Câu đối khắc tại các đình, chùa, đền, miếu, phủ, điện tại Nam Trung Bộ Việt Nam

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Những câu đối khắc tại Khổng Tử miếu Hội An[sửa]

Văn miếu tỉnh Quảng Nam được xây dựng ở phía Tây xã Câu Nhí thuộc huyện Diên Phước (nay là huyện Điện Bàn) thời vua Gia Long. Đến năm Minh Mạng thứ 6, thủ phủ của Quảng Nam nằm ở Thanh Chiêm (nay là thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn) nên Khổng miếu của Tỉnh cũng được đặt ở đây. Năm 1961, Hội cổ học tinh hoa tỉnh Quảng Nam đứng ra chủ trương xây dựng lại Khổng Tử miếu của tỉnh Quảng Nam, đồng thời nhằm tôn vinh các bậc danh nhân, chí sĩ của Tỉnh nên kết hợp xây dựng Đài kỷ niệm tỉnh Quảng Nam nằm đối diện với Khổng Tử miếu. Tam quan của Khổng Tử miếu được tạo thành bởi bốn trụ tròn bằng xi măng, hai cột chính giữa đắp cặp câu đối bằng sành sứ :

得 其 門 見 宗 廟 之 美 百 官 之 富
由 斯 道 如 日 月之 明 四 辰 之 行
Đắc kỳ môn kiến tôn miếu chi mỹ bách quan chi phú
Do tư đạo như nhật nguyệt chi minh tứ thời chi hành

Dịch nghĩa:

Vào cửa được mới biết cung miếu tôn nghiêm trăm quan đầy đủ
Theo đường ấy như thấy trời trăng tỏ rạng, bốn mùa lưu hành

Hai trụ bên, với cặp câu đối:

廣 被 儒 風 柴 水 行 山 名 教 地
南 來 晢 學 杏 壇 檜 宅 泰 和 天
Quảng bị nho phong, Sài thuỷ, Hành sơn danh giáo địa
Nam lai triết học, Hạnh đàn, Cối trạch, Thái hòa thiên

Dịch nghĩa:

Rộng mở đường văn, Sài thủy, Hành sơn, nơi danh giáo
Đem về triết học, Hạnh đàn, Cối trạch, cõi Thái hòa

Từ cổng tam quan nhìn vào là bốn trụ biểu đứng sừng sững giữa sân, trên mỗi đầu trụ có một con Kỳ Lân. Trước và sau bốn trụ biểu đều có các vế đối, mặt trước của hai trụ biểu ở giữa:

淵 源 有 自 來 檜 宅 杏 壇 名 教 億 年 傳 道 統
精 神 長 在 此 行 山 柴 水 清 高 終 古 樹 文 風
Uyên nguyên hữu tự lai Cối Trạch, Hạnh đàn, danh giáo ức niên truyền đạo thống
Tinh thần trường tại thử Hành sơn, Sài thủy thanh cao chung cổ thọ văn phong

Dịch nghĩa:

Nguồn gốc có từ lâu, Cối trạch, Hạnh đàn, danh giáo nghìn xưa truyền đạo thông
Tinh thần còn mãi đó, Hành sơn, Sài thủy thanh cao muôn thuở rạng văn phong

Mặt sau của hai trụ biểu ở giữa:

文 在 斯 乎 涅 而 不 緇 磨 而 不 磷
德 其 盛 矣 仰 之 彌 高 鑽 之 彌 堅
Văn tại tư hồ, niết nhi bất tri, ma nhi bất lân
Đức kỳ thạnh hĩ, ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên

Dịch nghĩa:

Nhân văn chính ở đây, mài cũng chẳng mòn, nhuộm cũng chẳng lầm
Thánh đức thật rất thịnh, dùi vào càng cứng, trông vào càng cao

Mặt trước hai trụ biểu hai bên:

繼 往 開 来 屹 立 中 天 砥 柱
化 民 成 俗 普 爲 大 地 完 維
Kế vãng khai lai, ngật lập trung thiên để trụ
Hóa dân thành tục, phổ vi đại địa hoàn duy

Dịch nghĩa:

Nối trước mở sau, dựng vững giữa trời cây trụ cả
Hóa dân đổi tục, rãi cùng mặt đất mối dây liền

Mặt sau hai trụ biểu hai bên:

道 原 出 於 天 傳 在 聖 賢 用 在 萬 世
人 心 同 此 理 蕴 爲 道 德 著 爲 五 倫
Đạo nguyên xuất ư thiên, truyền tại thánh hiền, dụng tại vạn thế
Nhơn tâm đồng thử lý, uẩn vi đạo đức, trứ vi ngũ luân

Dịch nghĩa:

Nguồn đạo gốc ở trời, truyền cho Thánh hiền, dùng cho muôn thuở
Lòng người đồng một lẽ, trong là đạo đức ngoài là năm giềng

Hai cặp câu đối đắp nổi hai bên cửa giữa:

可 仕 可 止 可 久 可 速 聖 之 時 也
毋 意 毋 必 毋 固 毋 我 安 而 行 之
Khả sĩ khả chỉ khả cửu khả tốc thánh chi thời dã
Vô ý vô tất vô cố vô ngã an nhi hành chi

Dịch nghĩa:

Đúng mức thời trung, đáng làm, đáng thôi, đáng nhanh, đáng chậm
An theo ý muốn, không chấp, không nệ, không riêng, không tư

Trụ cửa bên tả và bên hữu có cặp câu đối:

愽 學 多 聞 生 民 以 来 未 有
著 書 垂 訓 百 世 之 下 莫 違
Bác học đa văn sanh dân dĩ lai vị hữu
Trứ thư thùy huấn bách thế chi hạ mạc vi

Dịch nghĩa:

Học rộng nghe nhiều tự có loài người chữa thấy
Làm sách để dạy, noi theo muôn thuở chẳng sai

Chính giữa hậu tẩm có cặp câu đối:

作 之 謂 聖 述 之 謂 明 道 傳 有 自 来 矣
雝 於 在 宮 肅 於 在 廟 靈 爽 實 式 憑 之
Tác chi vị thánh, thuật chi vị minh, đạo truyền hữu tự lai hĩ
Ung ư tại cung túc ư tại miếu linh sản thiệt thức bằng chi

Dịch nghĩa:

Sáng tác là thánh, trước thuật là minh, đạo thống lưu truyền từ trước
Ung dung ở cung, nghiêm chỉnh ở miếu linh sản nương tựa vào đây

Những câu đối khắc trên lăng mộ Trương Công Hy ở tỉnh Quảng Nam[sửa]

Thượng Thư Trương Công Hy (1727-1800) người làng Thanh Quýt (xưa là tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, Quảng Nam ). Ông đỗ Nhiêu học rồi Hương cống dưới triều chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Đến Triều Tây Sơn, ông được cử làm Tri phủ Điện Bàn (Thái Đức), Khâm sai Quảng Nam trấn rồi Hình bộ Thượng thư, truy phong Binh bộ Thượng thư (Quang Trung, Cảnh Thịnh). Ông có nhiều công lao trong sự nghiệp giúp nhà Tây Sơn thống nhất đất nước và là một vị quan nổi tiếng thanh liêm, được nhân dân ngưỡng mộ. Lăng mộ của ông tại làng Thanh Quýt (nay là xã Điện Thắng Trung) đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh). Trên lăng mộ có hai đôi câu đối ghi nhớ công đức to lớn của ông:

Hạc phi Bắc lĩnh cơ sở tráng
Long tụ Đông hoàn dẫn nguyên trường

Và:

Chánh tích vạn niên thùy vũ trụ
Nhân ân thiên tải dĩ tôn chi

Những câu đối khắc ở chùa Linh Ứng - Quảng Nam[sửa]

Chùa Linh ứng Bà nà, ở núi Chúa, Quảng nam, nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Vùng Bà nà do người Pháp khai phá giống như Đà Lạt, còn lại nhiều di tích như hầm rượu ...Ở cổng chùa có khắc đôi câu đối như sau:

靈 光 普 炤 恆 沙 畢 地 三 千 界
應 機 惑 化 變 塵 剎 八 萬 億 門
Linh quang phổ chiểu hằng sa tất địa tam thiên giới
Ứng cơ hoặc hóa biến trần sát bát vạn ức môn

chữ "炤 Chiểu" dùng thay "照 chiếu" để kỵ húy thời Thành Thái, từ "nộp lưu chiểu" cũng thuộc trường hợp kỵ húy này: thay vì phải nói "nộp lưu chiếu". Theo cuốn Chữ quốc húy thời Nguyễn của Dương Phước Thu thì chính húy thời Thành Thái là chữ Chiêu 昭 đọc thành chữ Chiểu, đó là tên khi lên ngôi của vua Thành Thái. Còn chữ chiếu 照 không phải chính húy nhưng có chứa chữ chiêu 昭 bên trong nên cũng viết tránh đi là 炤 , chính âm chữ này vẫn là chiếu.

  • Trong chùa có mấy câu đối khác nội dung như sau:
Cổ tự tăng nhàn thường dĩ yên hà vi bạn lữ
Thâm sơn cấu thế chỉ bằng thảo mộc ký xuân thu

Nghĩa:

Thầy tăng chùa cổ thường vui đùa với thú nước mây
Đời rớm núi sâu mượn cỏ cây làm bạn tháng ngày

và:

Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách
Triêu kinh tịch kệ hoán hồi trần thế mộng mê nhơn

Nghĩa:

Chuông sớm mõ chiều thức tỉnh khách danh lợi đa tình
Sáng kinh tối kệ giục gọi người mộng tỉnh cơn mê

Những câu đối khắc tại đình Thanh Khê - Thành Phố Đà Nẵng[sửa]

Đình Thanh Khê ra đời gắn với công cuộc khai làng lập ấp của người dân, từ lúc " Ngã tổ tôn Bắc địa tùng vương, Nam phương sáng nghiệp, hồng cư vĩnh điện yển dật chi mưu" ( Theo lệnh vua từ Bắc vào Nam mở mang bờ cõi lập nghiệp). Làng Thanh Khê xưa gồm có sáu xóm: Thanh Phong, Thanh Thị, Thanh Hòa, Thanh Minh, Thanh An, Thanh Thủy. Lối dẫn vào đình làng là cổng tam quan, được xây dựng theo kiểu thức vòm cuốn, trên trục cổng có đôi câu đối chữ Hán:

Phong cảnh quang huy ngũ sắc tường vân lục thánh điện
Bút hoa nhuận thái thiên thu túc vụ phúc dân linh

Dịch nghĩa:

Phong cảnh rực rỡ, mây lành ngũ sắc trên sáu điện thánh
Bút hoa tô điểm đẹp đẽ, nghĩ sức nghìn thu để che chở cho muôn đời

Tiếp đến là bức bình phong đắp hổ, án ngữ giữa lối đi chính trên trục dũng đạo. Hai bên bình phong là câu đối:

"Thanh sơn trần án xuân vô hạn
Khê thủy đáo đường phú hữu nguyên"

Dịch nghĩa:

Núi xanh chắn làm bức án, xuân vô hạn
Nước từ khe suối chảy đến nhà, sự giàu có ắt phải có nguồn

Ở phần hiên, phía trên mái có biển gạch đề " Thanh Khê đình", hai đầu có lầu chiêng lầu trống, mặt trước tô vẽ hình mai điểu, tùng lộc. Hai trụ giữa có câu đối:

"Lộ thông thanh hải linh phương hội
Mạch dẫn khê nguyên chúng thủy triều"

Dịch nghĩa:

Đường thông đến biển xanh là nơi hội tụ linh khí của khắp phương
Mạch nước dẫn từ nguồn suối có thể quy tụ thành thủy triều

Bên trong đình có ba ban thờ, ban thờ chính giữa thờ Thành hoàng làng, có câu đối:

"Thánh đức anh linh cao tỉ khuyết
Thần uy lẫm liệt chấn nam thành"

Dịch nghĩa:

Đức thánh anh linh cao tựa cung khuyết
Cái uy của thần lẫm liệt làm chấn động thành Nam

Những câu đối khắc tại Văn Miếu Quảng Ngãi[sửa]

Văn Miếu Quảng Ngãi gọi là Đình Văn Thánh, tọa lạc tại thị trấn Sơn Tịnh thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, về phía Đông chân núi Long Đầu, bên bờ phía Bắc sông Trà Khúc. Văn Thánh Miếu được xây dựng làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 vào năm Gia Long thứ 16 (1817) và giai đoạn 2 xây đền Khải Thánh vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839). Dưới đây là những câu đối được khắc tại Văn Miếu:

“Văn mạch nguyên lưu Trà thủy hối
Miếu môn phúc mỹ Ấn sơn cao”
Hai chữ đầu 2 câu nầy là Văn và Miếu. Đại ý nói lên cái cảnh quan, cái mạch văn chương như nguồn nước sông Trà Khúc tụ lại và cửa Miếu đẹp đẽ như núi Thiên Ấn to, cao.
“Cửu khúc minh châu Trà thủy nhiễu
Tam quan trác lập Ấn sơn cao”

Tạm dịch:

Nước sông Trà chảy trước mặt như 9 đoạn minh châu
Cửa tam quan đứng sừng sững như núi Thiên Ấn

Và:

“Ngưỡng di cao, toàn di kiên, trác nhĩ tam quan địa vị
Chiên tại tiền, hốt tại hậu, y nhiên nhất sáo cung tường”

Tạm dịch ý:

Hai câu đối nầy tả toàn cảnh quy mô, to lớn của Văn Miếu. Người xưa dùng chữ trong sách Luận Ngữ, đại ý nói lên cổng tam quan cao vòi vọi cũng như cái Đạo của Thánh hiền, càng nhìn lên càng cao, càng đi sâu vào càng kiên cố. Và vì nó cao như có tường thành cao bao bọc nên không thấy được bên trong...

Những câu đối trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi[sửa]

Đảo Lý Sơn từ mấy trăm năm trước vẫn được coi là hậu cứ trực tiếp xác định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Cư dân làng An Vĩnh ( nay là xã An Vĩnh) trên đảo được các Chúa Nguyễn, rồi Vua Nguyễn chọn tổ chức thành các Đội Hùng binh Đại Việt đi ra đo đạc thủy trình, khai thác sản vật và cắm Mốc Chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lịch sử còn ghi tên tuổi các vị Cai đội, Suất Đội Hoàng Sa là Phạm Quang Ảnh, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn Nguyên và Phạm Hữu Nhật (hiện nay, tên của 2 vị Quang Ảnh và Hữu Nhật được đặt cho 2 hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa). Dòng họ Phạm Lý Sơn rất tự hào về tổ tiên của mình. đã xây lăng mộ các vị đó. Các dòng họ khác trên đảo cũng có nhiều người có công khai thác, bảo về Hoàng Sa, Trường Sa. Đình An Vĩnh thờ các vị Tiên hiền của Đảo và những người có công với nước, đặc birtj trong công cuộc khai thác, xác lập chủ quyền và bào vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Dân trên đâỏ hàng năm tổ chức trọng thể Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa thật cảm động Lễ này đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2013, Nhà nước xếp hạng Đình làng An Vĩnh là Di tích LS-VH cấp quốc gia, tỉnh Quảng Ngãi đứng ra tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa quy mô cấp tỉnh và giúp Dòng họ Phạm tu sửa khu mộ Chánh đội trưởng thủy quân Suất đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật. Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm VN đã cử một đoàn gồm ông PhạmVăn Căn, Phó Chủ tịch HĐTQ, Chủ tịch HĐHP tp. Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Thông, ỦV Thường trực HĐTQ, chủ tịch HĐHP Quảng Nam – Đà Nẵng; ông Phạm Thoại Tuyền, UV viên HĐTQ; ông Phạm Khuê, UV Thường trực HĐ Họ Phạm Quảng Nam - Đà Nẵng ra Đảo dự Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa, dâng đôi câu đối do Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm VN cung tiến vào Đình An Vĩnh và dâng đôi câu đối khắc trên trụ cổng khu mộ Phạm Hữu Nhật. Ông Phạm Văn Dương, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư Ký Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm VN có vinh dự được phụng soạn cả 2 đôi câu đối này. Hội đồng Họ Phạm tỉnh Quảng Ngãi đã đặt thợ làm đôi liễn khảm xà cừ treo trang trọng tại gian chính giữa Đình. Dòng họ Phạm Văn trên Đảo đã đắp nổi bằng xi măng đôi câu đối trên trụ cổng khu mộ Phạm Hữu Nhật.

Câu đối tại gian giữa Đình An Vĩnh
黃沙萬代留奇積
大越千秋刻戰功
HOÀNG SA VẠN ĐẠI LƯU KỲ TÍCH
ĐẠI VIỆT THIÊN THU KHẮC CHIẾN CÔNG
“Câu đối ở Mộ Phạm Hữu Nhật
率队黃沙留* * 主权永久
雄兵大越定边彊祖國長存.
“SUẤT ĐỘI HOÀNG SA LƯU DẤU MỐC CHỦ QUYỀN VĨNH CỬU
HÙNG BINH ĐẠI VIỆT ĐỊNH BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC TRƯỜNG TỒN.”
Câu đối ở đền Bà Roi ”

Năm 2016, dòng họ Phạm Văn ở Lý Sơn đã tu sửa lại Đền Bà Roi còn gọi là Trinh Tịnh Đường. Đền này thờ bà Phạm Thị Tiên Điều, một cư dân trên đâỏ sống vào giữa thế kỷ XVI. Năm 1645, cô gái xinh đẹp Tiên Điều đã phát hiện ra bọn giặc Tầu Ô đổ bộ lên đảo cướp phá. Cô đã dũng cảm chạy đi báo cho dân đâỏ biết để phòng trahs và choongstrar. Riêng cô bị giặc bắt, đã nhảy xuống biển tự tử để bào toàn danh tiết. Dân đỏa lập miếu thờ gọi là Đền Bà Rôi. Bà nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì cho dân đảo mấy trăm năm qua. Bà là nhân thần duy nhất người Việt Nam ở suốt dải miền Trung được nhân dân thờ phụng. Sự tích Bà Roi cúng khảng định nhân dân trên đảo đã nhiều lần phải chống trả bọn giặc Tầu Ô để bảo vệ quê hương. Nhân dịp tu sửa Đền Bà Roi, bà Phạm Thị Thúy Lan, ông Phạm Văn Dương và ông Phạm Văn Căn cung bái đôi câu đối khảm xà cừ, hiện treo trang trọng trong Đền mới tu sửa khang trang. Câu đối bằng chữ nho như sau:

“烈女堅貞除海贼
福神靈應渡良民.”
“LIỆT NỮ KIÊN TRINH TRỪ HẢI TẶC
PHÚC THẦN LINH ỨNG ĐỘ LƯƠNG DÂN.”
(Theo tài liệu của ông Phạm Văn Dương)

Câu đối khắc tại đình làng An Hải tỉnh Quảng Ngãi[sửa]

Đình làng An Hải nằm giữa xóm Trung Yên và Trung Hoà, xã An Hải, được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820. Trong nội thất của Đình làng thờ Tam hoàng ngũ đế, Ngũ vị tiên nương (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Tiền hiền, hậu hiền và thờ thập loại cô hồn. Đình làng An Hải mặt chính diện quay về hướng Đông nam, tổng thể kiến trúc ngôi đình được xây dựng theo hình chữ Tam gồm tiền đường, chánh điện và hậu cung mà dân gian quen gọi là đình hạ, đình trung và đình thượng. Trong đình Hạ có đôi câu đối của tác giả Nguyễn Xuân Dương có nội dung như sau: 安海會財源快覩鄉閭陶富庶/理山開筆脉欣覘科甲兆禎祥.Phiên âm: AN HẢI HỘI TÀI NGUYÊN KHOÁI ĐỔ HƯƠNG LƯ ĐÀO PHÚ THỨ/ LÝ SƠN KHAI BÚT MẠCH HÂN CHIÊM KHOA GIÁP TRIỆU TRINH TƯỜNG.Dịch nghĩa: An Hải quy tụ nguồn của cải, mừng thấy xóm làng hun đúc nhiều người giàu có/Lý Sơn mở mang đường học vấn, vui nhận thi cử đỗ cao là điềm tốt lành.

Câu đối khắc ở chùa Nhạn Sơn - Bình Định[sửa]

Chùa Nhạn Sơn, tục gọi là chùa Ông Đá, toạ lạc tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 23 km về phía Tây Bắc. Trước kia chùa có tên là Thạch Công Tự, vì trong chùa có hai tượng đá rất lớn. Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn, trông về hướng Tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ, chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum mát. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và Chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là Chùa Nhạn Sơn. Trước kia gọi là THẠCH CÔNG TỰ, tục gọi Chùa Ông Đá. Vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước Tây và lớn có đến hai ôm người lớn. Mình khoát áo đại bào, đầu đội mão vũ đằng, tay cầm vũ khí (một tượng cầm giản, một tượng cầm kiếm), mặt mày dữ tợn, người yếu bóng vía không dám đứng cận kề. Người ta bảo đó là tượng của hai ông HUỲNH TẤN CÔNG và LÝ XUÂN ĐIỀN đời nhà Trần.

頑 石 點 頭 , 石 可 爲 人, 人作 佛 Ngoan thạch điểm đầu, thạch khả vi nhân, nhân tác Phật (Đá rắn gật đầu, đá hẳn là người, người làm Phật)
雁 山 回 首 , 山 開 正 法, 法 傳 人 Nhạn sơn hồi thủ, sơn khai chánh pháp, pháp truyền nhân (Non nhạn hướng lễ, non mở chánh pháp, pháp truyền người)

Câu đối khắc ở chùa Linh Phong - Bình Định[sửa]

Dân gian lưu truyền rằng người sáng lập ra chùa Linh Phong tại núi Bà (ở thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định) là ông Núi, một tu sĩ rất bí ẩn. Người dân Bình Định quen gọi chùa Linh Phong là chùa Ông Núi. Những dấu tích về ông Núi ngày nay chỉ còn lại ngôi mộ tháp và hang Tổ ở sau chùa Linh Phong. Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả 3 mặt như một ngôi nhà. Tương truyền rằng đây chính là hang đá mà ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi tụng kinh niệm Phật. Chùa Linh Phong đã mấy lần đón Đào Tấn từ quan về tu ở đấy. Trong "Bài ký chùa Linh Phong", Đào Tấn viết: "Những năm vua Kiến Phước, Hàm Nghi, Tấn tôi bỏ quan về núi này, chùa này, một năm ở chùa quá nửa…". Ông có ghi câu đối ở đây:

Khói hoa một mớ trời dành sẵn
Ao biển mười năm mộng trở về

Câu đối nổi tiếng ở lăng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu - Bình Định[sửa]

Bình định vốn là đất cũ của Chiêm thành, dấu tích rõ rệt là thành Ðồ Bàn và các tháp cổ. Thành Ðồ Bàn nằm trong phạm vi thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, quận An Nhơn, bị hoang phế từ lâu, chỉ còn lại các bờ thành đắp bằng đất hoặc xây bằng đá ong, sụp lở chỗ thấp chỗ cao. Gần đó là "tháp Cánh Tiên riêng đứng dãi dầu" cùng chung cảnh ngộ với đền thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu: lạnh lẽo, hoang tàn, sụt sùi trong nắng mưa, sương gió: "Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên, cảm thương ông Hậu thủ thiềng ba năm". Có lẽ nhờ lòng người cảm thương ông Hậu quân Võ Tánh thủ thành ba năm mà tháp Cánh Tiên được nhắc nhở trong câu ca dao trên, trở thành câu hát ru của dân gian Bình định ở ba vùng An nhơn, Bình khê, Tuy phước. Nhiều người Bình định còn nhớ câu đối ở lăng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu:

Quốc sĩ vô song - song quốc sĩ
Trung thần bất nhị - nhị trung thần

Những câu đối khắc tại ngôi mộ cổ ở Tây Sơn - Bình Định[sửa]

Bình Khê hay Tây sơn chỉ là một tên gọi của địa danh cấp huyện - quận, tên gọi một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Một ngôi mộ ở Tiên Thuận (Tây Sơn) phía sau lưng có Hòn Mun, phía trước là sông Côn có khắc câu đối mang hình ảnh của của địa cuộc như sau:

Tiền Thanh Long thủy
Hậu Hắc Hổ sơn

Dịch nghĩa:

Thanh Long thủy phía trước
Hắc Hổ sơn phía sau

Mộ của một cự phú ở Hữu Giang (Tây sơn – Bình Khê cũ) có câu đối do cụ Đầu xứ Cao Cự Diêu cho chữ:

Vật đắc kỳ bình – khê thảo dã hoa oanh đối ngữ
Thần như tại hữu – giang phong sơn nguyệt nhạn hoành phi

Dịch nghĩa:

Cảnh Vật phẳng bằng, suối khe, hoa đồng, oanh ca hót
Miếu Thần phía phải, gió sông, trăng núi, nhạn liệng bay

Cái hay câu bia nói được cảnh quan chung quanh mộ, mà câu chữ còn ghép được địa danh nơi ngôi mộ đang nằm là Bình Khê, Hữu Giang

Những câu đối khắc tại chùa Thập Tháp - Bình Định[sửa]

Chùa Thập Tháp - Một di tích văn hóa được hình thành từ năm 1677. Chùa không những để lại cho chúng ta một hình thái kiến trúc cổ, một kiến trúc tôn giáo hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên mà còn đọng lại những nét văn hóa bản địa của cộng đồng người Việt ở Bình Định. Câu liễn đối có ở chùa Thập Tháp là một trong những nét văn hóa Việt Nam, là những di sản văn hóa của dân tộc.

Cổng tam quan chùa có câu đối nói về cảnh chùa Thập Tháp:

"Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn
Sơn tuyền chỉ nhậm bạch vân phong"

Hòa thượng Kế Châu dịch:

"Trời xanh bát ngát mây vươn núi
Hồ biếc êm đềm nước đọng trăng"
Câu đối này của Chủ Bút Tạp Chí Từ Bi Âm Hòa Thượng Bích Liên Thích Trí Hải (1876 - 1950). Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1919, ông đến chùa Thạch Sơn ở Quảng Ngãi quy y thọ giới, được ban pháp danh Chơn Giám, tự là Đạo Quang, pháp hiệu là Trí Hải. Năm 1934, Thích Trí Hải về quê để khai sơn chùa Bích Liên tại sinh quán (Bình Định), dân chúng tôn xưng là Hòa thượng Bích Liên.
  • Tổ đường (Tây đường) của chùa là nơi bài trí năm câu liễn sơn son thếp vàng, câu đối:
"Thập Tháp trùng tu, bất ý huỳnh văn không nhiễu kỷ
Tổ đình tái chấn, khởi tri minh nguyệt cánh khuy song"

Tạm dịch:

"Thập Tháp trùng tu, đâu biết mây vàng giăng khắp chốn
Tổ Đình tái chấn, có hay trăng sáng ở bên thềm"

Quả thật câu đối ở chùa Thập Tháp đâu chỉ nói lên cảnh chùa, nói lên tâm linh, ý đạo mà hàm chứa tư tưởng triết lý Đông phương:

Khúc kinh phong vi hoa điểm thế.
Trường không vân tế nguyệt đương đình

Tạm dịch:

Gió đưa tiếng kệ hoa lay động
Trời lạnh mây trong trăng sáng đình

Những câu đối khắc tại chùa Thiên Bửu tỉnh Khánh Hòa[sửa]

Chùa cổ Thiên Bửu tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Tổ Tế Hiển - Bửu Dương, đời thứ 36 dòng Lâm Tế, khai sơn vào khoảng những năm trước 1763, là một trong những ngôi cổ tự tại thị xã Ninh Hòa. Trước cổng tam quan có câu đối:

Thiên nhân cung kính Thế tôn, phước huệ viên dung khai giác lộ
Bửu địa trang nghiêm Phật độ, nhân duyên thành tựu khải từ môn

Nghĩa là:

Trời người cung kính Thế tôn phước huệ, tròn đầy mở đường giác
Đất quí trang nghiêm cõi Phật, duyên lành thành tựu khải cửa từ

Cổng bên phải "Bồ Đề Viện" có câu đối: "Đáo thử thiền môn yếu dĩ từ bi khởi niệm"

Cổng bên trái: "Bát Nhã Môn" với câu đối: "Đăng thử giác địa duy trì hỉ xả duy tâm"

Đúng là:

Đi đến cửa chùa đem lòng hỷ xã
Bước vào cảnh Phật giữ dạ từ bi

Tiền đường có chạm câu đối của Tổ Phước Tường:

Thiên đạo hoằng khai, thiên cá tu hành thiên cá đắc
Bửu vân quảng nhuận, thất trùng lan thuẩn thất trùng tu

Tạm dịch:

Chánh pháp mở ra, ngàn kẻ tu hành ngàn kẻ được
Mây lành toả khắp, bảy hàng cây báu bảy hàng tu.

Hai trụ trước thềm chánh điện có câu đối:

Điềm lãng phất khai kim thế giới
Tịnh trần lộ xuất ngọc lâu đài

Tạm dịch:

Sóng lặng mở toang kìa Cực lạc
Bụi trong ra khỏi cảnh Ta bà.

Hai bên có câu đối:

"Thiền viện trùng tu chơn củng cố
Tôn phong chấn chỉnh thắng trang nghiêm"

Một số câu đối khắc ở hệ thống đình chùa đền miếu ở huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa[sửa]

Ở huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, đình làng là một thiết chế văn hóa cổ truyền phổ biến nhất. Theo thống kê thì toàn huyện hiện nay có 121/176 thôn là có đình làng, trong đó nhiều đình làng đã được xây dựng từ thời Lê Cảnh Tông (1776).

  • Cổng Tam Quan:

Bốn trụ của cổng Tam quan có hai câu đối, thông thường có nội dung nói về làng và hai chữ đầu của hai vế đối của cổng đình ghép lại chính là tên của làng vậy .

Mỹ Lệ đình từ cơ đồ tăng củng cố
Hoán luân thể thức phong cảnh tráng quan liêm:

(Cổng đình làng Mỹ Hoán – Ninh Thân)

Xuân phong nhập viện thiên hương phát
Hòa khí diên đồng bách tính hưng

(Cổng đình làng Xuân Hòa – Ninh Phụng)

Nội dung câu đối ở cổng đình trước hết là một cách “xưng tên” và qua đó thể hiện niềm mơ ước và lòng tự hào về nơi mà mình đã sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt đời
  • Án phong:

Mặt ngoài của án phong là bức tranh hình Long mã phụ đồ (Long mã mang bát quái đồ) và hàng liễn đối :

Tự cổ Phục Hy phân dịch số
Truyền kim Long Mã phụ đồ thư

Mặt trong là bức tranh: Thảo dã ngao du , vẽ hình hai con nai đang uống nước bên bờ suối với chim muông, cây cỏ xanh tươi và hai câu đối :

Long phi phụng vũ thăng niên thế
Yến ngữ oanh ca cẩm tú xuân
Nói chung về các câu đối thì có thể khác nhau nhưng đều có nội dung phù hợp và tương thích với hai bức tranh “Long Mã phụ đồ” và “Thảo dã ngao du“
  • Sân đình:

Miếu thờ Ngũ phương ngũ thổ (Ngũ hành) ở Mỹ Hoán có hai câu đối:

Tứ thời thùy bảo hựu
Thiên cổ phối hương nguyên

Miếu thờ Sơn lâm chúa tướng có hai câu đối:

Văn thanh bất khiếp cụ
Kiến sắc vật bổn mạng

Miếu thờ Thủy Đức thánh quang (Ngũ Hành) ở đình Xuân Hòa có hai câu đối:

Đông tây nam bắc trung hữu tượng
Kim mộc thủy hỏa thổ vô cương

Miếu thờ Sơn lâm chúa tướng ở đình Xuân Hòa còn có hai câu đối:

Sơn lâm oai hiển hách
Thảo dã dũng hùng anh
  • Chính điện:

Trên bức vách được viết một chữ “Thần” lớn và hai hàng liễn đối có nội dung ca ngợi công đức của thần:

Chính khí lưu thông trinh bất tức
Hồng ân phổ hộ mặc vô ngôn

Hoặc:

Càn không hữu tượng tinh thần tại
Phong nguyệt vô biên khí sắc cao

Những câu đối khắc tại chùa chiền Đà Lạt[sửa]

  • Linh Phước cổ tự:

靈 在 識 心 化 度 群 生 多 善 敢

福 基 命 位 栽 培 法 力 樂 天 人

Linh tại thức tâm hóa độ quần sanh đa thiện cảm
Phước cơ mạng vị tài bồi pháp lực lạc thiên nhân.

Nghĩa:

Linh tại thức tâm hóa độ quần sanh khiến họ nhiều thiện cảm
Phước theo vận mạng bồi đắp pháp lực làm lợi lạc trời người.

參 話 頭 隨 度 化 緣 深 培 佛 種

看 公 案 應 機 接 物 大 振 宗 風

Tham thoại đầu tùy độ hóa duyên thâm bồi Phật chủng
Khán công án ứng cơ tiếp vật đại chấn tông phong

Nghĩa:

Tham thoại đầu tùy độ hóa duyên khiến sâu dầy giống Phật.
Khán công án ứng cơ tiếp vật làm hưng thịnh Thiền tông

寶 殿 巍 峨 凜 凛 金 身 嚴 色 相

峯 山 嚴 肅 溟 溟 滄 海 泛 慈 航

Bửu điện nguy nga lẫm lẫm kim thân nghiêm sắc tướng
Phong sơn nghiêm túc minh minh thương hải phiếm từ hàng

Nghĩa:

Điện báu nguy nga, thân Phật uy nghi trang nghiêm tướng đẹp.
Núi cao vòi vọi, biển cả mênh mông thả chiếc thuyền từ.

說 妙 相 莊 嚴 億 萬 金 身 同 是 佛

布 慈 雲 潦 澆 三 天 世 界 盡 生 蓮

Thuyết diệu tướng trang nghiêm ức vạn kim thân đồng thị Phật,
Bố từ vân lạo kiêu tam thiên thế giới tận sanh liên.

Nghĩa:

Nói tướng đẹp trang nghiêm ức vạn thân vàng cùng là Phật
Giăng mây từ mưa rưới ba ngàn thế giới thảy mọc sen.

心 凈 何 須 南 海 龍 朝 虎 伏 護 峰 山

眼 前 即 是 西 方 祇 樹 金 蓮 成 寶 境

Tâm tịnh hà tu Nam Hải long triều hổ phục hộ phong sơn
Nhãn tiền tức thị Tây Phương kỳ thọ kim liên thành bửu cảnh.

Nghĩa:

Tâm tịnh đâu cần Nam Hải, rồng chầu hổ mọp bảo vệ non cao.
Trước mắt tức là Tây Phương, cây cả sen vàng trở thành cảnh báu.

金 殿 維 持 , 金 池 暖, 金 溪 開 落 金 蓮 座

法 輪 常 轉 , 法 雲 高 , 法 雨 飛 化 法 相 光

Kim điện duy trì, kim trì noãn, kim khê khai lạc kim liên tòa.
Pháp luân thường chuyển, pháp vân cao, pháp vũ phi hóa pháp tướng quang.

Nghĩa:

Giữ gìn đền điện vàng, ao vàng ấm, suối vàng khơi chảy rót xuống tòa sen vàng.
Thường xoay bánh xe pháp, mây pháp cao, mưa pháp bay biến thành hào quang pháp tướng.
  • Thiên Vương Cổ sát:

海 會 啓 蓮 池 普 被 三 根 登 寶 地

如 來 開 聖 教 提 攜 萬 類 脫 輪 廻

Hải hội khải liên trì phổ bị tam căn đăng bửu địa
Như Lai khai thánh giáo đề huề vạn loại thoát luân hồi.

Nghĩa:

Hội lớn mở Liên trì trùm khắp ba căn lên đất Phật,
Như Lai khai thánh giáo dắt dìu muôn loại thoát luân hồi.

祝 福 人 民 安 樂 , 佛 道 共 人 道 並 行

祈 禱 世 界 和 平 , 法 輪 與 世 輪 同 轉

Chúc phúc nhân dân an lạc, Phật đạo cọng nhân đạo tịnh hành.
Kỳ đảo thế giới hòa bình, pháp luân dữ thế luân đồng chuyển.

Nghĩa:

Chúc mừng nhân dân an lạc, Phật đạo cùng lúc vận hành với nhân đạo.
Cầu nguyện thế giới hòa bình, Pháp luân đồng thời vận chuyển với thế luân.

清 凈 光 明 遍 照 尊

廣 大 寂 凈 三 摩 地

Thanh tịnh quang minh biến chiếu tôn
Quảng đại tịch tịnh tam ma địa.

Nghĩa:

Đấng Biến chiếu sáng suốt thanh tịnh
Pháp Chánh định vắng lặng rộng lớn.

菩 薩 由 悟 圓 通 終 成 滿 覺

如 來 大 開 方 便 廣 度 群 迷

Bồ tát do ngộ viên thông chung thành mãn giác
Như Lai đại khai phương tiện quảng độ quần mê

Nghĩa:

Bồ tát nhờ ngộ viên thông nên cuối cùng thành bậc chánh giác
Như Lai mở nhiều phương tiện để rộng độ những hạng lầm mê.

山 神 送 迎 福 氣 無 量

聖 地 朝 禮 天 人 歡 喜

Sơn thần tống nghênh phước khí vô lượng
Thánh địa triều lễ thiên nhân hoan hỷ.

Nghĩa:

Đưa đón Sơn thần thì phước khí vô lượng
Hành hương thánh địa thì Trời người vui mừng.

彌 陀 經 中, 洪 名 經 中 , 經 經 願 陰 超 陽 盛

楞 嚴 會上 , 大 悲 會 上 , 會 會 祈 國 泰 民 安

Di-đà kinh trung, Hồng Danh kinh trung, kinh kinh nguyện âm siêu dương thạnh
Lăng-nghiêm hội thượng, Đại Bi hội thượng, hội hội kỳ quốc thái dân an

Nghĩa:

Trong kinh Di-đà, trong kinh Hồng Danh, mỗi kinh cùng nguyện cho người mất siêu thăng kẻ còn thịnh vượng.
Trên hội Lăng-nghiêm, trên hội Đại Bi, mỗi hội đều cầu cho đất nước thanh bình nhân dân yên vui

瑤 座 普 照 千 家 慶

光 殿 宏 開 萬 戶 春

Diêu tòa phổ chiếu thiên gia khánh
Quang điện hoằng khai vạn hộ xuân.

Nghĩa:

Tòa ngọc chiếu khắp ngàn nhà mừng
Điện vàng mở rộng muôn hộ vui

Những câu đối khắc tại Đình Nghệ Tĩnh thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng[sửa]

Lớp người Nghệ Tĩnh đầu tiên vào Đà Lạt từ năm 1927, sau quốc sự Xô Viết Nghệ Tĩnh số dân gốc Nghệ Tĩnh vào Đà Lạt càng đông. Họ sinh sống bằng nghề dich vu ,trồng rau và trồng hoa.Lúc đầu họ ở ấp Tân Lạc Xuân An Cây số 4; Sau này năm 1932 có đường sắt Đà Lạt Phan Rang (1932), nhiều hộ dân Nghệ Tĩnh chuyển về Trại Mát, Đất Làng (Cầu Đất). Để gìn giữ tâm linh, năm 1940 họ xây dựng đình Nghệ Tĩnh. Ngôi đình khá khiêm nhường, có ba cửa ra vào và hai cửa sổ ở mặt tiền. Ngoài cổng đắp hai con hổ ngồi vuon co mieng ha , sân có cây đa cổ thụ xum xuê. Vì truyền thống hiếu học, nên Đình Nghệ Tĩnh đã từng dùng làm nơi dậy học cho con em đồng hương Nghệ Tĩnh. Dưới đây là nội dung những câu đối được khắc trong đình: Câu đối cột ngoài cổng chính:

Lâm Viên cẩm tú thiên nhiên tạo vạn đại tồn
Lam Hồng hào khí nhân tâm tụ muôn thế lưu

Trong đình còn các câu đối sau đây :

Điện vũ huy hoàng nhân kiệt địa linh thiên cổ tích
Thần uy hiệu đẳng diên khang vật phụ vạn niên xuân

Và:

Tiên tổ sang lập phương danh lưu quốc sử
Tử tôn kính thành tích học kế gia phong

Và:

Công đức tổ tông tiền khai lưu vạn thế
Ân thâm tôn tử hậu thế tạc thiên thu

Những câu đối khắc tại chùa Sắc Tứ Kim Sơn[sửa]

Chuyện kể rằng : Vào thời các Vua Hùng có bà Tinh Vệ Mễ Nương - con gái đầu của Hùng Càng Vương - cùng chồng là Chấn Long Thần Phi “du hạ nam phương” có đem hạt dưa từ Trường Sa vào trồng tại vùng đất dưới chân Hòn Dữ (về sau, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông mới đặt tên cho núi là Đại An , và tên này tồn tại cho đến tận ngày nay). Vợ chồng bà Tinh Vệ Mễ Nương - Chấn Long Thần Phi hô hào dân chúng trong vùng đem đất cát lấp thành lũy dài gọi là trường sa lũy để ngăn sóng biển . Lũy này nối từ đèo Ninh Mã tới Cần Lương , tạo thành vịnh Vân Phong ở phía Bắc . Còn lũy Thủy Triều chạy dài từ mũi Cầu Hin , Bãi Dài đến mỏm Chà Đà, tạo thành vịnh Cam Ranh ở phía Nam. Trước mặt Bạch Hổ Sơn (còn gọi là đồi Trại Thủy ở giữa NhaTrang) là quần đảo có tên là Hòn Tre , do Chấn Long Thần Phi dời núi từ phía Tây ra làm tấm bình phong chắn gió cho NhaTrang . (Ngày đó đảo này được trồng toàn là tre nên có tên Hòn Tre) . Được bao bọc bằng các lũy và các núi (đảo ) chắn gió đó, cù lao Nha Trang rất an toàn , bình yên trên mặt biền hiền hòa . Do vậy mà Nha Trang cũng được gọi là Cù Huân. Sau khi hoàn thành công nghiệp dời núi,đắp lũy tạo cuộc sống yên bình cho xứ Trầm Hương , ông bà Tinh Vệ-Chấn Long theo sóng biển về nơi không dấu tích . Để ghi nhớ công ơn sự nghiệp của vợ chồng bà, dân chúng lập đền thờ Bà tại núi Đại An.

