Câu đối khắc tại các đình, chùa, đền, miếu, phủ, điện tại Bắc Bộ Việt Nam

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Biếtcác

Câu đối khắc tại Thành Mục Mã tỉnh Cao Bằng[sửa]

Thành Mục Mã nằm ở nơi thế đất rất hiểm yếu, thành đắp bằng đất, bên ngoài có hàng rào bằng gỗ kết lại. Sau khi dẹp xong nhà Mạc, triều đình thấy binh sỹ ở đất Cao Bình quá đông, mất vệ sinh, sinh ra dịch bệnh nên đã giao cho tướng Hoàng Triều Hoa dời trấn lỵ từ Cao Bình về Mục Mã. Thời vua Minh Mạng, tri châu Bảo Lạc Nông Văn Nân khởi nghĩa ở Vân Trung. Quân Nông Văn Nân đánh chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Ngày 02/10/1833, Nông Văn Vân đánh chiếm thành Mục Mã, thành bị vây 1 tháng, hết lương thực, thuôc súng, viện binh bị chặn đánh không ứng cứu được. Ba quan đầu tỉnh là Bố tránh Bùi Tăng Huy, An sát Phạm Bá Trạc, Lãnh binh Phạm Văn Lưu đều tự vẫn để tỏ lòng chung với vua. Vua Minh Mạng cho lập đền thờ gọi là đền Tam Trung (phường Sông Bằng). Có câu đối:

Tuyệt bút một chương trung lẫn hiếu
Hy sinh ba vị chết vẫn còn

Những câu đối khắc tại Văn Miếu tỉnh Hưng Hóa thời nhà Nguyễn[sửa]

Tỉnh Hưng Hóa thời Nguyễn được thành lập năm 1831, thời Nguyễn, trên cơ sở của trấn Hưng Hóa đời Lê, bao gồm phần lớn đất đai của các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu và Sơn la ngày nay. Tỉnh lỵ đặt tại xã Trúc Phê, huyện Tam Nông, sau này trụ sở của Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên. Văn miếu của tỉnh được xây dựng trên núi Trúc ở phía Bắc tỉnh lỵ ngay từ năm Minh Mệnh 11 (1830), nghĩa là trước cả khi thành lập tỉnh. Tứ Thủy, Đông Sơn là quê hương của Khổng Phu Tử, được coi là nguồn gốc của Văn miếu Hưng Hóa. Đặc biệt trong các câu đối, các tác giả khéo léo sử dụng hai từ Hưng và Hóa đối lại nhau, để phác họa ra một tỉnh Hưng Hóa có bề dày lịch sử, có diện tích bao la, có truyền thống Nho học:

Hưng phế ư Tần Hán hà quan, nguyên âm thường hưởng
Hóa dục dữ thiên địa đồng đại, giáo tứ vô cùng

Hoặc:

Văn giả hưng, công dụng hà hoằng, đạo cao thiên cổ
Đại nhi hóa thánh thần mạc trắc, đức quán bách vương

Hay:

Văn trị vị hưng, thanh giáo thập lục châu nhi ngoại
Nhân tài vũ hóa, tiệm ma tam bách tải vu kim

Và:

Vấn cừ ná đắc thanh, Thao thủy chi nguyên Tứ Thủy
Đăng cao thị ích tiểu, Trúc sơn chi thướng Đông Sơn

Nghĩa là:

Làm sao có được dòng trong, nước Thao giang khơi nguồn từ Tứ Thuỷ
Lên cao nhìn càng thấy nhỏ, ngọn Trúc Sơn hướng thẳng Đông Sơn

Câu dối khắc ở đền Mẫu Thượng Soài Sơn[sửa]

Đền Mẫu Thượng Soài Sơn - Sài Sơn Linh Từ tọa lạc tại Ngõ 1 đường Ngô Thì Sỹ, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Trong tên gọi của đền, chữ Soài có nguồn gốc tiếng Tày, trong địa danh Pò Soài, nghĩa là ngọn đồi thoai thoải. Nhưng trong tiếng Hán, không có chữ Pò, chữ Soài, nên khi dịch tên Đền ra tiếng Hán phải gọi chệch đi thành Sài Sơn, tức là núi Sài. Đền thờ Mẫu, được xây dựng trên triền đá đầu dãy núi Nhị Tam Thanh. Chuyện kể rằng đã lâu lắm rồi, có tảng đá lớn trên sườn núi lở xuống, trên đá có chữ Nho, đại ý rằng nơi đây Mẫu đã từng đặt chân đến trong những cuộc du ngoạn của mình. Vì vậy, nhân dân trong khu phố Pò Soài - Nà Pắp đã lập đền thờ Mẫu ngay cạnh tảng đá lớn, mới đầu chỉ là ba gian miếu nhỏ, lâu dần trùng tu, tôn tạo thành đền như ngày nay, chữ gọi là Sài Sơn Linh Từ, tục gọi là đền Mẫu Thượng Soài Sơn. Trước cửa đền có đôi câu đối:

一 品 柴 山 龍 虎 伏 Nhất phẩm Sài sơn long hổ phục
三 清 特 地 顯 靈 祠 Tam Thanh đặc địa hiển linh từ

Câu đối khắc tại khu Di tích Từ Vũ và đình Hàng Kênh ở Hải Phòng[sửa]

  • “Từ Vũ” chỉ là một ngôi Miếu thờ Thành Hoàng là cụ Vũ Chí Thắng ở làng (phường) Hàng Kênh, tại phố Hồ Sen, Hải Phòng. Phân tích chi tiết hơn Từ Vũ là ngôi đền, miếu lợp ngói to lớn thờ Thành Hoàng, như các làng Bắc Bộ xưa thường gọi nơi thờ an vị Thần của làng là Miếu Vũ, hay Từ Vũ. Đây là một di tích Đình thờ vị Thành Hoàng tên Vũ Chí Thắng, một viên tướng trung cấp theo Tiết Chế Trần Hưng Đạo Đại Vương năm Mậu Tý (1288) chống đánh quân Nguyên Mông xâm lược nước ta. Hai bên “khán thờ “ và 2 hàng cột chính, có các câu đối là:
LINH THANH CHƯƠNG NHẬT NGUYệT
MIếU MạO THọ SƠN HÀ

Tạm dịch:

Tiếng thiêng liêng sáng rỡ cùng mặt Trời, mặt Trăng
Đền Miếu uy nghi còn bền lâu với Núi, Sông

và:

NGŨ SắC TƯỜNG VÂN DUYÊN THÁNH DIỆN
THIÊN THU ÂN VŨ PHÚ DÂN LINH

Tạm dịch:

Năm sắt mây đẹp lành quấn quanh điện thờ Thánh
Ngàn thu ơn cầu đảo (vũ) che chở cho sinh linh dân làng
  • “Trong đình Hàng Kênh, có một câu đối ngắn mà đầy khí phách:
HÁN BắC THẤT KỲ CƯỜNG, VĨ LIỆT BẠCH ĐẰNG GIANG DĨ Cổ (Hán Bắc hết xưng hùng, chiến tích Bạch Đằng sông vẫn còn đó)
NAM THIÊNG ĐẠI NHẤT THốNG, CHÍNH KHÍ TảN VIÊN SƠN CHI LINH (Trời Nam toàn thống nhất, Khí Thiêng Tản Lĩnh núi còn đây)

Câu đối khắc tại đền liệt sỹ quận Hồng Bàng - Hải Phòng[sửa]

Hồng Bàng là quận trung tâm của thành phố Hải Phòng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947 27/7/1997, thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân trong quận, ngày 18/7/1997, Ban thường vụ Quận uỷ Hồng Bàng có thông báo số 51 về việc xây dựng nhà bia ghi tên các liệt sỹ (nay là Đền Liệt sỹ). Mùa xuân năm Canh Thìn (2000) các hạng mục công trình đã hoàn thành, dưới đây là 4 câu câu đối được khắc trên gỗ sơn son thiếp vàng với những nội dung mang ý nghĩa sâu sắc do giáo sư Vũ Khiêu viết tặng:

Tận trung với nước, coi sơn hà xã tắc là thiêng
Tận hiếu với dân, lấy độc lập tự do làm quý
Lửa binh thử thách trăm vòng, xá ngại đầu rơi máu chảy
Son sắt đinh ninh một dạ, sao cho nước mạnh dân giàu
Đền là biểu tượng quê hương - Dáng đứng hiên ngang tầm thế kỷ
Quận ở trung tâm thành phố Hướng nhìn bao quát trùng dương
Giương cờ Trưng Trắc, nổi trống Lê Chân, mảnh đất trăm đời dũng khí
Múa giáo Ngô Quyền, vung gươm Hưng Đạo, vùng trời muôn trượng anh linh

Câu đối khắc ở đền thờ Đại Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh tại Hải Dương[sửa]

Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (tỉnh Hải Dương ngày nay). Năm 22 tuổi, ông đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa tư giác y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài Phú thuốc Nam 630 vị cũng dùng quốc. Tại Hải Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cầm Giàng, có tượng Tuệ Tĩnh, ngoài cổng có khắc đôi câu đối như sau:

Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái Lĩnh
Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang

Câu dối liên quan đến làng Hoa Đường huyện Đường An trấn Hải Dương xưa[sửa]

Làng Hoa Đường huyện Đường An trấn Hải Dương xưa từ lâu đã đổi là Lương Ngọc, sau Cách mạng tháng Tám thuộc một xã đặt tên là Minh Tân, rồi từ 16-5-1946 đổi gọi là Thúc Kháng cho đến nay, gồm 5 thôn: Ngọc Cục, Lương Ngọc, Châu Khê, Đào Xá và Tổng Tranh. Năm 1247, Vũ Nạp (tức Vũ Vị Phu) đỗ Ất khoa thi Tam giáo và đến khoa Giáp Thìn 1304, hai anh em Vũ Nghiêu Tá và Vũ Nông mới mở đầu danh sách hơn ba chục vị Tiến sĩ họ Vũ làng Mộ Trạch. Hiện ở xã Ngọc Cục còn xứ Ngọc Lang vốn là khu đất xưa của Tiến sĩ Vũ Thiệu và ở miếu Tiết nghĩa (nay đã hoàn toàn mất dấu vết) vẫn còn bia đề Ngọ Lang đại vương và đôi câu đối:

Tam giáp khoa danh khai ấp lý
Thiên thu hương hoa hỏa trĩ tông từ

Sau này đắp ở cột đình, ai đó đã đổi là: "Thiên thu Tiết nghĩa đối giang san"

Những câu đối liên quan đến MỘ TRẠCH VŨ TỘC ở Hải Dương[sửa]

Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo truyền thuyết được Vũ Hồn (804-853) lập ra với tên ban đầu mang đầy niềm hy vọng là Khả Mộ trang. Hơn ngàn năm trước (khoảng trước năm 825), cả khu vực quanh thôn đều gọi là làng Chằm (nghĩa là một vùng đất trũng). Làng này vốn có tên là làng Chằm Thượng, hai làng bên là Chằm Hạ và Chằm Trung (sau gọi là Nhuận Đông, Nhuận Tây, hay còn gọi là Hạ Trong, Hạ Ngoài).

  • Ngôi miếu cổ:

Ở bên ven đường xứ ông Hỡi sau thôn, hình núi bán nguyệt, Tỵ sơn, Hợi huớng. Đời Lê Thần Tông niên hiệu Vĩnh Thọ [1658 – 1662] dời về xứ Mắt Rồng phía Bắc thôn,, Hợi long, Dậu sơn, Mão hướng. Trong miếu có các câu đối của ông [Giải nguyên 1666] Tham nghị Vũ Đăng Hiển, như sau:

Bế thời tận tống chư tai khứ
Khai nhật trùng nghênh bách phúc lai

Dịch nghĩa:

Thời cùng khốn tống đi nghìn tai hại
Buối khai thông nghênh đón trăm phúc lành
Nhất đoàn vân tập dung nghi thịnh
Vạn cổ hương sinh miếu mạo quang

Dịch nghĩa:

Một đàn cháu con đẹp tươi dáng vẻ
Muôn thuở đèn hương rực rỡ đền dài
Phúc chỉ nhân cơ long bất bạt
Hồng danh duệ cửu nan manh

Dịch nghĩa:

Gốc Phúc nền Nhân lâu bền chẳng đổ
Hiệu sang danh lớn vĩnh viễn không tan
Thiện chương ác điển hào vô sảng
Phúc giáng tai trừ nhẫm hữu linh

Dịch nghĩa:

Thiện bồi ác diệt, một ly không lầm lẫn
Phúc giáng tai trừ mãi mãi vẫn linh thiêng
  • Ngôi đình cổ:

Ở xứ Tây Trù nơi đầu thôn, Cấn long, Chấn sơn, Đoài hướng, lấy ao Âm Dương làm án, nay vẫn còn di tích. Khoảng niên hiệu Vĩnh Thọ [1658 – 1662] đã dời vào giữ thôn, Cấn long, Nhâm sơn, Bính hướng. Hằng năm vào xuân, mỗi khi mở hội ca hát thì tạm gác gỗ lợp gianh, tục gọi là Đình Đòn, xong việc lại dở bỏ. Đến năm Đinh Sửu đời Dương Hoà [1637] mới dựng đại đình, cột kèo nguy nga, thật đáng ngưỡng vọng (hiện còn văn bia). Tiến sĩ [1736] triều Lê Vũ Phương Đề có soạn nhiều câu đối:

Anh thanh trác trác Trung Hoa trụ
Chính khí dương dương Thượng đẳng từ

Dịch nghĩa:

Dòng dõi Trung Hoa tiếng tăm vòi vọi
Miếu đền Thượng đẳng chính khí mênh mang
Kim Tối linh từ Vương thượng đẳng
Cổ Đô hộ sứ đế Nam Giao

Dịch nghĩa:

Nay có Tối linh từ bởi là Thần thượng đẳng
Xưa làm Đô hộ sứ như thể Đế nước Nam
Cao hậu dữ tham, vọng quốc mặc phù, linh trạc trạc
Thông minh như nhất, danh hương hiển tướng, phúc nhương nhương

Dịch nghĩa:

Thanh cao đôn hậu gồm kiêm, lặng lẽ tôn phù đất nước, linh vòi vọi
Thông tuệ anh minh sau trước, hiển hiện trợ giúp quê hương, phúc tràn đầy
Thứ chuyết đống lương chế độ quy mô chiêu nhật lệ
Thanh minh văn vật y quan lễ nhạc sán tinh trần

Dịch nghĩa:

Then chốt cột kèo, chế độ quy mô soi sớm tối
Sáng ngời văn vật, y quan lễ nhạc rạng trăng sao
Tự liệt tam tôn yến vũ oanh ca cung thắng thưởng
Trù ưng ngũ phúc quy trình phụng chúc diễn trường xuân

Dịch nghĩa:

Đền miếu đặt tam tôn, yến múa oanh ca phô bày cảnh đẹp
Nghiệp nhà truyền ngũ phúc, rùa trình phượng chúc tràn ngập xuân tươi
Tú thát phong lưu, châu ngọc như tùng kim thế giới
Hương khuê thái độ, ỷ la mãn tọa cẩm càn khôn

Dịch nghĩa:

Huy hoàng cửa gấm, châu ngọc như rừng sang một góc
Yểu điệu phòng thơm, lụa là đầy chiếu đẹp đất trời

Câu này vốn ở phía Tây đình nơi các bà ngồi

Các câu đối của ông Cấp sự Văn Đức tử:

Vị tử tôn lập vạn đại cơ, khanh tướnh công hầu vô trị loạn
Dữ thiên địa đồng nhất nguyên khí, đế hoàng vương bá hữu long ô

Dịch nghĩa:

Vì con cháu lập nền vạn đại, thời bình như thời loạn đều làm nên công hầu khanh tướng
Với trời đất cùng một nguyên khí, có thăng cũng có trầm vẫn là đế hoàng bá vương
Danh ấp vạn niên xuân, Hàn vãng Cao lai tiều lệ mộng
Sùng từ thiên cổ ngật, Lê chân Hồ nguỵ tửu kỳ tàn

Dịch nghĩa:

Làng ấp danh tiếng nghìn năm tươi sắc xuân, dù Hàn Ước có lui, Cao Biền có tới, Đời thực hư đều như giấc mộng
Mái đền linh thiêng muôn thuở vẫn sừng sững, dẫu triều Lê là chân, nhà Hồ là nguỵ, cuộc cờ, rược tất đến hồi tàn
Tự Đường An quyết hậu du cư triệu bạt ức niên ca vật bái
Liêm Phúc Kiến kỳ… hữu cực vu quynh vạn thế bốc kỳ hưng

Dịch nghĩa:

Nương Phúc Kiến thời trước, nơi ngoài cõi có ngôi cao mà vạn đời hưng nghiệp
Tự Đường An vận sau, chốn xa xôi chiếu xóm ấp nên muôn thuở ngợi ca

Các câu đối của ông Trưng sĩ Đốc phủ:

Trung Hạ Nho tông hương thuỷ tổ
Nam thiên dân mục quốc danh thần

Dịch nghĩa:

Vốn dòng Nho Hoa Hạ, làng coi là thuỷ tổ
Thành đầu mục dân Nam, nước tôn thờ làm thần
Biệt thành vũ trụ lưu phong viễn
Hữu lức lầu đài chính khí cao

Dịch nghĩa:

Riêng thành một thế giới, tiếng tăm truyền xa mãi
Thanh tĩnh khán lâu đài, khí thiêng vòi vọi cao
Hậu ủng thất tinh bồi đạo mạch
Tiền triều nhất thuỷ dụ văn lan

Dịch nghĩa:

Bảy sao che chở phía trước vun bồi cho mạch đạo
Một dòng nước chầu phía sau nhuần tưới cho nghiệp văn
Xuân thiên minh mị danh khôi địa
Sinh khí huân coa Thượng đẳng từ

Dịch nghĩa:

Trời xuân trong sáng vùng đất danh khôi
Sinh khí lẫy lừng mái đền Thượng đẳng

Câu đối này do giáp Xuân Chính cung tiến treo ở cửa y môn

Quan Ngoại lang người Nam Định là Tiến sĩ [1838] Doãn Khuê cũng có một câu đối:

Tiết việt trấn sơn hà, cung điện chuyển vi miếu vũ
Tùng thu tọ cương tỉnh, nhân dân giai thị tử tôn

Dịch nghĩa:

Từng cầm tiết việt giữ non sông, nay cung đình biến thành đền miếu
Vẫn làm bách tùng gìn đất nước, chúng dân thảy lũ cháu con
  • Ngôi chùa cổ:

Xưa truyền lại rằng chùa có vị Phật Bà tối linh, số là ông Vũ Nhân Trung từng làm Hiến sát sứ tại đạo Yên Quảng. Ngoài hải đảo có một danh lam thờ tượng Phật bà 2 mắt 12 tay, một đêm ông mộng thấy vị Phật ấy đến phán và bảo rằng: “Chị nghe làng quý đệ là chốn danh địa vùng trung châu, chị nay không muốn ở chốn hải đảo xa xôi này nữa, vậy ngày được trở về quý đệ nên đưa chị theo”. Ông y lời chở tượng về bản chùa phụng thờ, gọi là chùa Diên Phúc. Ông Tham nghị Nghệ An vũ Công Tín có làm mấy câu đối treo ở tiền đường:

Bình dinh khích thiết thâu phàm khổn
Sơn phụ hoan hô chúc thánh cung

Dịch nghĩa:

Lê dân tụ tập dâng thành kính
Đồi núi hoan hô chúc Thánh nhân
Tọa tiền bảo ánh hồng liên nhị
Điện thượng châu sinh lục liễu chi

Dịch nghĩa:

Trước chùa sen quý hồng tam bảo
Trên diện liễu xanh nhả ngọc châu
Pháp vân tần nhuận phô chân tế
Tuệ nhật hoằng khai diệu đạt cù

Dịch nghĩa:

Phép Phật như mây thuần thấm phô bầy chân lý
Từ bi tựa nắng huy hoàng rộng mở diệu huyền
Bối diệp tuyên dương nghênh bách phúc
Kim thanh chấn đãng tống chư tai

Dịch nghĩa:

Kinh Phật tụng to nghênh phúc lộc
Chuông vàng vang vọng đuổi tai ương
  • Mộ Tổ họ Vũ:

Tại xóm Viên Phụ xã Man Nhuế huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách tỉnh nhà có ngôi mộ tục gọi Đống Rờm, Tốn long, Ất sơn, Tân hướng, tổ khởi Tam thai [Tam công], mạch hành chữ Vương, địa thế quanh co, phía trước có sông Lục Đầu làm án, phía sau có ba cồn cát Sở giang làm gối, trăm gò nhấp nhô bao bọc, hai dòng nước ôm nhau. Tương truyền thế đất ấy chính là nơi Thuỷ tổ Vũ Hồn khi sang nước Nam đã đem hài cốt gia tiên cát táng làm phúc địa cho con cháu được đời đời hưởng phúc. Khoa thi Hội năm Mậu Thìn [1748] ông Bồi tụng Xuân Lan Vũ Miên đỗ Hội nguyên Tiến sĩ mừng bức trướng:

Triệu thuỷ tích tòng Đông Mộ Trạch
Thanh danh kim thị Bắc Lương Tài

tạm dịch:

Mở đầu xưa từ Mộ Trạch trấn Hải Đông
Thanh danh nay ở Lương Tài xứ Kinh Bắc
  • Cuối năm 1739, Hải Dương là một trong những nơi phong trào nông dân khởi nghĩa rất sôi nổi, mãnh liệt: Vũ Trác Oánh ở Mộ Trạch, Huyện Đường An tự xưng là Minh Công, nêu khẩu hiệu "Phò Lê, Diệt Trịnh". Cuộc khởi nghĩa không thành; Chúa Trịnh đàn áp, khủng bố, đốt đình Làng Mộ Trạch; vì vậy, dân làng bị phân tán; con cháu và thân thuộc của Ông Oánh phiêu bạt đi nhiều nơi, mai danh, ẩn tích, đổi họ. Trong đó có người chạy về Hành Thiện làm con nuôi, con rể họ Đặng, và đổi tộc tính thành Đặng-Vũ, như câu đối ở nhà thờ họ Đặng-Vũ ở Hành Thiện còn lưu lại:
Nguyên Vũ Thị bách niên tiền, Đông thổ Đường An cố quận
Cải Đặng Tính tam thế hậu, Nam thiên Hành Thiện chi từ

nghĩa:

Nguyên là họ Vũ, cách đây trăm năm ở tỉnh Đông, Huyện Đường An
Đổi ra họ Đặng Vũ, sau ba đời có nhà thờ ở Tỉnh Nam, Làng Hành Thiện
  • Tại Thôn Bồng Hải, Xã Khánh Thiên, Huyện Tam Điệp, Ninh Bình. Bài vị thờ ở Từ Đường họ ghi rõ Thủy Tổ của chi là Tiến Sĩ Vũ Phúc Lương, xa xưa hậu duệ đều cử đại diện về lễ ngày sinh nhật Thủy Tổ Vũ Hồn. Nay còn đôi câu đối ở Từ Đường:
Mộ Trạch nguyên lai, hải ấp kim hoa, trường kính phát
Chi qua phái diễn, băng đình thanh phúc, thượng lưu dư
  • Tại Thôn Thanh Bồ, Xã Lưu Hoàng, Huyện Ưng Hòa, Tỉnh Hà Tây. Giữa thế kỷ thứ 18, có hai anh em ruột, người anh là Vũ Đức Thịnh đỗ Hương Tiến về mở trường dậy học. Riêng người anh sinh 5 con trai, là Vũ Hữu Trí, Thanh, Cung, Kính, Châu; từ đó bắt đầu chia thành 5 chi: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu; Con cháu các chi đông đảo, phát đạt. Nhà thờ còn đôi câu đối:
Thuở trước ở Hải Dương, bao đời hào hiệp quê hương gốc
Đời nay về Sông Hát, Thanh bạch đức nhân giữ nếp nhà
  • Tại Làng Tiên Cầu, Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Thị, Tỉnh Hải Hưng. Theo lời truyền tụng lại của tiền nhân, "Ông Tổ từ Mộ Trạch sang Tiên Cầu. Khởi Tổ là Vũ Đình Chác; đến nay đã hơn 10 đời. Nhà thờ họ còn đôi câu đối:
Vũ công Tướng Quốc, Vương phong tặng
Thiên Thu hương hỏa, thập dư dân
  • Tại Làng Phe, Xã Gia Hòa, Huyện Từ Lộc, Hải Hưng. Họ Vũ tại đây phát xuất từ Phái Đinh, họ Vũ Mộ Trạch. Đến nay dòng họ đã chia ra 5 chi, và đã trải qua 10 đời. Khởi Tổ về Gia Hòa từ các Cụ Vũ Huy Diệu, Vũ Xuân Thời. Hiện nay còn nhà thờ câu đối di huấn của người xưa:
Thượng Thư, Tiến Sĩ Ngã tộc kỷ bách niên
Hiếu tử, ttù tôn, nhân gian đệ nhất đẳng
  • Tại Làng Đa Căng, Xã Vạn Hòa, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa.Tộc phả họ Vũ ở Thanh Hóa ghi đôi câu đối ở trang đầu như sau:
Ông Cha sắp đặt công lao trước
Con cháu trông nom chắp nối sau
  • Tại Làng Hạ Hoàng, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Chi họ phát tích từ Cụ Vũ Tá Xuân, Làng Bông còn gọi là Ứng Hoà Đường và nay là Lương Ngọc, Xã Thúc Kháng. Cũng như các chi Vũ Đình, Vũ Tông, Vũ Huy, ở Làng Lương Ngọc, chi này phát tích từ dòng Vũ Hồn. Khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, Tổ của chi thiên cư vào phía nam để lập nghiệp - lúc đầu ở Làng Bình Lãng, Huyện Thiên Lộc (Can Lộc), sau lại chuyển ra Làng Tràng Học, Xã hạ Hoàng, Huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Hiện nay tại Xã Phong Thịnh, Huyện Thanh Chương, Nghệ An, và các xã cùng huyện còn có từ đường thờ Vũ Tá Đức. Nhà thờ họ có câu đối:
Phát tự Bắc Phương Hạ Hoàng, thiên thu bất tận
Hành tuệ Nam hương, Mộ Trạch vạn kỷ trường Linh

Những câu đối khắc ở đền Bia thôn Văn Thai - Hải Dương[sửa]

Đền Bia thuộc đất thôn Văn Thai là theo địa giới hiện nay, còn theo bản khai sự tích Thành hoàng làng Nghĩa Phú năm 1938 báo cáo triều đình của Lý trưởng, Chánh hội xã Nghĩa Phú (nay là thôn Nghĩa Phú) tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng thì bia dựng ở nơi giáp giới Văn Thai Nghĩa Phú. Đền Bia thờ văn bia về Tuệ Tĩnh, từ chuyến đi sứ của Tiến sỹ Nguyễn Danh Nho nhân đọc di ngôn của Tuệ Tĩnh khắc trên bia mộ ở tỉnh Giang Nam Trung Quốc. Ban thờ Tiến sỹ Nguyễn Danh Nho đưa vào phối thờ đợt trùng tu năm 2005, một làng có hai ngôi đền thờ người thầy thuốc đông y thuốc Nam là hiếm có. Câu đối:

名 魁 二 甲 標 陳 監
使 命 十 全 醒 北 醫
Danh khôi nhị giáp tiêu Trần giám
Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc y

dịch nghĩa:

Đỗ hàng danh khôi, đệ nhị giáp tiến sỹ (có thể dịch là: Đỗ hàng danh khôi, đệ nhị giáp tiến sỹ, ghi tại bảng đề danh tân khoa tiến sỹ ở nhà Giám đời Trần)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đi sứ, tài chữa bệnh, thức tỉnh y học phương Bắc.
Câu này còn được ghi trong sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, xuất bản lần đầu năm 1931, được đắp ở cột cổng làng Nghĩa Phú cũng là cổng ngoài của đền giáp đường giao thông liên huyện từ ngã tư Lai Cách nối với đường 5B.

黃甲芳名騰北地

聖師妙藥振南邦

Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa
Thánh sư diệu dược chấn nam bang

Câu đối khắc tại nhà thờ Tiến Sĩ Dương Trọng Khiêm ở Hưng Yên[sửa]

Dương Trọng Khiêm: hiệu là Bình Tiết, tên húy là Đình, đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1754), niên hiệu Cảnh Hưng đời Lê. Từng giữ chức Thiêm đô ngự sử, sau đổi tên là Trọng Tế. Cụ là anh em với Dương Sử, anh em cùng đỗ một khoa. Hiện nay, dòng họ vẫn giữ được ngôi nhà thờ của Trạng nguyên ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên với tấm hoành phi "Trạng nguyên từ" cùng nhiều câu đối hay. Trong đó có đôi câu đối ca ngợi về sự nghiệp đỗ đạt của cụ Thủy tổ và các cụ trong dòng họ như sau:

"Tiên tổ Trạng nguyên, thanh thế công danh vang triều Mạc
Hậu sinh Tiến sĩ, lưu truyền khoa bảng hiển Dương gia"

Tạm dịch:

Tổ tiên Trạng nguyên, công lớn danh thơm, vang triều Mạc;
Con cháu Tiến sĩ, lưu truyền khoa bảng, rạng họ Dương.

Câu đối khắc tại Chùa Hiến Hưng Yên[sửa]

Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần, niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông. Đến năm 1625, 1709 chùa được trùng tu lại. Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Ngoài cổng chùa có khắc đôi câu đối sau:

“Cửa ngọc, tòa vàng, Phật đã đắp cao nền bảo hiện
Thôn Hoa, chùa Hiến, sư càng mến cảnh luyện tâm kinh”

Những câu đối khắc tại Long Hoa Thiền Tự - thôn Thủ Pháp, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên[sửa]

Đây Như Lai mở kho báu chỉ thẳng cho người con đường thành chánh giác
Đó chư Tổ truyền tâm tông tiếp đưa hành giả một lối đến nguồn chơn
Hoa Bát Nhã nở tung chơn tâm hiển lộ vượt qua vô lượng tình mê
Quả Bồ Đề chính tới trí tánh quang minh độ khắp hằng sa chánh giác
Thế Tôn niêm hoa truyền riêng ngoài giáo lý
Ca Diếp cười mĩm thọ nhận tột nguồn tâm
Long Hoa khai mở chánh pháp truyền thừa lưu mạng mạch
Thiền Tự triển khai tâm tông đốn giáo độ quần sinh
Thực thực hư hư sắc sắc không không vi trần trần hữu tại
Vô vô niệm niệm trần trần hữu hữu vị sắc sắc giai vô

Câu đối khắc tại đền Mây - thị xã Hưng Yên tỉnh Hưng Yên[sửa]

Đền Mây thuộc địa phận thôn Đằng Châu - phường Lam Sơn - Thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên. Xưa kia, nơi đây là vùng vạn chài Xích Đằng với bến đò Mây, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập. Đền Mây thờ tướng quân Phạm Phòng Át tức Phạm Bạch Hổ, một trong 12 vị sứ quân thời Ngô mạt. Vua Lê Ngoạ Triều (tức Lê Long Đĩnh) khi chưa lên ngôi, có thực ấp ở Đằng Châu, thường bơi thuyền dạo chơi. Một hôm thuyền đang trên sông bỗng mây kéo đến tối sầm, gió thổi rất mạnh, mưa to sắp đổ xuống, Long Đĩnh tìm nơi trú ẩn, thấy trên bờ sông có đền, mới hỏi người làng: “Đền thờ thần gì”, người làng thưa: “đây là đền thờ thần thổ địa”. Vương bèn nói to lên rằng: "Nếu thần khiến được mưa gió thì nay thử khiến cho bên này sông tạnh, bên kia sông mưa. Thế mới thật là thiêng!”. Nói xong quả nhiên nửa sông bên kia mưa rất to, nửa sông bên này chỉ có gió mát. Long Đĩnh không bị ướt, lấy làm lạ mới sai tu bổ đền thờ. Hai bên cột treo đôi câu đối ca ngợi công lao của tướng quân:

"Bá chủ hùng đồ thập nhị sơn hà dư cổ luỹ
Thần cao linh khí bán phân tinh vũ thử tiền giang"

Tạm dịch:

"Anh hùng bá chủ một vùng, non nước phân chia 12 sứ quân
Linh thiêng hiển hiện của thần, khúc sông này nửa phân mưa nắng"

Những câu đối khắc tại nhà thờ tiến sĩ ở Hưng Yên[sửa]

Nhà thờ Tiến sĩ tọa lạc ở làng Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên). Nằm ở xóm Văn Xá, trung tâm của thôn Liêu Xá, gần nhà thờ Đại tôn Lê Hữu. Dòng họ Lê Hữu dưới thời phòng kiến có 7 người đỗ tiến sĩ. Người khai khoa và tấm gương ngời sáng cho con cháu dòng họ là Hoàng giáp Lê Hữu Danh ba người con trai ông là Lê Hữu Kiều, Lê Hữu Mưu, Lê Hữu Hỉ đều đỗ tiến sĩ. Đặc biệt, trong đó Lê Hữu Mưu là thân phụ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, vị Đại danh y làm rạng rỡ nền y học cổ truyền Việt Nam. Cổng Nhà thờ Tiến sĩ còn có đôi câu đối ca ngợi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác:

Hiển đạt Đông y danh quốc sử (Làm rạng rỡ khoa thuốc phương Đông để tên tuổi trong quốc sử)
Lưu truyền Nam dược tế dân sinh (Lưu truyền lại ngành thuốc Nam cứu độ cuộc sống nhân dân)

Ở hậu cung Nhà thờ Tiến sĩ có đôi câu đối khẳng định công lao, đóng góp của những nhà đại khoa họ Lê Hữu không những được “để tên tuổi” trong sử sách, được người đời kính trọng mà còn được hương khói phụng thờ ngàn thu, vun đắp tiếng thơm lưu truyền:

Vạn cổ huân lao triều quận trọng (Công lao to lớn muôn đời được coi trọng trong triều ngoài quận)
Thiên thu hương hỏa miếu đường long (Hương khói ngàn thu vẫn rực rỡ ở miếu đường)

Và:

Lịch triều phong tặng Công, Hầu, Bá,
Kế thế đăng khoa phụ tử tôn.

Tạm dịch:

Mấy triều phong tặng: Công, Hầu, Bá,
Con cháu nối đời đỗ hiển vinh.

Câu đối khắc ở Đình Quan Lạn - Quảng Ninh[sửa]

Quan Lạn là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long miền bắc Việt Nam. Trên đảo có 2 xã thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đó là xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Đảo Quan Lạn nằm trong vườn quốc gia Bái Tử Long, thuộc tuyến đảo Vân Hải, vòng ôm lấy rìa phía Đông của vịnh Bái Tử Long, thương cảng Vân Đồn đặt tại chính đảo này. Trên đảo có đình Quan Lạn (chữ Hán trong đình ghi là Quang Lạn) trong đó có thờ Lý Anh Tông là người ra quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn. Di tích Nghè thờ Thành hoàng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư trên đảo Quan Lạn, nơi có đôi câu đối mà ai đọc lên cũng hiểu. Câu đối như sau:

“Hữu nghị giao thương, thương cảng thịnh
Xâm lăng khởi chiến, chiến trường nghênh”

Dịch nghĩa:

Hữu nghị hòa hiếu buôn bán thì nơi đây sẽ là thương cảng thịnh vượng
Nếu khởi động chiến tranh xâm lược thì đây sẽ là chiến trường nghênh đón

Những câu đối khắc tại khu di tích Trà Cổ - Móng Cái - Quảng Ninh[sửa]

  • Đình Trà Cổ ở phía Đông Nam phường Trà Cổ, giữa một khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới, cách bờ biển khoảng 150m. Đình quay theo hướng Nam, kiến trúc kiểu Định gồm 5 gian 2 chái tiền đường và 3 gian hậu cung. Mái lợp gót ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Lòng Đình được đóng dầm ngang dọc, sàn đình lát ván có tác dụng giữ cho bộ khung không bị xiêu vẹo và cũng là chỗ để phân biệt ngôi thứ trước đây của chế độ phong kiến. Có 2 câu đối nội dung như sau:
“Nam sơn tịnh thọ
Địa cửu thiên trường”

Dịch nghĩa:

Nước Nam bền vững
Đất vững trời dài

Tục truyền, dân Trà Cổ (Móng Cái - Quảng Ninh) vốn có gốc gác từ Đồ Sơn, dân gian khẳng định rằng: “Dân Trà Cổ, tổ ở Đồ Sơn”. Không những thế, nhiều câu đối hiện tồn ở đình Trà Cổ đã ghi nhận điều này, cụ thể như:

“Quần tụ kỷ hà niên, tích cựu Đồ Sơn khai đống vũ
Anh linh chung thử địa vu kim Yến Hải thiếp ba đào”

nghĩa là:

“Quần tụ những năm nào, gốc cũ Đồ Sơn khai cơ nghiệp
Khí thiêng dồn linh địa, ngày nay Yên Hải lặng ba đào”;

hoặc:

“Đồ Sơn ngật nhĩ hình hương địa
Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ”

nghĩa là:

“Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm
Đồ Sơn sừng sững đất lừng hương”.
  • Đền Trà Cổ:

Trước đây Hạ Vũ là một trong 3 làng (Đạt Tài, Hạ Vũ, Hạ Thái) thuộc xã Hà Thái, Tổng Bút Sơn (cũ), theo lời kể của các cụ Hoằng Đạt, Hoằng Hà thì người truyền nghề cho các vùng này quê gốc ở Ý Yên, Trấn Nam Sơn (cũ), nay là Hà Nam, ông vốn là thợ cả của một tổ thợ mộc vào đây làm nhà, lấy vợ người Đạt Tài, truyền nghề mộc cho dân Đạt Tài sau đó lan sang Hạ Vũ, Hạ Thái …Trên đôi câu đối ở đền Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) vẫn còn ghi lại dấu tích của nghề mộc Đạt Tài:

Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục
Thánh phù công dụng Đạt Tài danh

Tạm dịch:

Trời phú thông minh cho Hoằng Hóa
Thánh phù hộ danh tiếng làng Đạt Tài
  • Đền Xã Tắc:

Đền Xã Tắc là một trong những di tích lịch sử vào loại lâu đời nhất ở TP Móng Cái. Khu đền đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử từ năm 2005. Hiện đền thờ Tam Thánh là Xã Tắc Đại vương, vốn là thành hoàng Châu Móng Cái xưa; Cao Sơn Đại vương, thần chủ về văn hoá nước Đại Việt; Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, anh hùng dân tộc triều đại nhà Trần. Ở tiền đường của đền có bức hoành phi “Thượng đẳng tối linh thần”, và câu đối:

“Công tại Trần triều danh tại sử
Sinh vi tướng quốc hoá vi thần”

Nghĩa là:

Công lao nhà Trần nổi danh thơm xứ sở
sống là tướng quốc, chết hoá là thần

Những câu đối khắc tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử[sửa]

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử khởi công xây dựng vào ngày 08 tháng 4 năm 1993. Sau 8 tháng thi công, Thiền viện được xây dựng xong phần cơ bản. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, chính thức cử hành lễ Khánh thành. Tất cả các câu đối được khắc trong Thiền viện đều do Viện trưởng Thượng tọa Thích Thông Phương sáng tác. Phía trước hai hàng cột đá bên ngoài của cổng có khắc hai câu đối chữ Hán, thể hiện rõ nét tinh thần của Thiền viện chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam:

“Thế Tôn Vi Đông Cung Xả Ngọc Điện Đáo Bồ Đề Thành Chánh Giác”
“Giác Hoàng Xử Vương Vị Ly Kim Toà Đăng Yên Tử Giáo Tăng Đồ”

Dịch nghĩa:

“Đức Phật Làm Đông Cung Bỏ Điện Ngọc Đến Bồ Đề Thành Chánh Giác”
“Giác Hoàng Ở Ngôi Báu Lìa Ngai Vàng Lên Yên Tử Dạy Chúng Tăng”

Hai bên hông Tam quan có khắc hai hàng chữ Việt đối nhau:

“Phản quan tự kỷ”
“Trực chỉ nhân tâm”
“Phản quan tự kỷ” là tông chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Thiền tông Việt nam. Khi Vua Trần Nhân Tông còn là Thái Tử, vua cha là Trần Thánh Tông giao Thái Tử cho Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy đạo. Một hôm, Thái tử hỏi về bổn phận và tông chỉ của Thiền, Thượng Sĩ đáp: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” (Soi sáng lại chính mình là phận sự chính, chẳng từ nơi khác mà được). Thái tử ngay đó liền được lối vào. Sau này Ngài xuất gia tu hành ngộ đạo và sáng lập dòng Thiền Việt Nam, lấy đây làm tông chỉ của Thiền phái. “Trực chỉ nhân tâm” là lời nói gọn của bài kệ mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chỉ dạy khi Ngài mang Thiền sang Trung Hoa. Lời dạy của Ngài có ảnh hưởng lớn đối với dòng Thiền ở Trung Hoa nói riêng và Thiền tông nói chung, mãi đến bây giờ đã trở thành một câu châm ngôn trong nhà Thiền: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” (Không lập văn tự, ngoài giáo riêng truyền. Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật). Ngài Đạt Ma nói “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật” thì Ngài Điều Ngự Giác Hoàng chủ trương “soi sáng lại chính mình”; soi sáng lại chính mình là soi trở lại ngay nơi tâm mình liền nhận ra Phật tánh, đối xứng với tinh thần chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật chứ không có gì sai khác. Căn cơ của chúng sanh khác nhau nên phương tiện dẫn dắt người tu hành do mỗi vị Tổ ứng dụng để phù hợp với căn cơ cũng có khác, nhưng cứu cánh thì không hai

Từ cổng số hai nhìn lên trên cao hơn là cổng Tam quan số ba. Cổng này kiến trúc tương đối giống cũng số một. Hai hàng cột phía ngoài cùng có khắc hai câu đối bằng chữ Hán:

“Thiếu Thất Cửu Niên Đãi Ngộ Thần Quang Truyền Tâm Ấn”
“Trúc Lâm Thập Tải Dĩ Tương Thập Thiện Hóa Nhân Gian”

Tạm dịch:

“Thiếu Thất Chín Năm Đợi Gặp Thần Quang Truyền Tâm Ấn”
“Trúc Lâm Mười Kỷ Đã Đem Thập Thiện Hoá Nhân Gian”
Trên ngọn Thiếu Thất ở Trung Hoa, Tổ Đạt Ma đã ngồi xoay mặt vào vách chín năm cho đến khi gặp Ngài Thần Quang (Tổ Huệ Khả) và truyền tâm ấn kế thế làm Tổ vị thứ hai ở Trung Hoa; còn ở Việt Nam sau khi Vua Trần Nhân Tông đi tu ngộ đạo, ngoài những Phật sự giảng dạy chúng tăng…, Ngài đã ngót mười năm đem pháp Thập Thiện đi vào nhân gian giáo hoá, khuyên mọi người làm lành

Phía hai bên hông Tam quan có khắc hai câu:

“Đuốc tuệ phá tan đêm tối”
“Thuyền từ cứu khổ chúng sanh”
Hai câu này tuy ngắn gọn, nhưng đã nói hết việc làm chính yếu của một người xuất gia tu hành cầu thành Phật. Phật là bậc giác ngộ, tự giác ngộ chính mình; kế đó dạy mọi người cùng giác ngộ; công hạnh viên mãn thì mới thành Phật. Người tu cần phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, phá tan đêm tối vô minh - đó là tự mình giác ngộ. Từ đó, khởi lòng từ vào đời cứu khổ, độ thoát chúng sanh - đó là giác ngộ cho người. Tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người, hạnh giác viên mãn thì chứng lên quả vị Phật.

Phía trước lầu trống có khắc hai câu đối bằng chữ Việt:

“Chuông Sớm Trống Chiều Nhắc Nhở Khách Lợi Danh Chìm Sông Ái”
“Lời Kinh Hiệu Phật Gọi Về Người Say Mộng Đắm Biển Mê”

Hai câu đối này cũng chính là nghĩa của hai câu đối bằng chữ Hán phía sau lầu trống:

“Mộ Cổ Thần Chung Cảnh Tỉnh Ái Hà Danh Lợi Khách”
“Kinh Thinh Phật Hiệu Vãn Hồi Khổ Hải Mộng Mê Nhân”

Bên trái lầu trống là hai câu đối:

“Trí Tuệ Dẹp Ngu Tối Sáng Soi Thích Tử Thoát Rừng Mê”
“Phước Đức Gieo Duyên Lành Dẫn Dắt Chúng Sanh Vào Thắng Cảnh”

Phía bên phải là hai câu đối:

“Tiếng Chuông Trầm Lặng Khuyên Răn Mọi Người Mau Tỉnh Giác”
“Hồi Trống Vang Rền Thúc Giục Tăng Chúng Gắng Công Phu”

Những câu đối ở đền thờ Ngô Miễn thôn Xuân Mai xã Xuân Phương - Bắc Ninh[sửa]

Ngô Miễn người thôn Mai (Xuân Mai), xã Xuân Hi, huyện Kim Hoa, xứ Kinh Bắc. Về sau đổi gọi là xã Xuân Phương, tổng Kim Anh, huyện Kim Anh phủ Đa Phúc tỉnh Bắc Ninh. Ở khoa thi Thái học sinh năm Quý Dậu (1393), ông thi đậu năm mới 22 tuổi. Ngô Miễn đem tiền của và ruộng đất của nhà mình chia cho dân nghèo. Sau lại đem cả số ruộng 72 mẫu mua của bà chúa làng Khả Do ở xứ đầm Kì chia cho 4 thôn: Mai, Thượng, Triền và Bến. Mỗi thôn có 8 giáp thành 32 giáp, mỗi giáp một phần cày cấy và thả cá.

Khi triều Hồ lên thay triều Trần, ông ra làm quan, tới chức Hành khiển hữu tham tri chính sự. Năm 1407, cha con Hồ Quý Li bị giặc Minh bắt. Ngô Miễn nhảy xưống nước tự vẫn. Sau khi ông chết, bà vợ ông là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng xin theo nhau!" Nói xong, cũng nhảy xuống nước nước chết. Đền Ngô tướng công ở làng Thi (Nhật Hi) xã Xuân Thuỷ huyện Xuân Trường Nam Định, nơi quê mới. Đền Ngô tướng công ở thôn Xuân Mai xã Xuân Phương, nơi quê sinh. Ở đó còn đôi câu đối:

明德如聲恰與春芳留萬古

至成可格長邀天福萃斯民

Minh Đức như thanh, kháp dữ Xuân Phương lưu vạn cổ
Chí thành khả cách, trường yêu Thiên Phúc tuỵ tư dân.

Nghĩa là:

Minh Đức còn vang, cùng với Xuân Phương lưu vạn thuở
Lòng thành để đó, mong sao “ngàn phúc” họp cho dân.
Chữ “ngàn phúc” là nghĩa cử chữ “Thiên Phúc” là địa danh mới ở đất Thiên Trường.

Câu 02.

功則祀之今亦古

德其盛矣址而南

Công tắc tự chi kim diệc cổ
Đức kì thịnh hĩ chỉ nam thiên.

Nghĩa là:

Công với cúng thờ xưa nay vậy
Đức hiền lắm lắm đất phương Nam.
Câu đối viết về công lao của ông được thờ cúng do khai khẩn ruộng đất ở phương nam, vùng Thiên Trường.

Câu 03.

千秋英氣洋如在

萬古芳名儼拓思

Thiên thu anh khí dương như tại
Vạn cổ phương danh nghiễm thác tư.

Nghĩa là:

Nghìn năm khí tốt như bể cả
Vạn thuở danh thơm gửi lại sau.
Tất cả những câu đối trên đều là để tôn vinh và nhớ ơn tướng công Ngô Miễn.

Câu đối Đình làng Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh[sửa]

Quế hải thiên thu tồn chính khí
Lan giang nhất đới nhuận dư ba

Câu đối nhà thờ dòng họ Vũ ở làng Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh[sửa]

Triệu thủy tích tòng Đông Mộ Trạch
Thanh danh kim thị Bắc Lương Tài

Những câu đối khắc ở chùa Diên Quang - Bắc Giang[sửa]

Chùa Diên Quang được nhân dân trong vùng thường gọi là chùa Cẩm Bào hay chùa Bầu, ngay phía trước chùa là khu chợ Bầu, xa hơn nữa là dòng sông Cầu đã đi vào lịch sử với chiến thắng vang dội đập tan quân xâm lược Tống. Trong chùa Diên Quang còn bảo lưu được hệ thống tượng phật tương đối đầy đủ gồm hơn 30 pho tượng gỗ, đất, đá có niên đại thời Lê - Nguyễn như: tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát…Chùa Diên Quang còn bảo lưu được 5 đôi câu đối. Đó chính là nguồn tư liệu sử chân thực, có giá trị cao trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử của ngôi chùa và những nét văn hoá truyền thống của địa phương qua các triều đại lịch sử. Cụ thể như sau:

"Mạch hòa Nguyệt Đức lưu thanh thủy (Mạch hòa Nguyệt Đức sông tuôn chảy)
Diên tự Cẩm Bào đáo thiện tâm" (Chùa hội Cẩm Bào mở thiện tâm)
" Đức Phật thần quy phù cẩm tú (Đức Phật thần luôn hướng về giúp đỡ vùng đất đẹp)
Liên đài trì niệm đáo hư linh" (Trong lòng luôn tụng niệm đạo Phật đạt đến cõi hư không).
" Thiền Bào ánh tổ đăng, tín nghĩa hối quang như nguyệt (Áo Thiền lấp lánh tổ đăng tín nghĩa sáng bừng như nhật nguyệt)
Cẩm tự hòa chung cổ tâm linh ái vọng tuyết sơn" (Chùa gấm hài hòa chiêng trống, tâm linh yêu quý vọng tuyết sơn).
"Tường thế Diên Quang tâm hỉ xả (Đến chùa Diên Quang tâm hỉ xả)
Xao chung Cẩm tự đức từ bi" (Gõ chuông chùa Cẩm Bào đức từ bi)
“Phủ thân vọng bái tam thiên hiệu (Cúi thân vọng bái ba ngàn hiệu)
Khấu thủ tuyên dương ngũ bách danh” (Khấu đầu tuyên dương năm trăm danh)

Những câu đối khắc tại chùa Bổ Đà xã Tiên Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang[sửa]

Chùa Bổ Đà là tên gọi chung cho một quần thể danh lam thắng tích nằm trong một thung lũng u tịch, um tùm tán cây cổ thụ dưới chân Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn huyện Việt Yên. Từ lâu, tên gọi Bổ Đà đã gợi mở cho người đời biết đây là một ngôi chùa tối cổ, tìm hiểu như một địa chỉ ban sơ của quá trình du nhập đạo Phật vào miền thượng du xứ Bắc. Hệ thống câu đối chùa Bổ Đà vô cùng phong phú. Có nhiều câu tiểu đối, có câu tiểu đối thơ, lại có câu đối phú và câu đối trường thiên:

Bảo xã bình du thống nhất cảnh, thần uy linh thông cự trắc
Pháp thành phụ dực trấn tam châu Phật hóa mật hành nan tư

Dịch nghĩa:

Quê hương vẹn toàn thống nhất, cảnh thần uy, linh thông lớn tỏ
Phép Phật trợ giúp ba châu khuyến hóa nghĩ khó thay
Bảo đỉnh hương phù ngũ sắc trường vân trùm bảo cái,
Kim luân kỳ ứng thiên quang nhật lệ dũng kim liên.

Dịch nghĩa:

Đỉnh quý ngát hương như năm sắc mây lành trùm lọng báu
Kim luân ứng nghiệm tựa nghìn ánh hào quang nổi đóa sen vàng
Du du thùy hách nhật chi quang, vô lai vô khứ,
Xán xán bút kim sơn chi diệu tức nhất tức tam

Dịch nghĩa:

Dằng dặc ánh mặt trời soi tỏ, không đi không lại
Rạng rỡ núi vàng tay bút diệu, là duy nhất là vô cùng

Và đây là những đôi vịnh cảnh chùa, răn dạy người đời:

Tam đức viên minh tự vạn thủy chi triều đông, Bổ xứ ức niên vĩnh diện,
Tứ ân đức báo như quần tinh chi củng bắc, Đà Sơn lịch đại truyền đăng.

Dịch nghĩa:

Tam đức vẹn toàn, hư trăm dòng nước chảy về đông muôn chẳng đổi
Tứ ân báo đáp như muôn sao hướng chầu Bắc đẩu nối tiếp lửa đèn
Kiến pháp chàng ư Bổ xứ Đà thiên, long phượng sơn trung tiên tử trạch,
Lập tông chỉ ư tam sơn tứ hải, kỳ lân các thượng tổ sư quan.

Dịch nghĩa:

Lập pháp chàng xứ Bổ Đà, có phượng có long chầu như tiên tử
Lập tông chỉ tại Tam sơn tứ hải, có kỳ có lân như lầu gác làm tổ sư
Đà lĩnh ức niên hương, phúc cự cao huyền thiên tuế nguyệt,
Hoa đường thiên cổ tại, triều âm viễn xướng quốc sơn xuyên.

Dịch nghĩa:

Đỉnh núi Đà vạn năm xưa đuốc phúc treo cao soi tuế nguyệt
Hoa đường thiên cổ còn đó sóng triều vang vọng nước non xa
Phụ mẫu dưỡng sinh, đức trọng ân thâm kỳ giải thoát,
Quân sư trị giáo, công cao cực đại nguyện siêu thăng.

Dịch nghĩa:

Cha mẹ dưỡng dục, đức trọng ân thâm cầu giải thoát
Vua nuôi thày dạy, công cao sức cả muốn siêu thăng

Những câu đối khắc trong các đền bà chúa Kho ở Bắc Ninh[sửa]

Từ các nơi người ta đang đổ xô về Thị Cầu, Bắc Ninh để đến với Bà Chúa Kho theo những tiếng gọi thầm kín khác nhau, nhưng sự tích của bà, mặc dù có rất nhiều truyền thuyết, đến nay vẫn cứ còn là một dấu hỏi lớn. Ở địa bàn Bắc Ninh hiện có khá nhiều nơi thờ Bà Chúa Kho. Đáng chú ý nhất là các nơi sau đây:

  • Ở phường Vệ An phía tây thị xã Bắc Ninh, có đền “ Trung cơ linh từ “thờ bà Chúa, vùa được sửa chữa trang nghiêm. Trong đền hiện có một số đồ tế tự và ba đôi câu đối:
Vị liệt Thánh trung thiên chủ khố;
Anh linh thần nữ thế gian vô.

Dịch nghĩa:

Ở ngôi Thánh làm chủ kho trời,
Là nữ thần linh thiêng, thế gian chẳng có
Anh dục tú chung thế xuất nữ trung Nghiêu Thuấn.
Linh thông hiển ứng danh tôn thiên hạ Thánh Thần

Dịch nghĩa:

Núi sông chung đúc nên bậc Nghiêu Thuấn trong giới nữ ở
Hiển ứng linh thiêng tên tuổi được tôn xưng là Thánh Thần thiên hạ
Vị liệt nữ trung thần cơ trọng Tùng thành thương khố chủ,
Đức vi thiên hạ mẫu trường thùy Bắc trấn hiển linh thanh

Dịch nghĩa:

Ngôi thần trọng vọng trong giới nữ, (Bà) là chủ kho tàng chốn Thành Tùng
Đức xưng là mẹ thiên hạ, để lại mãi sự lĩnh thiêng nơi trấn Bắc
  • Ngôi đền thứ hai thờ Bà Chúa được dựng trên sườn núi Kho, làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh, ở phía Bắc thị xã Bắc Ninh. Trong đền có ba đôi câu đối:
Lê triều chưởng khố chương hồng liệt,
Nữ giới di danh trọng phúc thần

Dịch nghĩa:

Giữ kho tàng nhà Lê, công tích lớn lao rạng rỡ,
Tên tuổi Bà còn để lại, là vị Phúc Thần đáng kính
Nguyệt Đức chí kim lưu thắng tích,
Doanh sơn tự cổ tráng thanh thiên.

Dịch nghĩa:

Sông Nguyệt Đức tới nay còn lưu lại thắng cảnh
Núi Doanh Sơn tự xưa đã hùng tráng sánh trời xanh
Chủ khố linh từ lưu đà tích
Anh linh thần miếu liệt cao sơn

Dịch nghĩa:

Đền thiêng Bà Chúa Kho còn lưu dấu vết Phật
Miếu thần anh linh lẫm liệt chốn núi cao
  • Ngôi đền thứ ba tại làng Quả Cảm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, kề ngay ngoại vi thị xã. Đây là nơi mà truyền thuyết và sách vở thường nói là quê hương Bà Chúa. Trong đền có hai câu đối sau:
Bản Đức nguyên tòng dung nghi thù tục,
Trần triệu phong tặng ngôn hạnh cao tôn.

Dịch nghĩa:

Bản Đức vốn theo nét dung nghi khác tục
Triều Trần phong tặng là bậc ngôn hạnh cao vời
Quả hữu địa linh tinh tử khí
Cảm kỳ thần huệ hóa văn phong

Dịch nghĩa:

Quả có đất thiêng nên làm khí đẹp
Cảm được ơn thần cải hóa văn phong

Câu đối khắc tại chùa Bình An và chùa Tướng ở Thuận Thành - Bắc Ninh[sửa]

Chùa Bình An mang tên "Bình An tự" mà nhân dân vẫn thường gọi là chùa "Bình Văn" và giải thích rằng xưa kia nơi đây Sĩ Nhiếp đến giảng bài nên đặt tên như vậy. Ngôi chùa này ngoài quả chuông đồng còn có niên đại Cảnh Thịnh 8 (1799), chùa còn lưu giữ một đôi câu đối nội dung có từ đời Trần. Câu đối như sau:

"Bạch Lộ hạ điền thiên điểm tuyết
Hoàng Ly thượng thụ nhất chi xuân"

Tạm dịch:

Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết
Trên cây oanh đậu một cành hoa
Câu này được nhắc đến trong mục "tham vấn" trao đổi giữa Trần Nhân Tông và các học trò. Vì thế có thể đưa ra giả thuyết chùa "Bình Văn" ra đời là nơi bình giảng thơ văn và trao đổi Phật học thời Trần.

Chùa Tướng nằm cạnh chợ Dâu và bên kia sông Dâu cổ xưa, chùa còn một chiếc chuông có niên đại Minh Mạng thứ 19 (1839) và 5 bia cổ được khắc vào khoảng thời gian cuối Lê đầu Nguyễn. Tấm bia sớm nhất dựng năm Chính Hòa thứ 18 - 1697) cho biết: "Chùa Phi Tướng ở Lạc Thổ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An là một ngôi chùa cổ, đã có nhiều người làm phúc mà chưa lập bia để lưu lại muôn đời từ nay mới bắt đầu ghi chép sự việc". Ngoài cổng chùa còn câu đối:

"Phi Tướng môn tự, vọng giang thiên tạo, lập danh lam thắng cảnh
Thanh Khương thắng địa, Tứ Pháp hiển linh tích cách thụ khai quang

Nghĩa là:

Cổng chùa Phi Tướng nhìn ra sông (Dâu) thiên tạo là danh lam thắng cảnh
Đất Thanh Khương là thắng địa, mở cây ra rực rỡ Tứ Pháp hiển linh

Những câu đối ở đền thờ Nam Giao Học Tổ Sĩ Nhiếp ở Tam Á (Thuận Thành – Bắc Ninh)[sửa]

Sĩ Nhiếp (128 - 226) tự là Ngạn Uy, người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. Trước làm Huyện lệnh Vu Dương, đổi làm Thái thú Giao Châu, được tước Long Độ Đình hầu, đóng đô ở Liên Lâu (tức là Long Biên). Sau nhà Trần truy phong làm Thiên Cảm Gia Ứng Vũ Đại Vương.” Câu đối ở cổng đền Sĩ Nhiếp tại thôn Tam Á – Thuận Thành – Bắc Ninh:

Khởi trung nghĩa công thần tâm kì / bỉ hà trường thử hà trường / an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp.
Thị sự nghiệp văn khoa cử tích / trị diệc tiến loạn diệc tiến / tối củ tứ thập niên, chính sách chửng biểu Giao Châu.

Tạm dịch:

Với tấm lòng trung nghĩa công thần, việc này việc kia đều bền, sáu trăm năm đức khoan dung để lại giúp dựng cơ đồ Lâm Ấp.
Nhờ sự nghiệp văn hóa khoa cử cũ, thời bình cũng như thời loạn, bốn mươi thu qui củ chính sách làm rạng tỏ Giao Châu.
Câu đối này có một thông tin rất lạ: đức độ để lại của Sĩ Nhiếp đã giúp cai quản nước Lâm Ấp 600 năm. Phải hiểu việc này thế nào đây? Thái thú Giao Châu Sĩ Nhiếp thì có liên quan gì đến người Lâm Ấp?

Câu đối khác ở cổng đền Sĩ Nhiếp:

Huynh đệ liệt quận hùng phong trì Ngụy Ngô khởi uy trị gia dĩ đặc sắc
Thi thư giáo nhân hóa lý bổ Nhâm Tích dẫn văn minh phái ư tiền hà.

Tạm dịch:

Hùng khí anh em trị yên các quận vang xa tới Tào Ngụy Đông Ngô, đặc sắc uy nghiêm cai quản
Giáo hóa nhân lý bởi sách văn bổ sung cho Nhâm Diên Tích Quang, dẫn đầu văn minh chính phái.
Anh em Sĩ Nhiếp đã “dàn xếp các quận” của Giao Chỉ bộ một cách ổn thỏa, tiếng tốt bay xa tới tận Ngụy, Ngô. Thời Tam quốc có 3 nước Ngụy, Ngô và Thục. Nước Thục nằm ngay sát Giao Chỉ bộ. Vậy mà tiếng lành của anh em Sĩ Nhiếp chỉ bay tới Ngô và Ngụy thôi là làm sao? Tất cả sử sách ghi về giai đoạn này của Sĩ Nhiếp chẳng có tí nào nói đến nước Thục cả.

Câu đối khác ở đền Sĩ Nhiếp:

汶陽幾辰遷為軍將為州牧為教育師儒恩信遍蒼梧七郡外 Vấn Dương kỉ thời thiên/ vi quân tướng, vi châu mục, vi giáo dục sư Nho/ ân tín biến Thương Ngô thất quận ngoại
龍编何日事此城郭此人民此江河運會文采傳武寧一部中 Long Biên hà nhật sự/ thử thành quách , thử nhân dân, thử giang hà vận hội/ văn thái truyền Vũ Ninh nhất bộ trung.

Dịch:

Vấn Dương mấy lúc dời/ vì quân tướng, vì châu mục, vì giáo dục Nho gia/ bảy quận ngoài Thương Ngô ơn nghĩa trải khắp
Long Biên sự ngày nọ/ đây thành quách, đây nhân dân, đây non sông vận hội/ toàn bộ trong Vũ Ninh văn đức còn truyền.
Xem xét 2 vế đối …Thương Ngô thất quận ngoại và Vũ Ninh nhất bộ trung thấy bộ đối với quận như vậy bộ cũng là 1 đơn vị hành chánh , có thể là đơn vị cấp trên của quận rõ hơn là cấp tương đương quốc gia, ta nhớ lại từ bộ chúa – bộ chủ trong văn minh cổ Việt; truyền thuyết 9 chúa tranh vua chép …9 xứ hợp thành bộ do vua đứng đầu gọi là ‘bộ chúa’ , truyền thuyết Hùng vương gọi vua là ‘bộ chủ phụ đạo’ , rất có thể ‘Giao chỉ bộ’ là từ chỉ cả miền Hoa nam chứ không riêng lưỡng Quảng cộng với đất bắc và bắc trung Việt tức gồm cả 9 quận lĩnh nam và giang nam . Điều nữa là thông tin chính xác mang trong cụm từ 15 bộ của truyền thuyết lịch sử Việt là ‘bộ 15’ nghĩa là quốc gia trung tâm thiên hạ không phải là quốc gia do 15 bộ lạc hợp thành như vẫn hiểu , 15 là số nút trung tâm Hà thư , 5 là số nút trung tâm Lạc đồ nên Ngũ lãnh chỉ nghĩa là Trung nguyên trung thổ không phải 1 địa danh … để mà đến Hồ nam tìm 5 ngọn núi quê cha đất tổ xưa …Thương Ngô thất quận ngoại đối với Vũ Ninh nhất bộ trung còn gợi ra ý … rất có thể Thương Ngô ở đây chỉ đất trung tâm nhà Thương mà Sử thuyết Hùng Việt cho là vùng Hồ nam – Giang tây ngày nay , nếu như thế thì Vũ Ninh bộ nhất định chỉ đất đai nhà Châu , vũ Ninh tức vua Ninh , Châu vũ vương cũng là Ninh vương người khai lập nhà Châu trong cổ sử Trung hoa . Vũ Ninh nhất bộ nội nghĩa là trong (chỉ) 1 nước vua Ninh. Với cái nhìn như vậy có thể thấy: Anh em họ Sĩ thực ra là những người tham gia khởi nghĩa của Khu Liên ở Tượng Lâm = Cửu Chân + Nhật Nam. Sau khi Khu Liên mất họ bên ngoại Khu Liên là họ Phạm, tức là họ hàng nhà Sĩ Nhiếp, lên thay, duy trì Lâm Ấp trong 600 năm. Khởi nghĩa Khu Liên ở Quí Châu (Cửu Chân), Quảng Tây (Nhật Nam), sau đó là cả Ích Châu (nơi Sĩ Nhiếp đã thuyết phục bọn Ung Khải hàng nhà Ngô) là phạm vi của ... nhà Thục Hán Lưu Bị. Như vậy Sĩ Nhiếp thực ra đã là thuộc nước Thục. Như trên, câu đối cho thấy Sĩ Nhiếp là tổ tiên họ Phạm của Lâm Ấp. Anh em ông ta đã tham gia vào khởi nghĩa của Khu Liên khi lập quốc Lâm Ấp và đóng một vai trò không nhỏ trong khởi nghĩa này ở Giao Châu. Chính vì Sĩ Nhiếp đã thuộc nhà Thục nên " liệt quận hùng phong" của anh em Sĩ Nhiếp mới chỉ bay xa đến "Ngụy Ngô" mà thôi.

