Bùi Xuân Phái
Giao diện
Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1/9/1920 – 24/6/1988) là một trong những họa sĩ hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam và ngang tầm thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm vẽ về Phố Phái hay còn gọi là Phố cổ Hà Nội. Những bức tranh của ông không chỉ nhận được sự yêu thích của người Việt Nam mà còn nhiều người nước ngoài. Họa sĩ Bùi Xuân Phái cái tên quen thuộc của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông còn là một trong những danh họa kinh điển, ngang tầm thế giới. Ông là người thổi hồn vào nền mỹ thuật hiện đại với tác phẩm nổi tiếng sống mãi với thời gian như “Phố Phái”. Dưới đây là những thông tin về tiểu sử, sự nghiệp và phong cách nghệ thuật độc đáo của danh họa tài hoa này.
Các ghi chú của ông
[sửa]- Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho đúng, ghi cho chính xác... Nếu chỉ có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự... con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng! Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, dau khổ.
- Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho đúng, ghi cho chính xác... Nếu chỉ có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự... con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng! Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, dau khổ.
- Tìm cái đẹp qua thiên nhiên, hiểu kỹ thiên nhiên để thấy cái cốt lõi. Vẽ bịa là đi vào cái hời hợt, dễ dãi.
- Đừng băn khoăn nhiều lúc vẽ. Đừng đặt ra một tiêu chuẩn gì về cái đẹp. Cứ vẽ như người không biết vẽ cũng được chứ sao? Mà lại khó nữa nếu lại cố tình làm ra không biết vẽ! Chính cái hồn nhiên mới đem lại cái tươi mát trong tranh.
- Tôi không còn nghĩa gì về nghệ thuật nữa thì tôi mới tự do được mà vẽ.
- Một thế giới riêng. Một cái nhìn riêng. Nghệ thuật làm người xem thú vị ở chỗ đó.
- Vẽ giống người khác không có gì đáng chú ý vì đó là một “hoạ sĩ” không có gì.
- Vượt lên trên những cái làm hỏng nghệ thuật. Nghĩ đến một sự nghiệp lớn lao của cả một đời nghệ thuật. Đừng để chính bản thân mình phải ân hận đã làm những bức tranh không ra gì, không đáng kể. Chính những bức tranh tồi, tranh dở, tranh xoàng sẽ làm hại uy tín của mình đó.
- ... Cái đẹp tồn tại được có lẽ lúc nào nó cũng mới.
- Không ngại gì làm đi làm lại để tìm ra cái hay hơn nâng mình lên, không hài lòng với những cái dễ dãi. Đừng sợ không được quần chúng thích mà đi tìm lối này lối nọ. Chính cái hay nhất của anh mới làm quần chúng thích được (Tôi không nói quần chúng ở mức độ kém)
- ... Đừng gò bó – đừng lo không giống – đừng rụt rè. Vẽ hỏng thì bỏ đi, không sao cả. Càng vẽ nhiều càng nhiều kinh nghiệm. Đáng buốn khi người vẽ không nhìn thấy thất bại, thành công ở mức nào. Cần làm việc rất nghiêm túc và thoải mái.
- Cứ vẽ đi, thiên nhiên là một nguồn cảm hứng vô tận. Đừng sợ không làm nổi, cứ là mình mà vẽ, bằng lòng với “tài năng” dù còn kém của mình.
- Đúng, cái hồn nhiên trong tranh thật là dễ và cũng thật là khó! Hồn nhiên giả thì chán biết bao! Hãy vẽ với một tinh thần chân thật và thoải mái. Đừng làm bác học trong lúc vẽ, đừng làm nhà giáo trong lúc vẽ, đừng làm một học sinh làm bài trong lúc vẽ... không! Cứ tự do vẽ, vẽ hỏng thì xoá đi, vứt đi... vẽ khá thì giữ lại.
- Không nên đi tìm cái “riêng” để tỏ ra mình có chất độc đáo. Rất dễ rơi vào con đường lập dị và hình thức.
- Ai vẽ mà không muốn tranh của mình đẹp – nhưng điều đó có phải là dễ đâu. Ai thấy đẹp, ai thấy không đẹp? Lôi thôi lắm chứ! Cái chủ quan cũng dễ đánh lừa ngay cả bản thân người vẽ.
- Có thể có những người rất chịu khó vẽ nhưng không có tâm hồn nghệ thuật thành ra họ chỉ giữ những kỹ thuật, những công thức, những luật lệ. Bởi thế tranh của họ dù có kỹ xảo đến mấy đi nữa thì vẫn cứ khô khan tầm thường. Những hoạ sĩ dân gian vẽ thường rất hồn nhiên và thoải mái. Họ không bị lúng túng bởi những khó khăn của kỹ thuật.
- Văn là người thì vẽ cũng là người thôi, người làm sao thì vẽ làm nấy (thế nấy). Nếu cố tình bắt chước người khác thì cũng chỉ thành đồ giả thôi. Cần phải vẽ một cách chân thành. Không giả mạo, đừng vay mượn để che đậy cái... kém của mình mà cũng có người đi làm cái giả tầm thường, trong khi chính bản thân mình có cái hay thì lại không khai thác! Thế có đáng tiếc không cơ chứ!
- Cái đẹp đến hay không đến là do người vẽ nhìn thấy. “Cái nhìn” cho hay để vẽ cho hay. Cả hai đều khó cả. Phải khổ công rèn luyện để bớt khó.
- Đừng tiếc thì giờ mất đi cho một cái tranh, càng mất nhiều thì giờ, bức tranh càng xem được lâu.
- Cứ cãi nhau về cái đẹp thì vô cùng thật! Nhưng thời gian, thời gian sẽ công bằng với những cái đẹp chưa được công nhận.