Gia Long

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
(Đổi hướng từ Nguyễn Thế Tổ)

Hoàng đế Gia Long (chữ Hán: 嘉隆, 1762–1820), húy Nguyễn Phúc Ánh (chữ Hán: 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), là hoàng đế đầu tiên và người thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Trích dẫn[sửa]

  • Được nước là nhờ lòng dân. Nay Châu Văn Tiếp đã mất không ai kiềm chế nổi quân Xiêm. Nếu có lấy lại được Gia Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Người xưa nói mưu lợi để lấy của cải của người gọi là quân tham mà quân tham thì nhất định phải thua, quân nước Xiêm là thế đấy. Ta sẽ lui quân không nỡ để cho dân tình khốn khổ.
    • Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung (2008), 54 vị Hoàng đế Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tr. 287-288.
  • Vàng này còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp trong lúc nguy nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để giành về sau cho con cháu biết.
    • Thi Long (1998), Nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 85.
  • Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm đinh tai nhức óc.
    • Tôn Thất Bình (1997), Kể chuyện chín chúa mười ba vua triều Nguyễn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 46.
  • Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông.
    • Tôn Thất Bình (1997), Kể chuyện chín chúa mười ba vua triều Nguyễn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 47.
  • Đất nước giao lưu với nhau, lấy con trai của hai quốc vương làm con tin, con trai Cảnh của ta năm nay mới bốn tuổi, vừa rời khỏi vòng tay của mẫu thân, nay ta giao nó cho ngươi, ngươi phải bảo vệ nó thật tốt. Con đường về phương Tây rất khó khăn. Nếu gặp nguy hiểm xin hãy bảo vệ con trai tôi thật tốt.

Về Thiên Chúa giáo[sửa]

  • Thật là tốt đẹp nếu tập tục này có thể dung hòa với Kitô giáo, vì theo lối nhìn của ta, thực sự không có cái gì cản trở dân chúng theo đạo. Như ta đã nói trước đây, tập tục này chỉ có tính cách dân sự và chính trị, còn niềm tin tưởng gán cho nó là một lầm lạc của dân chúng. Thái độ của ta như thế không tố cáo các tín hữu và cho phép họ làm theo phong tục.... Nếu ta bãi bỏ đi thì càng làm cho người khác nghĩ rằng ta đã thay đổi đạo và không còn theo ta nữa. Ta đã cấm tà thuật, bói toán. Ta coi việc thờ kính các thần là giả dối đáng buồn cười. Nhưng ta coi việc tôn kính tổ tiên là một căn bản của nền giáo dục. Ta muốn mọi người chú ý và để cho người Kitô có thể gần với chúng ta hơn.
  • Ta đã nuôi nấng các ngươi, đã ban bao nhiêu ơn huệ, tại sao lại từ chối không lạy các tổ tiên của ta? Ta không bắt các ngươi bỏ đạo, cũng không ép các ngươi thờ lạy các thần phật, ta chỉ muốn một điều là các ngươi tôn kính tổ tiên ta một cách công khai. Ðó là dấu chỉ biết ơn của ta với các ngài trước mặt mọi người.
  • Ðạo của đức cha là một đạo tốt lành nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới có một vợ.
  • Phải chăng người Công giáo là một người dân trong nước? Họ cũng trả thuế như những người khác. Nếu những người dân tin tưởng vào các thần linh, không ai cấm đoán họ, nhưng cũng có những người khác không tin tưởng vào các vị ấy, thì cũng không nên bắt buộc họ thông công vào việc tế tự vào các vị thần mà họ không tin tưởng.
    • Nguyễn Văn Kiệm (2013), Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta (ấn bản 3), "Nguyễn Ánh (Gia Long) đối với đạo Thiên Chúa", Việt Nam: Nhà xuất bản Hồng Đức & Tạp chí Xưa và Nay, tr. 149-151.
  • Đạo Bồ Đào Nha [tức đạo Thiên Chúa] là một đạo ngoại lai đã được truyền một cách chùng lén khắp nước và hiện nay vẫn còn dù chính phủ đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoan này. Hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này dùng để làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ, còn thiên đàng mà đạo hứa sẽ ban cho những người ngay lành là một thành ngữ rất kêu để quyến rũ những người khờ khạo. Một số khá lớn dân chúng trong nước bị thấm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng thiếu suy nghĩ nên không sao mở mắt họ được. Do đó từ nay trong các tổng, các làng có nhà thờ của người Công giáo, cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những ngôi nhà thờ đã bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở những nơi chưa có tuyệt nhiên bị cấm hẳn.
    • Nguyễn Văn Kiệm (2013), Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta (ấn bản 3), "Nguyễn Ánh (Gia Long) đối với đạo Thiên Chúa", Việt Nam: Nhà xuất bản Hồng Đức & Tạp chí Xưa và Nay, tr. 149-151.

Liên kết[sửa]

Wikipedia
Wikipedia
Wikipedia có thể loại liên quan