Bạch Phương Am tiên sinh, có đặt cho làng đó một câu đối thờ ở đình rằng:

Việt điện văn tông sau Thù, Tứ.
Nam giao học tổ trước Lạc, Mân.

Câu đối khắc tại đền Tam Phủ - Bắc Ninh[sửa]

Đền Tam Phủ nằm trên bãi Nguyệt Bàn là một bãi bồi lớn nổi lên giữa ngã ba cửa sông Đuống, sông Lục Đầu và sông Thái Bình, xưa thuộc xã Đại Than tổng Vạn Ty, nay thuộc xã Cao Đức huyện Gia Bình. Ngôi đền được khởi dựng thờ “Mẫu Tam Phủ” tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ, quan niệm rằng: Ba cõi tự nhiên (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy Phủ-tức Trời, Đất, Nước) đã tạo hóa ra muôn loài, nên là vua của muôn loài. Vì vậy, mà người dân ở đây còn gọi ngôi đền cổ kính này là “Đền Ba Vua”. Câu đối:

“Vạn cổ nguy nga Tam Phủ điện
Thiên thu đột ngột Lục Đầu giang”

Truyền rằng: Vào thời nhà Trần, đứng trước họa xâm lăng của đế quốc Nguyên-Mông, năm 1284 vua nhà Trần đã bí mật về bến Bình Than tổ chức hội nghị bàn kế sách đánh giặc cứu nước. Sau khi tổ chức Hội nghị, vua Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh đã vào đền Tam Phủ để cầu Thần âm phù đánh thắng giặc.

= Những câu đối khắc trong chùa Hàm Long thôn Thái Bảo xã Nam Sơn - Bắc Ninh[sửa]

Chùa Hàm Long (tên chữ là Long Hạm tự) tọa lạc trên thế núi rất đắc địa tại thôn Thái Bảo xã Nam Sơn TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Những câu đối được khắc trên các cột hiên bằng đá xanh:

Hai cột giữa:

壹切眾生皆有佛性
自猶信仰自在人心

Tạm dịch:

Tất thảy chúng sinh đều có Phật tính
Tự do tín ngưỡng ở tại nhân tâm

Hai cột bên:

蓮花臺上雲來集
法雨塵中色即空

Tạm dịch:

Vân hoa đài thượng nơi nơi đến
Pháp vũ trong đời sắc tức không

Hai cột ngoài:

四海風光隨處好
滿天雨露應時辛

Tạm dịch:

Bốn biển phong quang đều cảnh đẹp
Đầy trời mưa móc ứng điềm lành

Những câu đối được đắp nổi trên các cột xây gạch

Hai mặt cột hướng vào nhau:

保嶺奇觀龍鳳龜麟鍾秀氣
含談曆史東西南北說名藍

Tạm dịch:

Núi quí kỳ quan Long, Phượng, Qui, Lân làm nên tú khí
Bàn trong lịch sử Đông, Tây, Nam, Bắc nổi tiếng danh lam

Hai mặt cột hướng ra sân chùa:

黃水青山浩蕩幡臺辛棟宇
璧沙紅樹玲窿太嶺別乾坤

Tạm dịch:

Sông vàng, núi biếc, sa sát phan đài, xà cột mới
Sỏi xanh, cây cỏ, long lanh núi lớn nhất càn khôn

Hai mặt cột hướng ra hai bên:

寶折名熱香燈誠透達
金鍾宣妙倡蓮座瑶聞

Tạm dịch:

Giữ gìn sự sáng suốt, chăm việc hương đăng, lòng thành thấu đạt
Chuông vàng truyền lời xướng xuất từ tòa sen vọng mãi tiếng ngài

Trên trán cổng chùa phía Đông hiện tại còn đôi câu đối:

頷山素慍如如在
龍地風光處處來

Tạm dịch:

Núi Hàm huyền ảo muôn năm có
Rồng lớn phong quang mọi nẻo về

Chếch về phía Đông một chút là cổng trường Trung cấp Phật học, trên đó có đôi câu đối:

路入菩提求妙道
門開方便利群生

Tạm dịch:

Đường đến Bồ đề cầu đạo sáng
Cửa khai phương tiện dẫn muôn người

Tại cửa phía Tây có ai bức cánh phong và đôi câu đối ở hai bên:

世有慈悲登覺岸
人能善遇入禪關

Tạm dịch:

Đời có từ bi lên bến Giác
Người hay giác ngộ đến cửa Thiền

Trong nhà tiền đường và tam bảo:

Các đôi câu đối tại gian giữa:

苦海慈航閽拘置濁
迷津保筏覺路金繩

Và:

心憶念佛法僧見性搖詹三寶地
數棹真香界定慧至誠透九蓮臺

Tạm dịch:

Lòng muôn nhớ niệm Phật, Pháp, Tăng kiến tính ngước lên ngôi Tam bảo
Nhiều lần hương khói Giới, Định, Tuệ tâm thành sẽ thấu đến đài sen

Câu đối ở tam bảo:

法力弘深積貞祥於是戒
慈心廣大敷吉慶於人間

Tạm dịch:

Pháp lực thâm sâu chứa sự tốt lành nơi trần thế
Từ tâm quảng đại huy hoàng khắp cả chốn nhân gian
玉質現桃枝噴水九龍沐欲
金身來雪嶺含花眾鳥迎歡

Tạm dịch:

Ngọc chất hiện cành đào, tắm rửa có chín rồng phun nước,
Thân vàng đến núi Tuyết, hoa cười chim múa cảnh hân hoan.

Câu đối này do Tú tài khoa Bính Ngọ hiệu Hoa Nham Nguyễn Đỉnh Mai soạn; trụ trì chùa Hàm Long Nguyễn Ngọc Uẩn viết chữ.

五分真香信敬一心通三界
十方賢聖垂慈保守度萬民

Tạm dịch:

Giữ giới, hương thơm, tín kính nhất tâm thông ba cõi
Mười phương hiển thánh, từ tâm bảo hộ cõi nhân gian
王質降皇宮九龍噴水齊沐浴
金親煇色相白鳥含花共朝參

Tạm dịch:

Khí chất đế vương giáng xuống hoàng cung, tắm gội có chín rồng phun nước
Sắc tướng sáng ánh hoàng kim chói lọi, ngàn hoa, bách điểu cùng bái chào

Tại nhà khách:

九品蓮臺金相端嚴垂接引
七重寶樹玉豪燦爛放光明

Tạm dịch:

Cửu phẩm đài sen, kim tướng đoan nghiêm, cùng tiếp dẫn
Thất trùng bảo thụ, ngọc lành xán lạn phóng quang minh
妙相端居金色界
神通大放玉豪光

Tạm dịch:

Tướng tốt tựa ánh vàng nơi trần thế
Thần thông như ngọc sáng phòng hào quang
六知運神通普濟群生百億
三乘開聖教色含世界三千

Tạm dịch:

Lục trí chuyển thần thông, rộng cứu chúng sinh muôn vạn
Tam thừa mở thánh giáo, hiện thân thế giới ba nghìn
掌印護持廣度群生開覺路
眼心照見多方應現救迷津
Chưởng ấn hộ trì, quảng độ quần sinh khai giác lộ
Nhãn tâm chiếu kiến, đa phương ứng hiện cứu bến bờ mê

Tại Ly trần viện: hai cột gian giữa:

群感經亦警醒鍾棒謁睡覺迷夢魂胥相� � �悟
救生扶是超度筏普濟墮鬼沈輪劫隨即� � �昇
Quần cảm kinh, diệc cảnh tỉnh chung bổng yết thụy giác, mê mộng hồn tư tương giác ngộ
Cứu sinh phù trị siêu độ phiệt phổ tế, đọa quỷ trầm luân kiếp tùy tức siêu thăng

Mặt hai cột trụ hướng vào nhau:

阮國师修真伊然佛迹
鄭覺祖救劫自在神孚

Tạm dịch:

Phù khả đảo, thành khả cầu, thánh thần linh tích
Sơn chỉ cao, thủy chi nhiễu, kim cổ kỳ quan

Bên trong Ly trần viện:

海不苦川不迷極樂世界
衣有傳燈有繼成大山門

Tạm dịch:

Không bể khổ, chẳng sông mê, đó là cực lạc thế giới
Có truyền thừa, có kế đăng, thực là thành đại sơn môn
Câu đối này do Tú tài khoa Bính Ngọ người ấp Mộc Ân đệ tử Tú tài khoa Bính Ngọ hiệu Hoa Nham Nguyễn Đỉnh Mai đề; Giám viện Ly Trần viện tự Hàm Huy Nguyễn Ngọc Uẩn viết chữ.

Hai mặt cột trụ hướng ra sân:

符可禱誠可求聖神靈跡
山之高水之繞今古奇觀

Tạm dịch:

Bùa có thể cầu cúng, thành tâm có thể cầu xin thánh thần linh hiển
Sự cao tâm của núi, sự uốn lượn của sông là cảnh dẹp xưa nay

Tại hậu cung:

始開山於龍頷柱持鍾遇孔路國师之心� � �界當春而神接並域
初化盈於蓮派之禪中受戒珠安子之宗� � �繼措下於佛迹名篮
Thủy khai sơn ư Long Hạm trụ trì chung ngộ Khổng Lộ quốc sư chi tâm pháp giới đương xuân nhi thần tiếp tịnh vực
Sơ hóa doanh ư Liên Phái chi thiền trung thụ giới, Châu An Tử chi tông phong kế thố ư Phật Tích danh lam

Tại nhà mẫu:

德拜九天母座樓臺金紫閣
恩霑四海仙宮殿玉乾坤

Tạm dịch:

Lễ đức chín tầng trời, tòa mẫu lầu son gác tía
Ơn nhuần bốn biển Tiên cung điện ngọc càn khôn
玉魁方藤燦爛花度和大地
鸟初正玲瓏璧漢耀當天
Ngọc khôi phương đằng xán lạn hoa độ hòa đại địa
Điểu sơ chính linh lung bích hán diệu đương thiên

Nhà hành lang:

宇宙眼窮滄海外
議曇身在地靈中

Tạm dịch:

Nhìn khắp đất trời, ngoài đó chỉ là biển biếc
Bàn về cõi Phật, thân này ở chốn linh thiêng

Lầu Quan âm: có hai đôi câu đối:

Đôi hướng ra cổng:

普濟生靈周浦厄
隨時變化現真身

Tạm dịch:

Cứu khắp sinh linh, diệt trừ khốn khổ
Theo thời biến hóa, hiện rõ chân thân

Đôi câu đối hướng vào nhau:

芙容花面春風暖
楊柳枝頭日露香

Tạm dịch:

Mặt đẹp như hoa, đầu xuân khoe sắc
Móc thơm cành liễu, ngày ngày phát ban

Tại tầng dưới Nhà tăng, trên cột tường phía ngoài, có các đôi câu đối:

皇圖拱固歌法力
佛日煇煌祝聖宮

Tạm dịch:

Đất vừa bền vững, cả pháp lực
Ánh sáng huy hoàng, chúc thánh cung
宇宙內均霑聖教
天地間靈在春風

Tạm dịch:

Ở trong vũ trụ ở đâu cũng có thánh giáo tưới nhuần
Giữa khoảng trời đất linh thiêng đều có gió xuân chứng kiến
山深寺古人非俗
水繞花宸景亦仙

Tạm dịch:

Núi thẳm, chùa xưa, người không tục
Nước chảy, hoa cười, cảnh cũng Tiện

Bên ngoài cửa Nhà ni có đôi câu đối:

客堂獻禮隨心願
咸寺功文自意求

Tạm dịch:

Khách vào hiến lễ tùy tâm nguyện
Ẩn tại câu văn thuận ý cầu

Bên trong Nhà ni có các câu đối:

修不二門席上對談追素客
求無上道塵中應接古今人

Tạm dịch:

Tự chẳng nhị môn, trên chiếu luận đàm tìm khách quí
Cầu thầy cao đạo, trong đời ứng tiếp mọi lớp người
不憚艱難地換灰行極樂
莫慊青淡天久勝景正修

Tạm dịch:

Chẳng sợ gian nan, đất thường biến thành nơi cực lạc
Không hiềm thanh đạm, cảnh đẹp xưa chính pháp tu

Câu đối chữ quốc ngữ:

Quý hóa thay phong cảnh Hàm Long, bầu thế giới vang lừng ba cõi
Vui thú nhỉ, Việt Nam độc lập, cuộc đấu tranh khét tiếng năm châu

Những câu đối do chùa Nhân Thọ tặng chùa Linh Quang - Bắc Ninh[sửa]

Chùa Nhân Thọ có lịch sử hàng trăm năm, kể từ khi phân tách huyện Tiên Sơn thành Thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du, đất chùa được trả lại cho Phường Đông Ngàn. Các tăng ni phật tử của Chùa Nhân Thọ có tặng chùa Linh Quang, thôn Vệ Xá, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 2 cặp đối:

淨土白蓮開朵朵都藏當來佛 Tịnh độ bạch liên khai, đóa đóa đô tàng đương lai Phật (Tịnh độ sen trắng nở, mỗi đóa đều là tương lai Phật)(Lấy từ ý nghĩa: mỗi chúng sinh niệm Phật ở cõi ta bà thì trong ao sen ở phương tây của đức Phật di đà sẽ kết thành một nụ hoa. Nếu người đó niệm Phật cho đến lúc vãng sinh thì hoa sen kia sẽ vươn lên khỏi mặt nước và người đó sẽ thác sinh ở hoa sen đó, tương lai sẽ thành Phật. Đạo tràng Tịnh Độ đang tu pháp môn tịnh độ tại chùa Linh Quang)
靈光池內綻條條不外本原心 Linh quang trì nội trạn, điều điều bất ngoại bản nguyên tâm (Ánh linh quang trong hồ tỏa rạng, mỗi cành không ngoài tâm bản nguyên)(Linh quang tức ánh sáng linh diệu có sẵn trong tâm của chúng sinh được gọi là Phật tính, khi hành giả khai mở ánh sáng đó thì trong ao sen của cõi tịnh độ sẽ nẩy một cành sen. Ánh linh quang và sen ở tịnh độ đều có sẵn trong bản tâm của chúng sinh. Linh Quang cũng là tên chùa)

Và:

衛舍顯伽藍四眾同登三寶地 Vệ xá hiển già lam tứ chúng đồng đăng Tam Bảo địa (Đất Vệ Xá tạo dựng chùa chiền, bốn chúng cùng lên điện Tam Bảo)
德隆承法藏凡情共到總持門 Đức long thừa pháp tạng phàm tình cộng đáo Tổng Trì môn (Chốn Đức Long thừa hành chánh pháp, nhân dân đồng đến cõi Thiền môn)

Câu đối khắc tại Đinh Am làng Lại Trì - Thái Bình[sửa]

Đinh Am làng Lại Trì, nay thuộc xã Vũ Tây, huyện Kiến xương, nơi thờ Không Lộ và Thánh mẫu (tức mẹ Không Lộ). Năm Duy Tân thứ hai (1908), dân làng Lại Trì khắc một đôi câu đối bằng gỗ cúng vào đình với hai vế là:

Dương gia tập phúc thiên sinh thánh;
Lý thế tôn thiền quốc hữu sư.
Khi đôi câu đối này treo lên thì nổ ra một cuộc tranh cãi nhau về tên họ của vị thánh thờ ở đây. Cụ cử nhân Vũ Công Quán cho rằng đức thánh họ Dương là đúng. Ngược lại, cụ kép Trần Văn Uớc lại cho rằng đức thánh không phải họ Dương mà là họ Nguyễn. Dư luận của sở tại lúc đó cho rằng cụ Kép Ước thắng cuộc là vì cụ là vì cụ có cậu con trai cả là Trần Văn Vỡi làm thông phán ở Thái Bình đã chạy kiện cho bố. Tuy vậy, dân làng Lại Trì vẫn phải chiểu theo lệnh của toà án cho khoét chữ “Dương” trên câu đối,ghi chép miếng gỗ khác và khắc chữ “Nguyễn” điền vào đó.

Thiền sư Dương Không Lộ huý Minh Nghiêm, hiệu Khổng Lồ đọc tránh là Không Lộ, biệt hiệu Thông Huyền, quê làng Giao Thuỷ (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường). Ông sinh năm 1016 tại quê mẹ là làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ thiền sư viên tịch, thọ 79 tuổi. Ngày 10 tháng 8 năm ất Hợi (1095) Giác Hải thu thập xá lị của Không Lộ, xây tháp để chôn cất, tạc tượng để thờ tại chùa Nghiêm Quang.

Câu đối khắc ở đền cổ trên núi Ba Vì[sửa]

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều sách vở, công trình nghiên cứu đã có một số kết luận về nền văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh. Trên núi có ngôi đền cổ thờ vị thần núi với đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn

Có nghĩa là:

Dáng hình sừng sững ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.

Những câu đối khắc ở chùa Kính Phúc làng Hương Canh - Vĩnh Phúc[sửa]

Chùa Kính Phúc toạ lạc cạnh đình Hương Canh, thuộc thị trấn Hương Canh. Từ Hà Nội theo quốc lộ 2 đến khu công nghiệp Bình Xuyên, đi thêm 2km là đến chùa Kính Phúc. Căn cứ vào nội dung khắc trên cây hương 4 mặt bằng đá, chùa Kính Phúc được xây dựng vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) đời vua Lê Dụ Tông, huý Duy Đường, do ông Ngô Quang Toàn (trụ trì tại chùa Kính Phúc khi còn bằng tranh, tre, nứa, lá) tên chữ là Phúc Thái, pháp danh Huyền Ninh, cùng vợ là bà Nguyễn Thị Tích, ở xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, đứng ra hưng công. Những câu đối gỗ do người thập phương cung tiến, còn câu đối ở trên tường đa phần do cụ giáo Hiên (1884-1949) sáng tác và tự tay viết chữ. Trụ cổng chính có đôi câu đối:

KÍNH PHÚC TỰ TIỀN TIÊU ĐỊA THẮNG
KỲ ANH HỘI THƯỢNG LỆ NHÂN HÀO

Tạm dịch:

Trước chùa Kính Phúc, nơi cảnh đẹp
Hội Kỳ Anh, người hào kiệt bậc bề trên
Câu đối nêu lên vị trí của Tự Môn và ý nghĩa của chốn Tự Môn xưa kia, ý cũng là ca ngợi nơi đây ĐỊA LINH- NHÂN KIỆT

Trên hai trụ biểu có đôi câu đối:

BẮC TIẾP ĐIỆN TỰ TÔN PHẬT GIÁO
ĐÔNG LIÊN ĐÌNH VŨ TRỌNG THẦN UY

Tạm dịch:

Bắc giáp điện chùa nơi thờ Phật
Đông liền đình, chốn trọng thần uy
Câu đối tả cảnh, nêu rõ cái địa thế của Môn Tự xưa, phía Bắc là thượng điện chùa Kính Phúc, phía đông giáp đình Hương Canh. Xưa kia nơi ấy là một trong trong những thế đất đẹp nhất làng, từ Tự Môn, Tam Quan, cổng làng, Cầu Treo thẳng hàng với nhau.

Câu đối ở Tam Quan:

TỰ MÔN TỌA, XUẤT LỰC XUẤT TÀI HỢP THÀNH QUẢ PHÚC
HƯƠNG- NGỌC- TIÊN, TAM CANH-TAM XÃ NHÂN VẬT AN NINH

Tạm dịch:

Tòa Tự Môn xuất lực xuất tiền tài tạo nên phúc lớn
Hương – Ngọc – Canh ba làng Cánh – ba xã người và cảnh trí luôn bình yên

Thông qua việc tìm hiểu câu đối ở cổng chùa Kính Phúc có thể thấy rằng đây là câu đối tả cảnh Tự Môn chứ không phải câu đối nhà Phật, cũng để thấy rằng xưa kia vị trí và ý nghĩa của Tự Môn trong làng Cánh xưa.

Câu đối khắc tại Chùa Tiên xã Phú Lão huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình[sửa]

Chùa Tiên cũ được xây dựng từ cổ xưa nhưng năm 1951 Thực dân Pháp ném bom phá tan, Chùa được xây dựng lại và tôn tạo nhiều lần bắt đầu vào năm 1998. Chùa Tiên mới, được xây dựng năm 2007 với chiều dài 34m, chiều rộng 33m tổng diện tích là 1.122m2 vừa cao lại vừa to. Câu đối khắc tại chùa:

BẨY BƯỚC SEN VÀNG NÂNG GÓT NGỌC
BA NGHÌN THẾ GIỚI ĐÓN NHƯ LAI

Nhà thơ Lê Khả Sỹ - người được Hội nhà Văn giao nhiệm vụ hàng năm vào dịp Nguyên Tiêu Ngày thơ Việt Nam ra và chấm thi Câu Đối - có lần đến tham quan du lịch chùa Tiên đã kêu lên: "Trời ơi! Đây mà dám gọi là “Câu Đối”, lại mang treo ở chỗ này ư?" BẨY BƯỚC đối với BA NGHÌN tạm cho qua, Nhưng SEN VÀNG làm sao đối được với THẾ GIỚI ? Còn GÓT NGỌC thường dùng để chỉ người phụ nữ lại mang đối với NHƯ LAI ( Phật tổ Như Lai ) thì quá bậy bạ!

Câu đối khắc ở đền thờ bà Quế Hoa tại Vũ Thư - Thái Bình[sửa]

Đền thờ bà Quế Hoa, để tưởng nhớ vị anh hùng có công với đất nước. Đền thờ bà trên cổ lâu đề 4 chữ "Mẫu nghi thiên hạ".Mai phong trước cửa đề 2 chữ "Thiên hương". Hàng năm, dân làng lấy ngày 10/2 là ngày giỗ của Bà về đền Bà để dâng hương cúng lễ; ngày 8/2 âm lịch lên lăng mộ của Bà tại hương đường xã Mỹ Lộc để thắp hương tại phần mộ của bà. Đến nay làng Tăng Bổng có câu:

Hương đường miếu là nơi an nghỉ
Tăng Bổng làng cố thử linh thanh

Trong đền thờ của bà vẫn còn câu đối:

Tăng ất cửu tuân kim cảnh sắc
Hương giang độc ý cổ truyền cung

Câu đối khắc ở đình làng Đại Mão xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh[sửa]

Thôn Đại Mão có tên chữ là “Đại Mão Trung” tên nôm “Làng Giữa”, thuộc xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đại Mão nằm trên bãi bồi bờ Nam sông Đuống, được bao bọc bởi những vạt ruộng lúa, ngô xanh mướt, người Đại Mão truyền nhau rằng làng có thế đất “Tay ngai” và có “Ngũ Mã chấn tiền, Tam Thai ủng hậu”, nên con người nơi đây ham làm và ham học. Phía trước đình làng và làng là Ngũ Mã (Mã Cao, Mã Chàng, Mã Đường, Mã Thủy, Mã Cuối) chầu vào. Đường sau đình làng lại có “Tam Thai ủng hậu” đó là 3 gò (Con Kim, Con Hỏa, Con Diệu). Thế đất đẹp của làng Đại Mão còn được tiền nhân ghi lại ở đôi câu đối trên cột đồng trụ của đình làng là:

“Tráng tai đế vương cư, hữu kỳ, hữu cổ, hữu mã bái long triều, diệc thiên địa hảo để phong thủy
Uất nhiên anh tuấn vực, vi cơ, vi quan, vi đống lương trụ thạch, tự hương đẳng lập hồ triều đình”

nghĩa là:

Mạch đất đẹp thay! chỗ ở của đấng đế vương, án có cờ, có trống, có ngựa bái, rồng chầu, thực đất trời tạo thành phong thủy
Yên vui vậy! quê hương bậc anh tuấn, người làm thơ, làm quan, làm xà cao cột vững, tự làng xóm lập lên triều đình.

Câu đối khắc ở chùa Cả - Nam Định[sửa]

Ngôi chùa nằm cạnh đình làng Vị Hoàng, nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa xây dựng từ thời Trần tên chữ là Thánh Ân tự. Chùa xây kiểu mới chữ Đinh, chính diện thờ Phật, bên phải dựng đền thờ thần Tản Viên, bên trái thờ Cao Mang Ðại vương, một vị tướng dưới trướng của Linh từ Quốc mẫu thời Trần, người đã giúp vua Trần phản công chiến lược thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất. Đến thời Khải Định (1914-1925) chùa mới được trùng tu lại như ngày nay.

Vân tại sơn đầu, bộ đáo sơn đầu, vân hựu viễn (Mây phủ đầu non, bước tới đầu non, mây chẳng có)
Nguyệt trầm thủy để, lao cùng thủy để, nguyệt hoàn không (Trăng chìm đáy nước, mò sâu đáy nước, trăng là không)
Câu đối này văn cảnh đã hay, nội hàm lại rất rộng. Câu đối phá chấp triệt để, lại muốn lý giải “Tánh Không”, cũng lại phảng phất Kinh Lăng Già. Thấy mây trùm đỉnh núi quá đẹp, tưởng đâu cảnh đẹp ấy có thật, quyết hăm hở đi cho đến đỉnh núi để xem mây. Nhưng đến đỉnh núi rồi, mây ở đây không có mà lại ở xa hơn. Nhìn trăng chiếu mặt nước, tưởng trăng nằm dưới đáy nước, nhảy xuống mò lặn hòng lấy được trăng, nhưng làm gì có trăng thật mà hòng lấy? Chớ thấy vạn hữu sum la như vậy mà chấp lầm vạn hữu “có thật như nó đang là”. Chỉ có người mê vọng mới chấp lầm như vậy, chứ người trí, người đã hiểu Đạo thì tránh được chấp lầm mê này.

