Johann Wolfgang von Goethe
Johann Wolfgang von Goethe (28 tháng 8 năm 1749 – 22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới, ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, được coi là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister's Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther...
Thiếu nguồn
[sửa]- Luật thơ có một ma lực, nó thậm chí sẽ khiến chúng ta tin rằng chúng ta luôn có tình cảm cao thượng.
- Một người không thể vĩnh viễn làm một anh hùng, nhưng có thể vĩnh viễn làm một con người.
- Người thông minh biết hình như mọi thứ đều đáng cười, mà người sáng suốt thì biết hình như không có gì là đáng cười cả.
- Vẻ đẹp bên ngoài chỉ có thể tạm thời, vẻ đẹp trong lòng mới có thể không suy tàn theo thời gian.
- Việc đầu tiên và cuối cùng yêu cầu người người thiên tài, chính là say đắm chân lý.
- Một người không có nhiệt tình dâng hiến bản thân, mãi mãi sẽ không làm được việc gì vĩ đại.
- Nhiệt tình có giá trị cực đại, chỉ cần chúng ta không vì vậy mà quên đi nguyên nhân.
- Nghệ thuật và khoa học, giống như mọi vật vĩ đại và tốt đẹp đều thuộc về toàn thế giới.
- Nếu ai đùa giỡn với cuộc đời, người đó sẽ không làm xong việc gì cả; ai không làm chủ cuộc đời mình, thì mãi mãi là một nô lệ.
- Sự suy tàn của văn học cho thấy rõ sự suy tàn của một dân tộc. Hai cái này khi xuống dốc thì cùng tiến bước.
- Ảo tưởng là đôi cánh của nhà thơ, giả thiết là thang trời của khoa học.
- Điểm tốt khi yêu say đắm là: nó không biết bắt đầu cũng không biết kết thúc, nó chỉ biết vui vẻ và sung sướng mà không biết tai nạn có thể xảy ra.
- Mỗi người phải kiên trì đường đi mình đã mở ra, không bị quyền uy dọa ngã, không bị quan điểm đương thời khống chế, cũng không bị thời thượng cám dỗ.
- Con người đều cho rằng số phận của mình phải do mình dẫn dắt, nhưng tận sâu trong lòng, lại mặc ý để số phận thao túng.
- Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm... nền thi ca Đức... thiếu niềm tự tôn, niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó... Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi... Toàn dân Phổ, và cả vùng đất Đức Kháng Cách nữa, đã mang lại cho họ một kho báu mà không hề có ai phản đối, và thậm chí không thể bị thay thế bởi những nỗ lực sau này. Họ đã dần dần tiếp thu một quan niệm lớn lao - chính là quan niệm của giới văn sĩ nước Phổ đối với Đức Vua...
- Nhận xét về vua Friedrich II của Phổ
- Chúng tôi chẳng muốn nhiều lời ca tụng tình hình Đế chế ta; chúng tôi thừa nhận rằng nó chỉ toàn những điểm lạm dụng pháp luật, nhưng do đó mà nước Đức vượt trên cái thể trạng đương thời của nước Pháp - cái thể trạng mà song hành với nó là một mê cung của những điều phi pháp, chính phủ của nó đã năng nổ chẳng đúng chỗ mà vì thế, chuyện đảo trời thay đất ai ai cũng có thể tiên đoán được. Khi chúng ta nhìn lên phía Bắc thì ngược lại, ở nơi ấy đang rực sáng một ngôi sao Bắc Đẩu mang tên Friedrich, - đấng Quân vương mà cả dân tộc Đức, cả châu Âu, thậm chí cả thế giới đang hướng về…
- Một nhận xét khác về vua Friedrich II Đại đế
Liên kết ngoài
[sửa]- Bài viết bách khoa Johann Wolfgang von Goethe tại Wikipedia
- Columbia Encyclopedia, 6th Ed. (2001-2005)