Friedrich II Đại đế
Friedrich II (phiên âm tiếng Việt là Phriđrích II), còn viết là Frédéric II hay Frederic II (phiên âm Frêđêrich II) (24 tháng 1 năm 1712 – 17 tháng 8 năm 1786), tức Friedrich von Hohenzollern là vị thống soái và nhà chính trị kiệt xuất hơn cả trong lịch sử châu Âu thời đại ông, một trong những người thành lập nước Đức hiện đại. Ông là một thành viên của Hoàng tộc nhà Hohenzollern, là một vị vua nổi tiếng của nước Phổ, trị vì đến 46 năm: từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1786. Trên cương vị Tuyển hầu tước (tiếng Đức: Kurfüst) của đế quốc La Mã Thần thánh, ông có tên gọi là Friedrich IV xứ Brandenburg. Ông cũng kiêm luôn chức Vương công xứ Neuchâtel trong liên minh cá nhân. Là vị Quốc vương được nhiều người mến mộ, ông được mệnh danh là Friedrich Đại Đế (tiếng Đức: Friedrich der Große) hay Fritz Đại Đế hoặc là Frederic Đại Đế, và thường được gọi là der alte Fritz, tức "Cụ già Fritz", hay Ông hoàng độc đáo. Còn được gọi là "Nhà chinh phạt của vùng Rossbach và Zorndorf" hay "Người anh hùng của vùng Rossbach và Zorndorf", năm 30 tuổi, ông là nhân vật thu hút nhiều người quan tâm nhất thời đó.
Thiếu nguồn
[sửa]Chính trị
[sửa]- Trẫm và các khanh phải để tâm hơn cả đến sự giàu mạnh của đất nước, và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho từng con dân của Trẫm. Nếu thiện ý và lợi ích của Trẫm dẫn đến một hậu quả quan trọng: chiến tranh, hãy nhớ lời dặn thứ hai của Trẫm.
- Truyền thống của nước nhà đã khác với truyền thống của các tổ tiên ta xưa kia, hay truyền thống của các láng giềng... Trong tất cả mọi nước, từ anh khổng lồ cho đến anh tí hon, nguyên tắc cơ bản của các Chính phủ chính là nguyên tắc của việc mở mang bờ cõi nước họ.
- Trong tất cả mọi nước, từ anh khổng lồ cho đến anh tí hon, nguyên tắc cơ bản của các Chính phủ chính là nguyên tắc của việc mở mang bờ cõi nước họ.
- Nếu Đấng Quân vương không đích thân thống lĩnh quân đội và không làm gương cho thần dân về những vấn đề quân sự, tất cả sẽ mất hết...
- Trách nhiệm của bá quan văn võ nói chung, và trách nhiệm của khanh nói riêng, là bảo vệ lẽ phải. Hãy đồng hành cùng nó...
Quân đội
[sửa]- Bọn bay khoái tình dục ư, bọn bay nên biết rằng chúng nằm trong các đồn quân đấy!
- Vương quốc Phổ là một quân đội có quốc gia, chứ không phải là một quốc gia có quân đội. Nước Phổ chỉ là một cái đồn của Quân đội Phổ.
- Trẫm ấn tượng nhất điều này: Trẫm và ái khanh đều cảm thấy vô cùng thoải mái khi đứng giữa đội binh hùng tướng mạnh kia. Sáu vạn quân sĩ tinh nhuệ ấy đều là những kẻ thù khó hoài giải của Trẫm và ái khanh. Trong số họ, chẳng người lính nào được vũ trang tốt và mạnh mẽ hơn Trẫm và ái khanh đâu? Chưa kể, họ luôn sợ hãi khi yết kiến Trẫm và ái khanh, trong khi Trẫm có là cái thằng ngốc mới đi sợ họ! Đấy, mệnh lệnh, kỷ luật và sự chu đáo của quả nhân có hiệu lực mạnh mẽ như vậy đấy!
- Có thể thấy các Trung đoàn không nên có quá nhiều nam nhi trẻ tuổi chỉ giỏi ba hoa, nhưng có những thị vệ tài giỏi, gạo cội và là những cựu Sĩ quan đã được thăng chức.
- Những Trung đoàn của chúng ta có một nửa binh sĩ là thần dân của chúng ta nhưng một nửa binh sĩ là bọn ngoại quốc. Bọn ngoại quốc chỉ tham gia Quân đội Phổ để kiếm tiền, và chúng chỉ phục vụ Trẫm khi có thời cơ chứ không hẳn là thật sự trung thành. Do đó, chúng ta cần phải quan tâm đến việc bài trừ nạn đào ngũ trong Quân đội Phổ...
- Trẫm và các khanh đã giành một loạt chiến thắng. Tuy nhiên, nếu, Trẫm và các khanh chủ quan, tất cả hẳn sẽ thất bại. Do đó, Trẫm và các khanh phải chuẩn bị một lực lượng binh hùng tướng mạnh, với ý tưởng rằng, lực lượng này sẽ được dùng khi có dịp sau này.
- Không có quân đội nào có thể chiến đấu dũng cảm nếu thiếu quân nhu. Không có một dũng tướng đói meo nào có thể làm anh hùng cho toàn quân!
Đối ngoại
[sửa]- Ngoại giao mà không có vũ trang thì cũng chẳng khác gì âm nhạc mà thiếu thốn nhạc cụ.