Omar Khayyám

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Tượng chân dung của Khayyam bởi Abolhassan Sadighi

Ghiyāth al-Dīn Abū al-Fatḥ ʿUmar ibn Ibrāhīm Nīsābūrī[1][2] (ngày 18 tháng 5 năm 1048 – ngày 4 tháng 12 năm 1131), thông thường được biết đến với tên gọi Omar Khayyám (tiếng Ba Tư: عمر خیّام‎),[lower-alpha 1], là một nhà bác học người Ba Tư xưa[3], được biết đến bởi những cống hiến của ông cho toán học, thiên văn học, khoáng sản học, triết họcthơ ca[4]. Ông sinh ra tại Nishapur, thủ phủ trước kia của Đế chế Seljuk (gần thủ đô Mashad, miền đông Iran ngày nay). Ông là một học giả cùng thời với sự cai trị của triều đình Seljuk quanh thời điểm của cuộc Thập tự chinh đầu tiên.

Trích dẫn[sửa]

Chính Khayyam đã từng nói:[5]

Chúng ta là nạn nhân của thời đại mà những con người của khoa học bị mất uy tín, và chỉ còn lại một số ít người có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học. Các nhà triết học của chúng ta dành tất cả thời gian của họ trộn lẫn đúng với sai và chẳng quan tâm đến điều gì ngoài việc thể hiện tự phụ ngoài mặt; sự học ít ỏi như vậy mà chúng có, chúng mở rộng về mặt vật chất. Khi chúng nhìn thấy một con người chân thành và không ngừng tìm kiếm sự thật, một người mà sẽ chẳng liên quan gì đến sự lừa dối và giả tạo, chúng chế giễu và coi thường anh ta.

Khayyam nói về kinh Koran (đoạn trích 84):[6]

Kinh Koran! được thôi, hãy để ta kiểm tra, Cuốn sách cũ kỹ đáng yêu với lầm lỗi đáng ghê tởm, Hãy tin ta, ta cũng có thể đọc trích dẫn kinh Koran, Kẻ không tin là người hiểu rõ kinh Koran nhất. Và ngươi có nghĩ rằng đối với những kẻ như ngươi, một đoàn người đầu óc giòi bọ, đói khát, cuồng tín, Chúa đã ban Bí mật cho ngươi và chối từ ta đó ư? Được, được, cũng chả quan trọng! Hãy cũng cứ tin như thế.

Đừng hướng nhìn lên, chẳng có câu trả lời ở đó đâu; Đừng cầu nguyện, vì chẳng ai nghe lời cầu nguyện của nhà ngươi; Gần là gần cũng như Chúa là Xa dường nào, Và Tại đây cũng cùng sự dối lừa như Tại đó.[6]

Người ta nói về thiên đường,—chẳng có thiên đường nào khác ngoài ở đây; Người ta nói về địa ngục,—chẳng có địa ngục nào ngoài ở đây; Người đời sau nói chuyện, và kiếp sau, hỡi em yêu, chẳng có kiếp nào khác—ngoài kiếp này.[6]

Bài thơ tứ tuyệt của Omar Khayyam được biết đến với tên gọi "Ngón tay Chuyển động" (The Moving Finger), theo bản dịch của nó bởi nhà thơ người Anh Edward Fitzgerald là một trong những bài tứ tuyệt nổi tiếng nhất trong vùng ngôn ngữ tiếng Anh.[7] Thơ rằng:

The Moving Finger writes; and having writ,

Moves on: nor all your Piety nor Wit

Shall lure it back to cancel half a Line,

Nor all your Tears wash out a Word of it.[8][lower-alpha 2]

Dịch nghĩa:

Ngón tay cứ việc Dời chuyển; mệnh lệnh cứ thế ban ra,
Cứ tiếp bước: chẳng phải tất cả Đạo Đức hay Thông Thái của ngươi
Sẽ đuổi nó trở lại dừng nửa dòng,
Tất cả Nước mắt của ngươi cũng chẳng xoá được lấy một Từ.

Tựa đề của cuốn tiểu thuyết "The Moving Finger" do Agatha Christie viết và xuất bản năm 1942 được lấy cảm hứng từ bài thơ tứ tuyệt này trong bản dịch "Rubaiyat của Omar Khayyam" của Edward Fitzgerald.[7] Martin Luther King cũng trích dẫn bài tứ tuyệt này của Omar Khayyam trong một bài diễn văn của ông "Beyond Vietnam: A Time to Break Silence" (Bên kia Việt Nam: Thời điểm để Phá vỡ Im lặng):[7][9]

“Chúng ta có thể tuyệt vọng cầu xin cho thời gian ngừng trôi trên hành trình của nàng, nhưng thời gian vẫn kiên định với mọi lời khẩn cầu và cứ thế trôi đi. Trên những bộ xương đã tẩy trắng và tàn dư lộn xộn của nhiều nền văn minh là dòng chữ thảm hại, 'Quá muộn màng'. Cuốn sách vô hình của cuộc đời ghi nhận lại một cách trung thực những cảnh giác hay lơ là của chúng ta. Omar Khayyam thật là đúng: ‘Ngón tay cứ viết, và mệnh lệnh cứ ban ra.’”

Chú thích[sửa]

  1. ^ Dehkhoda, Ali-Akbar (bằng fa). Dehkhoda Dictionary. Tehran. 
  2. ^ “Omar Khayyam | Persian poet and astronomer | Britannica”. www.britannica.com. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Al-Khalili, Jim (30 September 2010). Pathfinders: The Golden Age of Arabic Science. Penguin UK. ISBN 978-0-14-196501-7. "Later, al-Karkhi, Ibn-Tahir and the great Ibn al-Haytham in the tenth/eleventh century took it further by considering cubic and quartic equations, followed by the Persian mathematician and poet Omar Khayyam in the eleventh century" 
  4. ^ Levy, Reuben (2011). The Persian Language (RLE Iran B). Taylor & Francis Group. pp. 94. ISBN 9780415608558. 
  5. ^ Moss, Joyce (2004). Middle Eastern Literature and Their times. p. 431. ISBN 9780787637316. 
  6. ^ 6,0 6,1 6,2 Omar, Khayyam (18 May 2017). The World in Pictures. Omar Khayyam. Rubáyát.. Aegitas Publishing. ISBN 9781773132372. 
  7. ^ 7,0 7,1 7,2 “The Moving Finger: Glimpses into the Life of a Persian Quatrain”. www.leidenmedievalistsblog.nl. 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ FitzGerald, Stanza LXXI, 4th ed.
  9. ^ “17. MLK Beyond Vietnam.pdf (hawaii.edu)” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu