài viết nào khác và chờ cho sự việc đã nguôi.

Loại bỏ hoặc xóa những bình luận thiếu thiện ý[sửa]

  • Sửa những từ ngữ thiếu thiện ý hay không phù hợp ở bình luận của các thành viên (tuy nhiên, điều này cũng có thể mang lại sự tranh cãi, vì nó có thể bị hiểu lầm là sửa đổi ý kiến của các thành viên)
  • Loại bỏ hoặc xóa những bình luận thiếu thiện ý trên các trang thảo luận (bất cứ ai muốn đọc nó hay nhắc đến nó đều có thể tìm thấy ở phần xem lịch sử sửa đổi trang)
  • Hoàn nguyên chỉnh sửa (&bot=1), để các bình luận mang tính thiếu thiện ý sẽ vô hình trong phần Thay đổi gần đây (điều này có thể thực hiện bởi những thành viên có IP, nhưng cần có sự trợ giúp kĩ thuật của bảo quản viên (sysop)).
  • Xóa (hoàn toàn và vĩnh viễn) những bình luận thiếu thiện ý. (điều này cần có sự trợ giúp kĩ thuật của bảo quản viên (sysop)).
  • Thay đổi một bình luận trong phần tóm lược sửa đổi bởi một bình luận mang tính thiện ý hơn (điều này cần sự trợ giúp kĩ thuật).

Xử lý những vấn đề về thiếu thiện ý trong cuộc hòa giải[sửa]

Trong lúc hòa giải, có thể sẽ có một bên đồng ý hòa giải trong khi bên còn lại chưa sẵn sàng. Ví dụ, nếu nguồn gốc của sự xích mích là một điểm cụ thể trong một bài viết, thì bạn có thể mời toàn cộng đồng Wikiquote xem xét các cuộc thảo luận để làm giảm tác động của sự xich mích, nếu cuộc thảo luận giữa hai bên vẫn còn bị che mờ bởi một cuộc trao đổi thiếu thiện ý đến từ hai bên. Sẽ là tốt nhất khi làm sáng tỏ mọi chuyện và lấy lại sự cân bằng và sự rõ ràng khi họ tiếp tục đóng góp cho Wikiquote.

Giải thích về sự thiếu thiện ý[sửa]

Một số thành viên bị tác động dữ dội bởi những lời lẽ thiếu thiện ý và có thể sẽ không có khả năng tập trung vào việc xử lý nguồn gốc của sự xích mích. Chúng ta có thể giúp họ bằng cách nói vì sao những lời lẽ thiếu thiện ý như thế lại được nói ra, và giúp họ nhận ra rằng, dù cho sự thiếu thiện ý trong các bình luận hướng tới họ là sai, nhưng về mặt ý nghĩa cơ bản của các bình luận ấy có thể là hợp lý và đúng đắn.

Thành viên bị xúc phạm có thể nhận ra rằng là những lời lẽ thiếu thiện ý lúc nào cũng là về mặt nghĩa đen của nó, và có thể đi đến quyết định quên và tha thứ cho sự thiếu thiện ý đó.

Cũng có thể giúp ích cho những thành viên bị xúc phạm khi chỉ ra rằng các hành vi ấy, dù vi phạm quy định về Giữ thiện ý, nhưng nó cũng giúp cho họ nhận ra được vấn đề cốt lõi trong tranh chấp.

Sửa đổi những bình luận thiếu thiện ý[sửa]

Khi không phải là một cuộc tranh cãi chính thức, một bên thứ ba trung lập có thể đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải, khi mà bên thứ ba ấy đủ hiểu các bên tranh chấp và có thể đảm bảo được về việc liên lạc được với các bên tranh chấp. Để ngắn gọn, chúng ta hãy tạm gọi bên thứ ba trung gian hòa giải ấy là "hòa giải viên". Vai trò của hòa giải viên là tạo dựng và thúc đẩy những cuộc thảo luận lành mạnh giữa các bên tranh chấp. Và vì thế, nó sẽ giúp ích cho Thành viên A trong việc xóa bỏ dần những gì thiếu thiện ý bởi việc chỉnh sửa từ ngữ lại trong bình luận nhắm tới thành viên B.

Ví dụ, nếu thành viên A và thành viên B đang tranh cãi với nhau qua thư điện tử (e-mail) thông qua một bên trung gian hòa giải, thì bình luận của thành viên A sẽ giảm bớt được sự thiếu thiện ý nhờ trung gian hòa giải, từ "Tôi từ chối để cho thành viên B phá hoại Wikiquote" sang "Thành viên A đang lo ngại là thành viên B có thể làm một điều không phù hợp với Wikiquote."

Sửa đổi những bình luận thiếu thiện ý một cách công khai trước hoặc trong cuộc hòa giải[sửa]

Vào cuối quá trình hòa giải, những thành viên hòa giải (hòa giải viên) có thể đề nghị các bên tranh cãi đồng ý để xóa những bình luận thiếu thiện ý vẫn còn trên trang thảo luận của thành viên và của bài viết ấy. Các thành viên có thể đồng ý xóa những trang cụ thể mà được tạo ra với mục đích là để "tấn công" thành viên khác, và/hoặc xóa hết những nội dung của những trang "tấn công" mà không hề liên quan hoặc không phù hợp với chủ đề, mục đích của bài viết, và/hoặc tổ chức một cuộc thảo luận để tái cấu trúc lại. Điều này làm cho các bên tranh chấp nhanh chóng quên đi phạm tội và dễ dàng tha thứ cho nhau hơn.

Tương tự vậy, các bên tranh chấp có thể đồng ý để xin lỗi lẫn nhau.

Gợi ý xin lỗi[sửa]

Sự hòa giải luôn cần đến sự hợp tác của hai bên, một bên là thành viên đã thể hiện sự thiếu thiện ý, và bên còn lại là thành viên bị tổn thương bởi sự thiếu thiện ý của thành viên kia. Hành động xin lỗi không phải để giải quyết vấn đề hay để đàm phán, cũng không phải là về ai đúng và ai sai. Đúng hơn, nó là một nghi thức giữa hai bên được nói những từ ngữ để có thể hòa giải với nhau. Trong cuộc hòa giải, lời xin lỗi đại diện cho một cơ hội để nâng cao mối quan hệ.