Miệng

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Đầu và cổ người

Miệng (hay mồm, khẩu, mỏ) là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn và bắt đầu tiêu hóa bằng cách nghiền nát cơ học thức ăn thành kích thước nhỏ hơn và trộn với nước miếng. Ngoài chức năng là nơi bắt đầu tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, ở người, miệng còn đóng vai trò giao tiếp. Dù giọng nói được tạo ra ở cổ họng, lưỡi, môi và hàm cũng có vai trò tạo ra một phạm vi âm thanh nhất định, trong đó gồm có ngôn ngữ.

Danh ngôn[sửa]

  • He had in his right hand seven stars: and out of his mouth went a sharp twoedged sword: and his countenance was as the sun shineth in his strength. Tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao; từ miệng Ngài lộ ra một thanh gươm hai lưỡi thật sắc; mặt Ngài như mặt trời chiếu sáng cực độ.
    • John of Patmos, “Khải Huyền 1:16”.
  • Set a watch, O LORD, before my mouth; keep the door of my lips. Xin canh giữ miệng con, lạy CHÚA, và trông chừng lưỡi con.
  • RÔMÊÔ, cầm tay Juliet - Nếu tay hèn này đã xúc phạm đến báu vật linh thiêng thì tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến.
    • Cảnh V, hồi I, Romeo và Juliet, Shakespeare

Châm ngôn[sửa]

  • A closed mouth catches no flies.
    • Nghĩa đen: Kín miệng thì không sợ bị ngáp phải ruồi.
    • Nghĩa bóng: Đôi khi nên giữ im lặng sẽ tốt hơn.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam[sửa]

  • Môi hở răng lạnh
    • Nghĩa đen: Hai môi không khép kín, gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh, bị tê buốt.
    • Nghĩa bóng: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau.
  • Môi dày ăn vụng đã xong,
    Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn
    • Ca dao Việt Nam
  • Lưỡi không xương nhiều điều lắt léo
    Miệng không vành mó méo tứ tung
    • Ca dao Việt Nam
  • Miệng mật thường chứa gươm lòng
    Những người miệng độc ít hòng hại ai
    • Ca dao Việt Nam
  • Khẩu Phật tâm xà
    • (thành ngữ) Nghĩa đen: Lời nói của Phật nhưng thâm tâm là của Xà
    • Nghĩa bóng: Tỏ vẻ đàng hoàng, đứng đắn nhưng trong bụng xấu xa, độc ác.
  • Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ
    • Ca dao Việt Nam

Liên kết ngoài[sửa]

Wikipedia
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: