Hàn Giang Nhạn
Hàn Giang Nhạn (1909 – 1981) là một dịch giả người Việt Nam. Ông nổi tiếng trong thể loại truyện võ hiệp, được nhiều người ca ngợi là nhà dịch truyện Kim Dung tài tình nhất[1][2]. Ông còn có bút danh Thứ Lang và Vô Danh Khách.
Dịch thuật, sáng tác
[sửa]Trước 1975, Hàn Giang Nhạn là một trong những dịch giả truyện võ hiệp được yêu thích ở Việt Nam. Ông dịch nhiều sách trong đó nổi bật là các truyện của Kim Dung; ông đã dịch 7 bộ: Thư kiếm ân cừu lục, Lãnh nguyệt bảo đao (tức Phi Hồ ngoại truyện), Thiên Long Bát Bộ, Tố tâm kiếm (tức Liên thành quyết), Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký của tác giả này. Bản dịch Kim Dung của ông được đánh giá là tự nhiên phóng khoáng, mang hồn tính võ hiệp thơ mộng. Một số đoạn văn vần trong truyện được dịch sang tiếng Việt được đánh giá cao, như đoạn mở đầu của Tiếu ngạo giang hồ:
- Gió xuân đầm ấm, ngàn liễu xanh tươi,
- hoa phô sắc thắm, hương nức lòng người;
hay bài thơ "Khiển hoài" của Đỗ Mục đời Đường được dịch trong Lộc Đỉnh ký:
- Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâu
- Cùng người nhỏ bé ở bên nhau
- Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng
- Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu
Ngoài dịch Kim Dung, ông còn dịch sách của các tác giả võ hiệp khác và các tác phẩm ở thể loại khác, trong đó có bộ Truyền kỳ mạn lục tân biên của Nguyễn Tự.
Ông còn tự mình viết một số tiểu thuyết võ hiệp: Hồng bào quái nhân, Đoạn hồn tuyệt cung, Độc cô quái khách, Ngũ âm phụng kiếm.
Tham khảo - chú thích
[sửa]- ^ “Bài viết về nền dịch thuật miền Nam trước 1975”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.
- ^ Kim Dung giữa đời tôi quyển kết - Vũ Đức Sao Biển, phần giới thiệu dịch giả Hàn Giang Nhạn