Gia Cát Lượng
Giao diện
Gia Cát Lượng (Tiếng Trung: 诸葛亮〈諸葛亮〉; Bính âm: Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.
Thiếu nguồn
- Hư mà thực, thực mà hư.
- Người dày dạn trận mạc không nổi giận, người biết cách chiến thắng không sợ hãi, người thông thái thắng trước khi chiến đấu, còn kẻ ngu muội chiến đấu để thắng.
- Tâm ta như cái cân, không ai có thể làm tươi, làm héo được.
- Trên gối, biết ai vua, ai giặc, Bỗng trang hoàng tộc viếng lều con. Ai hay chỉ một giờ tâm sự, Được giang sơn năm chục năm tròn?
- ... Xưa tiên đế thua ở Sở, bấy giờ Tào Tháo trỏ tay nói rằng thiên hạ đã định. Về sau Tiên đế liên minh với Ngô Việt ở phía Đông, lấy Ba Thục ở phía Tây, cất quân đánh lên phía Bắc do Hạ Hầu Đôn làm tiên phong. Đó là lúc mẹo Tào Tháo bị phá mà sự nghiệp Hán sắp thành. Về sau Đông Ngô trái lời giao hiếu. Quan Vũ thua trận. Tào Phi xưng đế. Phần những việc như thế tuy có thể là nghịch tà. Thần cúc cung tận tụy xin dốc lòng đến chết mới thôi. Đến như thành bại, được mất chẳng phải do cái tài giỏi của thần có thể xoay ngược lại vậy...
Liên kết
- Bài viết bách khoa Gia Cát Lượng tại Wikipedia