Khi lên xứ Trầm Hương - Đại Điền , nhớ lại tích xưa , tưởng niệm công đức của vợ chồng Bà Tinh Vệ-Chấn Long Thượng Hoàng Trần Nhân Tông tôn phong Bà Tinh Vệ là THIÊN Y THÁNH MẪU , và bàn với Chúa Chiêm Chế Mân cho trùng tu lại ngôi đền thờ ông bà Tinh Vệ . Chúa Chiêm Chế Mân đã cho trùng tu ngôi đền. Trên mái trước đền tạc 4 chữ Nho THIÊN Y THÁNH MẪU và 2 bên trụ đèn tạc đôi câu đối do chính Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ngự đề :

Tinh Vệ hận chí năng điền hải
Chấn Long cừu lực khả di sơn

Nghĩa là:

Chí Bà Tinh Vệ (giận) có thể lấp biển,
Sức ông Chấn Long (thù) khả dĩ dời núi.

Cùng lúc với việc trùng tu đền thờ Thiên Y Thánh Mẫu là việc xây dựng một ngôi chùa dưới chân núi Đại An .Với tên chùa cũng do chính Đức Điều Ngự (Trần Nhân Tông) đặt là ĐẠI AN TỰ .Chắc chắn việc đặt tên chùa là ĐẠI AN không phải là ngẫu nhiên .Hai chữ ĐẠI AN thể hiện rất rõ quyết sách của Hoàng Đế Thiền sư Trần Nhân Tông là phục hưng quốc gia Đại Việt và tạo dựng cuộc sống yên bình tươi đẹp mãi mãi cho dân tộc Chiêm . Điều này được khẳng định rất cụ thể rõ ràng trong đôi câu đối mà Đức Điều Ngự Trần Nhân Tông ngự đề cho chùa:

Đại Việt cơ đồ tu hưng phục
An Chiêm sự nghiệp lại diên khang.

Đến ngày 12 tháng 7 năn Tân Sửu (1301) , Trúc Lâm rời chùa Đại An trở lại thăm một di tích-thắng cảnh ở núi Gành - nằm sát cửa Đông Hương . (Theo Đại Nam Nhất Thống Chí , núi Gành thuộc thôn Ngọc Toản , huyện Vĩnh Xương , phủ Diên Khánh) cách Nha Trang Tân Thị (tức thành phố Nha Trang ngày nay) chừng 2 dặm (khoảng 3 km) về hướng Tây Bắc . Thấy phong cảnh nơi đây thật đẹp đẽ , thanh tịnh , núi Gành trông như chiếc bình bát bằng vàng (kim âu) của Phật To å, in bóng trên mặt biển xanh như ngọc, trên núi lại còn lưu dấu tích một ngôi chùa không rõ do ai khai sơn , lập chùa từ bao giờ. Đây đúng là một chốn A-Lan-Nhã lí tưởng cho tu hành , Trúc Lâm liền quyết định cho xây dựng lại thành một Thiền Tự và đặt tên là KIM SƠN TỰ và ngự đề đôi câu đối cho chùa:

Kim âu lãng thủy ngọc hoàn qui
Sơn tự thiền tông hội phước trì

Nghĩa là :

Bát vàng soi bóng trên mặt nước ngọc qui tụ về
Ngôi chùa thiền (Phật) trên núi tụ hội phước đức mãi mãi

Hai trụ chính cao 5 mét , chiều rộng trụ là 0,3 mét , dài 0,5 mét . Trên đỉnh hai trụ đều đắp hai búp sen màu trắng . Mặt tiền hai trụ có đôi câu đối chữ nổi màu đen trên nền vàng bằng chữ nho .

Kim Bích Giao Huy Điện Thượng Đài Tiền Quang Phổ Chiếu
Sơn Hà Thắng Cảnh Liên Hoa Liễu Nhứ Sắc Thường Tân .

Dưới chân hai trụ chính là hai bệ theo kiểu chân quì . Hai trụ nhỏ có đôi câu đối bằng chữ Việt (kiểu chữ in hình tròn , đắp nổi màu đen trên nền vàng)

Một Niềm Quyết Lánh Trần Gian Khổ
Cắt Aùi Ly Gia Học Đạo Thiền

Chánh điện là một tòa nhà có kích thước 11m x 14,5m . Truớc chánh điện có bảng tên chùa đắp bằng xi măng , kích thước 60 cm x 20,5 cm đắp nổi 5 chữ Nho màu vàng : “SẮC TỨ KIM SƠN TỰ” trên nền đỏ (đắp năm 1960) . Trước chánh điện trên 4 trụ có hai cặp câu đối mang tên chùa và địa danh Ngọc Hội như sau :

-Cặp câu đối ở hai trụ giữa :

KIM điện nguy nga vạn cổ hồng đồ tăng tráng lệ.
SƠN môn thanh tịnh thiên thu phong cảnh thắng quang minh .

-Cặp câu đối ở hai trụ ngoài :

NGỌC triển lang hàm chánh pháp hoằng tuyên hoa trụy hạ
HỘI khai bảo tạng đàm kinh nhập diệu thạch đê đầu .

Đỡ toàn bộ biển hoành – bức thư uyển là hàng cột hiên gồm 6 chiếc , cao 2,5 mét . Mặt tiền 4 cột có 2 cặp câu đối bằng chữ Nho đắp nổi . Chữ viết màu đen trên nền vàng , khung viền màu đỏ.

-Đôi câu đối ở hai cột giữa :

Kim Điện Nguy Nga Vạn Cổ Hồng Đồ Tăng Trán Lệ
Sơn Môn Thanh Tịnh Thiên Thu Phong Cảnh Thắng Quang Minh

-Đôi câu đối ở 2 cột bên :

Ngọc Triển Lãng Hàm Chánh Pháp Hoằng Tuyên Hoa Trụy Hạ
Hội Khai Bảo Tạng Đàm Kinh Nhập Diệu Thạnh Đê Đầu

Trên thanh chính ở giữa trung tân chánh điện có một bức hoành phi làm bằng gỗ sơn son thết vàng rộng 0,8m , dài 3m , có khắc nổi 5 chữ Nho lớn: SẮC TỨ QUI TÔNG TỰ. Tấm biển này do chính chúa Nguyễn Phúc Khoác ban cho chùa vào năm Canh Thân , niện hiệu Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) . Ở 2 cột phía trước của trung tâm chánh điện có treo đôi câu đối (dài2,2m , rộng 0,25m) chữ màu vàng được khắc nổi trên bảng gỗ sơn đen phía trên câu đối khắc hình chữ Vạn , phía dưới khắc hình hoa sen.

Bảo Điện Trùng Quang Khai Quốc Gia Trị Bình Xương Vận
Kim Sơn Vĩnh Trấn Kiến Dân Chúng Tín Ngưỡng Trung Tâm

Ở hai phía cột sau cũng có treo đôi câu đối cùng kích thước , mẫu chữ và trang trí như đôi câu đối trên:

Tuyết Lãnh Chứng Chân Thừa Phúc Huệ Hoàn Toàn Tam Giới Thiên Nhân Đồng Kính Ngưỡng
Kỳ Viên Tuyên Diệu Pháp Từ Bi Quảng Đại Thập Phương Đàn Tín Vĩnh Qui Y

Từ chánh điện đi dọc theo hai hàng biên ở hai bên , phía bên phải là nhà đông , phía bên trái là nhà tây , tiếp nối nhà tây là tăng phòng . Ở giữa là nhà thờ Tổ . Ở đây cách bố trí của 3 tòa nha ø: Đông , Tây và Thờ Tổ đều quay chung mặt tiền về khu sân sau (nối liền mặt sau chánh điện) của chùa . Ở 2 cột trước bàn thờ Tổ có đôi câu đối được khắc chìm, phủ nhũ vàng , trên bàn gỗ :

“Thiền Tông Tảo Sáng Vu Nam Thiên Bát Nhã Tâm Hoa Kim Cổ Mậu .
Tuệ Nghiệp Tương Thừa Ư Việt Địa Bồ Đề Đạo Thụ Diệp Chi Trường ”

Những câu đối khắc trên chùa chiền ngoài quần đảo Trường Sa[sửa]

Từ xa xưa, trên các đảo giữa Biển Đông của nước ta, đã có những am thờ do ngư dân người Việt dựng lên để cầu Trời, khấn Phật phù hộ độ trì cho những chuyến đi biển bình yên, bội thu tôm cá. Trên cơ sở tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người xưa, ba ngôi chùa đã được tôn tạo là Chùa Song Tử Tây, Chùa Sinh Tồn và Chùa Trường Sa Lớn. Dưới đây là nội dung những câu đối khắc ở các chùa trên quần đảo Trường Sa:

Uy thần biển đảo cổ vẫn truyền
Chùa Phật Trường Sa nay còn tỏ
Cá đọc kệ được thành tiên
Rồng nghe kinh mà mộ đạo
Mây lành che Đông hải, một trời cam lộ tưới Trường Sa
Thắng tích ánh đảo xa, vạn cổ danh lam truyền Song Tử
Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam
Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh

Những câu đối khắc tại khu di tích Dinh thờ Thầy Thím - Bình Thuận[sửa]

Thầy Thím là cách gọi thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với hai vợ chồng người đạo sĩ tài đức, giàu lòng nhân ái đã từng cứu giúp nhân dân trong cuộc sống, lao động và đau ốm . Do không rõ họ tên của vợ chồng người đạo sĩ nên sau khi họ qua đời nhân dân địa phương kính cẩn gọi là Thầy Thím và tên gọi đó được lưu truyền đến ngày nay. Để ghi tạc công ơn đó, các thế hệ ông cha ngày trước đã lập Dinh thờ Thầy Thím. Dinh Thầy Thím tọa lạc giữa một khu rừng yên tĩnh thuộc làng Tam Tân (xã Tân Hải - thị xã Lagi). Câu đối ở Chính điện di tích. Hai câu bên hữu khắc ghi bằng chữ Hán:

“Vạn cổ anh linh thinh danh văn bắc địa
Thiên thu hiển hích công đức chấn Nam Thiên”

Tạm dịch:

Từ ngày xưa tiếng thơm của Thầy vang lừng đất bắc
Ngàn năm sau công đức của Thầy còn chấn động trời Nam

Hai câu bên tả khắc ghi bằng chữ Hán, nội dung:

“Đạo đức hằng thâm cứu hộ sinh linh dương tráng sĩ
Sư tâm quảng đại trường phò thế giới đạt hương tiêu”

Tạm dịch:

Đức độ Thầy sâu rộng cứu giúp dân chúng lâu dà
Tấm lòng Thầy quảng đại, để tiếng lành trên cõi đời mãi mãi

Hai câu đối khác ở gian Chính điện:

“Đạo đại đức hoằng oai linh thuỳ tứ hải
Công cao vọng trọng danh hiển chốn cửu châu”

Tạm dịch:

Đạo cao đức rộng oai linh vang bốn bể
Công danh cao cả lan rộng khắp chín châu

Đôi câu đối khắc chìm hai bên cửa Chính điện:

“Đạo cao sái đậu luyện đao binh
Pháp diệu tạo hình thành kiếm tướng”

Tạm dịch:

Đạo Thầy cao gieo đậu thành binh đao
Phép Thầy giỏi tạo chiến tướng

Câu đối ở nhà Võ ca, phiên âm và dịch từ chữ Hán:

“Bái hạ thiên hà chiêm mẫu trạch
Đường cao số nhận vọng sư ân”

Tạm dịch:

Dân chúng ngàn năm chiêm ngưỡng ơn Thím
Nhà cao ráo số đông vọng tưởng ơn Thầy

Và:

“Hoa địa chưởng xuất hồng anh quang tiền dũ hậu
Liên hồ phiên thành cảnh sắc kế văn khai lai”

Tạm dịch:

Đất này sản sinh đấng anh hùng trước sau sáng chói
Hồ sen dệt nên cảnh đẹp nối tiếp mãi mãi

Câu đối treo ở nhà Tiền hiền:

“Hiền tai tổ đức na thời tất lộ áo khai thiên
Tiền lịch tôn công khảo hội tu minh hoằng sáng”

Tạm dịch: Tổ tiên xưa có công tạo dựng khai lập cảnh quan nơi đây

Ông cha ta ngày trước có công chung sức sáng lập Dinh này

Câu đối khắc tại chùa Bát Nhã tỉnh Bình Thuận[sửa]

Chùa Bát Nhã tạo lạc trên một đồi đá thuộc thôn Hà Thủy, xã Chí Công, Huyện Tuy Phong. Ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Thìn (1940) năm Bảo Đại thứ 15. Hai cụ Lý Trưởng Bùi Tường pháp danh Nguyên Huệ và Hương bộ Nguyễn Đẩu pháp danh Nguyên Diệu ra Tỉnh Ninh Thuận học hỏi và xin phép về quê thành lập Chi hội Phật học “Duồng (Xã Chí Công). Chánh điện Chùa nguyên là sườn gỗ của một ngôi nhà tự do Cụ Bùi Tường và Nguyễn Đẩu mua về dựng lên, do đó trông rất cổ kính. Vách Chùa xây bằng đá lợp ngói âm dương, trước chánh điện có tiền đường và lầu chuông trống. Trên cột tiền đường có hoành phí ghi “Bát Nhã đường và đôi câu đối khắc trên trụ gạch”:

“Bát Nhã viên tu tứ hải qui y đăng giác lô
Bồ Đề tâm thọ thập phương tín ngưỡng đắc chơn nguyên”

Liên kết[sửa]