Câu đối khắc ở cổng đình Vị Khê - Điền Xá - Nam Trực - Nam Định[sửa]

Cách TP Nam Định chừng 5km về phía đông, nằm ven sông Hồng là làng hoa, cây cảnh Vị Khê (Điền Xá, Nam Trực, Nam Định). Vị thế ấy, từ hơn 800 năm trước, Vị Khê đã có nghề trồng hoa, cây cảnh và trở thành làng nghề cổ nhất nhì đất Việt. Vùng quê này được Nguyễn Công Thành khai trang lập ấp năm 938 cho đến khi Tô Trung Tự - Thái úy phụ chính của nhà Lý đến lập hành cung, truyền nghề trồng hoa, cây cảnh (năm 1211). Trên hai cột ngoài cổng đình là đôi câu đối:

Tài thụ, chủng hoa, Tô tướng thủy
Nguyễn trang, Vỵ xã, hiệu chi tiên

Tạm dịch:

Trồng cây, ươm hoa là nghề do tướng công họ Tô khởi đầu
Trang ấp họ Nguyễn ở thôn Vỵ là tên gọi thuở trước
Tô Trung Từ là một nhân vật có tên trong chính sử nhà Lý, đã góp công dẹp loạn, đưa thái tử Sam lên ngôi, tức là vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), nên được phong chức thái uý phụ chính. Nhưng, là cậu ruột hoàng hậu, biết quá rõ cảnh triều chính rối ren, ông treo ấn từ quan, lui về ở ẩn tại thôn Vỵ Khê, bày dạy cho bà con cách uốn tỉa cây cảnh, chăm tưới hoa tươi, sống mộc mạc mà yên vui sau luỹ tre làng.

Những câu đối khắc ở đình Độ Việt xã Vụ Bản huyện Bình Lục tỉnh Nam Định[sửa]

Đình Độ Việt thuộc thôn Độ Việt, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục. Đình Độ Việt thờ hai cha con Trần Lựu, Trần Lạn được triều đình phong là “Bình Ngô khai quốc Lũng Nhai công thần” (Bề tôi ở hội thề Lũng Nhai có công dẹp giặc Minh giữ nước). Đình toạ lạc trên một khu đất cao phía đông làng, giáp đường liên xã. Phía trước đình là đê Ất Hợi, sông Ninh. Treo phía trên và hai bên cột cái gian giữa tòa trung đường trước hậu cung là bức hoành phi, chữ sơn son thiếp vàng “Khai quốc công từ” (Đền Khai quốc công) và đôi câu đối:

“Hoàng Việt vinh bao Thượng đẳng thần
Lam Sơn đĩnh xuất trung hưng tướng”

Dịch nghĩa

Vua Việt bao phong Thượng đẳng thần
Lam Sơn xứng bậc tướng anh linh

Các bậc cao niên trong làng cho biết, thuở xưa đình dựng ở khu mộ công thần Trần Lựu (mộ nằm trong hậu cung đình), do chiến tranh và thiên nhiên huỷ hoại, nên dân làng chuyển về, dựng đình ở khu đất hiện nay. Năm 1984, dân làng xây một ngôi miếu nhỏ bên cạnh mộ đề thờ. Hai bên thành cửa miếu, nhấn vữa đôi câu đối:

“Thiên niên danh bất hủ
Vạn cổ cốt do hương”

Nghĩa là:

Nghìn năm danh bất hủ
Muôn thuở truyền hương thơm

Câu đối khắc ở miếu thờ Tiên Đào công chúa ở thôn Phạm Xá - Bình Lục - Hà Nam[sửa]

Khoảng đầu thế kỷ XVI, có một vị quan Thái Bảo, Quận công tên là Lê Duy Đạo cùng phu nhân hiệu là Tiên Đào công chúa về thôn Phạm Xá, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam khai hoang lập ấp. Bà Tiên Đào khai khẩn mở rộng ruộng đồng, qui hoạch dân cư theo phép tỉnh điền thời cổ, bốn bên tám phía là dân làng Đinh ở, Tứ diện giai Đinh Xá địa phận còn dân làng Phạm ở vào chính giữa. Đặc biệt đối với công chúa Hoa Đào, bà đã dạy dân cày cấy, giúp đỡ cưu mang người nghèo. Nhớ ơn bà dân làng Phạm Xá lập miếu riêng để thờ bà ngay cạnh đình làng và kỵ húy hai chữ Hoa và Đào mà đọc chệch là Huê và Điều. Ở tại miếu thờ bà nay vẫn còn đôi câu đối.

Nhất thốc lâu đài tăng tráng lệ
Ức niên cư lý mộc an ba.

Dịch nghĩa:

Một khóm lâu đài thêm tráng lệ
Vạn năm thôn xóm đội ơn sâu

Những câu đối khắc tại đình làng ở xã Đinh Xá huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam[sửa]

Xã Đinh Xá do các thôn xã thuộc các tổng huyện khác nhau trong phủ hợp thành như: thôn Thượng, thôn Chiềng xã Đinh Xá thuộc tổng Đại Sơn huyện Duy Tiên phủ Lý Nhân. Sau này sáp nhập cùng các thôn Cát, Tái Kênh của xã Ngô Xá tổng Ngô Xá huyện Bình Lục trong phủ thành 1 xã lấy tên là xã Đinh Xá. Câu đối ở đình thôn Đinh ca ngợi các vị thần có công phù giúp xã tắc được dân làng thờ cúng:

“Oanh liệt nhất trường quán triệt tinh trung phù Lý xã (Chiến trận liệt oanh, lòng trung thấu trời phù giúp xã tắc nhà Lý;)
Anh linh vạn cổ cập dân đức trạch bảo Đinh giang” (Anh linh muôn thuở, đức trạch ban dân che chở sinh linh vùng sông Đinh)

Và đôi câu đối mang đậm tính triết lý người có công phải được thờ cúng treo ở chùa thôn Tái Kênh:

“Nguyên đức lưu quang hương hỏa bách niên như tạc (Đức trạch tỏa sáng ngời, ngàn năm hương hỏa báo đáp;)
Hữu công tắc tự chưng thường thốn niệm bất vong” (Có công được thờ tự, tấc lòng cúng tế không quên)

Những câu đối khắc tại Đình và Chùa Cổ Viễn xã Hưng Công - Bình Lục - Hà Nam[sửa]

Nằm gần sông Châu và thị trấn Bình Mỹ là khu di tích đình và chùa Cổ Viễn thuộc xã Hưng Công, huyện Bình Lục. Chùa Cổ Viễn nằm liền sát với đình tên chữ là “Linh Quang Tự” (chùa Linh Quang). Theo truyền thuyết địa phương thì chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Sự kiện này đã được đôi câu đối tại bái đường chùa khẳng định:

“Lý triều cổ tự linh thanh viễn,
Lê đế thượng lai sắc tứ hiền”

Dịch nghĩa:

Chùa cổ từ thời Lý, tiếng thiêng còn mãi
Vua Lê tới đây ban sắc và ca ngợi nét đẹp quê hương
Đình Cổ Viễn là nơi thờ Nguyễn Hoằng tướng thời Hùng Duệ Vương. Một lần, qua trang Cổ Viễn, ông cho lập hành cung làm nơi đi lại nghỉ ngơi. Mỗi khi về thăm trang Cổ Viễn ông thường khuyên dân chăm lo việc cày cấy, nhờ vậy mà đời sống của người dân ngày càng no đủ. Khi giặc Thục đem quân quấy phá, Nguyễn Hoằng đã động viên được 28 người trang Cổ Viễn theo ông lên đường đánh giặc. Kháng chiến thắng lợi, ông được triều đình phong tặng là “Hùng lược cao Huân Hồng Liệt đại vương”. Sau khi Nguyễn Hoằng qua đời, nhân dân trang cổ Cổ Viễn đã lập đình thờ tôn làm thành hoàng muôn đời hương khói phụng thờ.

Năm 1069, trong một lần đi đánh giặc Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã đem công chúa đi theo. Khi đến trang Cổ Viễn, thấy nhân dân ở đây hiền lành thuần hậu lại một lòng xin công chúa ở lại, nhà vua chấp thuận. Công chúa đã lấy của cứu giúp mọi người đồng thời khuyến khích việc nông tang, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. Công chúa ở lại với dân trang Cổ Viễn được ba năm thì trở về triều rồi lâm bệnh mất, nhân dân Cổ Viễn lập phủ thờ để bốn mùa hương khói tưởng nhớ công ơn. Hiện nay ở sân đình Cổ Viễn còn một khoảng đất rộng khoảng 3-4 ha tương truyền là “ruộng mẫu” của Phạm Công chúa khai phá cho dân. Trong tập sách “Sử trình” của Nguyễn Du có đôi câu đối tán dương công đức của Phạm Công chúa tại đất Cổ Viễn như sau:

“Khẩn điền lập ấp khai giang, công đức trường lưu, Vạn thế nhân tâm đàm vãng sự
Tế khốn cứu bần giáo nghĩa miếu từ nhật quảng, Thiên thu ngọc phả thuyết tân hương”

Dịch nghĩa:

Mở đất lập làng, khơi sông công đức lưu lại hàng vạn năm lòng người nêu sự cũ
Cứu khó, giúp nghèo, dạy nhân nghĩa, đền miếu mở mang, sách ngọc nghìn năm còn ghi trên quê mới

Những câu đối ở Di tích đền Thượng Lao - Nam Định[sửa]

Đền Thượng Lao, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực là nơi thờ hai vị đại khoa thời Trần: Bảng nhãn Lê Hiến Giản và Tam giáp Tiến sĩ Lê Hiến Tứ. Sau khi hai ông mất, nhà vua cho phép nhân dân địa phương tu sửa thành ngôi đền thờ để tri ân công đức. Vì vậy đền Thượng Lao còn bảo tồn được những giá trị lịch sử đầu tiên mang ý nghĩa tưởng niệm sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của hai vị đại khoa. Tại đền Thượng Lao ngày nay còn đôi câu đối ca ngợi:

Nhất môn khoa hoạn song đăng bảng (Một nhà khoa bảng hai người đỗ)
Vạn cổ cương thường biệt lập căn (Muôn thuở cương thường một nếp riêng)

Bảng nhãn Lê Hiến Giản và Tiến sĩ Lê Hiến Tứ làm quan vào thời kỳ mà nhà Trần suy thoái, Hồ Quý Ly chuyên quyền, Hồ Quý Ly rất căm ghét Ngự sử Trung Đại phu Lê Hiến Giản nhưng vẫn tìm mọi cách dụ dỗ mua chuộc. Một lần Hồ Quý Ly vào phủ đường, ông sai gia tướng là Nguyễn Thế Việt dắt dao hành thích, việc không thành, ông bị Hồ Quý Ly mưu hại. Lê Hiến Giản được vua thương tiếc sai liệm thi hài vào quan đồng quách đá, đưa xuống thuyền từ Thăng Long xuôi sông Hồng vào sông Đào (Cổ Lễ) an táng trên cồn Cây Sơn, cánh đồng Quần Trà bên cạnh con ngòi do hai ông giúp dân đào lúc sinh thời. Còn tiến sĩ Lê Hiến Tứ sau này ông cũng bị Hồ Quý Ly hại và an táng ở phía đông nam núi Thần Thiệu (thuộc Gia Viễn – Ninh Bình). Lăng Lê Hiến Giản được xây dựng từ đời vua Thành Thái năm thứ nhất (1889), theo kiểu chồng diêm tám mái xưng tụng. Tương truyền khi hai ông mất, bốn mĩ nữ theo hầu vì quá thương tiếc nên gieo mình xuống con ngòi tuẫn tiết, về sau nhân dân đặt tên con ngòi là “Mỹ nữ hàn khê” (Ngòi mỹ nữ). Tại nghi môn đền Thượng Lao còn đôi câu đối viết về sự kiện này:

Trinh tầm bất dẫn Đào giang thủy (Tấm lòng son sắt giữ gìn cùng nước Đào giang còn chảy mãi)
Thắng tích do truyền mỹ nữ khê (Di tích tốt đẹp còn truyền kia khe nỹ nữ vẫn nêu tên)

Những câu đối ở Đình Thánh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định[sửa]

ĐÌNH THÁNH thuộc làng Bịch xã Minh Thuận huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thờ tướng quân Lê Khai (một trong những vị tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân) và vợ ông - bà Trần Thị Quế. Đền còn lưu giữ câu đối tỏ lòng thành kính đối với công lao của Lê Khai:

“Cổ hữu Trần lâu, kim hữu miếu
Sinh vi Đinh tướng, hóa vi thần”

Có nghĩa:

Xưa có lầu Trần, nay có miếu
Sống làm Đinh tướng hóa vi thần

Phía bên trái đền là lăng miếu của bà Trần Thị Quế, lăng có tường bao bọc rộng chừng 10m2. Có hai câu đối được viết trên cột với ý nghĩa ca ngợi vị nữ anh hùng, như sau:

“Đinh triều chân liệt nữ
Trần phả trị trâm anh”

NHỮNG CÂU ĐỐI KHẮC Ở CHÙA NHẤT TRỤ - Ninh Bình[sửa]

Nằm trong quần thể Khu di tích Cố đô Hoa Lư ngày nay vẫn trường tồn ngôi chùa Nhất Trụ (còn gọi là chùa Một Cột), nằm ở thôn Yên Thành cách đền thờ Lê Đại Hành khoảng 150m. Dưới đây là những câu đối khắc tại chùa:

長安勝景皇都始
壹柱名藍佛跡雲
Trường Yên thắng cảnh hoàng đô thủy
Nhất Trụ danh lam Phật tích vân

Dịch nghĩa:

Thắng cảnh Trường Yên kinh đô gốc
Danh lam Nhất Trụ dấu Phật còn
桑劍蘆旗芳跡古
金臺銀址故宮春
Tang kiếm lô kì phương tích cổ
Kim đài ngân chỉ cố cung xuân

Dịch nghĩa:

Kiếm dâu cờ lau dấu vết xưa thơm tiếng
Đài vàng nền bạc vốn là cung điện Trường Xuân

Liên kết[sửa]