Bước tới nội dung

Hồ Chí Minh

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
(Đổi hướng từ Nguyễn Ái Quốc)
Không có gì quý hơn độc lập, tự do!

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 - 2 tháng 9 năm 1969), là một nhà cách mạng, một người đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam và là một người cộng sản theo chủ nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh là một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất nước Việt Nam sau này.

Có nguồn

[sửa]
  • Đồng bào rõ tiếng tôi không?
    • Khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh ngừng lại để hỏi người dân có nghe rõ lời ông đọc hay không.
  • Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 427-428.
  • Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.
    • Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.: "Kế sách cho 1 năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; Kế sách cho 10 năm, lấy việc trồng cây làm đầu; Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu"
  • Chớ lên mặt làm quan cách mệnh!
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 5, tr. 105.
  • Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
    • Câu này nguyên không phải của Hồ Chí Minh. Có thuyết nói là nguyên của nhà thơ Thanh Tịnh, lấy từ bài thơ Dân no thì lính cũng no 1948 của ông, có thuyết nói rằng câu này trong báo cáo của Đảng bộ tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình gửi ra, được Hồ Chí Minh đọc và từ đó nhiều người dân và cán bộ miền Bắc cho rằng đây là câu nói của Hồ Chí Minh.
  • Mỹ mà không đẹp!
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 6, tr. 263.
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 11, tr. 277.
  • Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?
    • Trích trong bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 7, tr. 454-455.
    • Câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 có ý tứ giống câu này. Nguyên văn câu nói của Kennedy: Ask not what your country can do for you - Ask what you can do for your country: "Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ quốc.".
  • Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp.
    • Chiến dịch Thu - Đông năm 1947.
  • Nay tuy châu chấu đá voi. Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.
    • Phỏng theo ca dao: Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
  • Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
  • Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
    • Viết trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tháng 9/1945.
  • Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. - Hồ Chí Minh - Báo Cứu Quốc số 411. Ngày 20-11-1946.
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 4, tr. 451.
  • Người Cộng sản không được sợ bất cứ cái gì và cũng không sợ bất cứ cái gì!
    • Trả lời một phóng viên Ý năm 1956 khi được hỏi "Ông sợ cái gì?".
  • Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
    • Báo Cứu Quốc ngày 21-1-1946
  • Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

  • Bài thơ Lịch sử nước ta. 1946
  • Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.
    • Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
  • Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên.
    • Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18-1-1949. Hồ Chí minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia
  • "Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc!"
  • "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"
    • Trích thư trả lời Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson.
  • "Người ta sinh ra và mãi mãi tự do và bình đẳng về quyền. Các quyền ấy là: tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức".
  • "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", lấy ý từ câu "thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân" (chữ Hán: 十年之計,莫如樹木;終身之計,莫如樹人) trong sách "Quản tử", chương thứ ba Quyền tu.
  • "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
  • "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
    • Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994, tr. 196.
  • "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?"
    • Khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh ngừng lại để hỏi người dân có nghe rõ lời ông đọc hay không.
  • "Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh!"
  • "Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài"
    • Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946.
    • Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946.
  • "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
  • "Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi".
  • "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
  • "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?"
    • Trích trong bài nói chuyện tại Lễ Khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 454-455.
  • "Chúng ta thường nêu vấn đề dân chủ, đồng chí nào cũng thấy phải thực hành dân chủ. Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế!" Tự phê bình và phê bình phải bắt đầu từ vấn đề cơ bản nhất
  • Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
    • Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1964.
  • Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
    • Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.
  • Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    • Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 171.
    • Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II, tháng 2 năm 1951.
  • "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
  • "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính."
    • Hồ Chí Minh - Sửa đổi lối làm việc.
    • Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 216, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000.
  • Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chǎn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi."
    • Hồ Chí Minh - Trả lời các nhà báo nước ngoài
    • Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946.
  • 5 điều Bác Hồ dạy:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Trước 1945

[sửa]
  • Theo tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên, trước khi Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng đến Pháp năm 1911, cậu rủ một người bạn (tên là Lê) đi cùng để có gì giúp đỡ lẫn nhau. Anh Lê hỏi cậu lấy tiền đâu mà ra đi, cậu giơ tay ra mà nói: ''Đây tiền đây! Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi''.
    • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, trang 15, Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Trẻ, 2011.
  • Về mục đích đi ra nước ngoài của mình, năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã trả lời rằng: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy".
    • Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923.
    • Một lần khác anh nói: "Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi".
      • Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965.
  • Khi lần đầu đến thăm tượng Nữ thần Tự do năm 1913, Nguyễn Tất Thành là nhìn xuống chân tượng và ghi vào sổ: "Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?"
  • Vào mùa Xuân 1919, một người bạn Pháp đưa cho Nguyễn Tất Thành một bản sao báo cáo của Lênin in trong báo Nhân đạo (L'Humanité): "Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa". Anh vui mừng đến phát khóc lên, nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"
  • Năm 1920, trong bài "Đây "công lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương", Nguyễn Tất Thành nói về báo chí An Nam thời Pháp thuộc: "Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! [...] Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo bằng tiếng An Nam nào được xuất bản nếu không được viên toàn quyền cho phép, rằng họ chỉ cho phép với điều kiện là bản thảo đưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt trước đã, và giấy phép ấy họ thu hồi lúc nào cũng được [...] Trên thực tế còn tệ hơn nữa. Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy. Ngay cho đến cả những tờ thông tin thuần túy về kinh tế và thương mại, người ký giả bản xứ cũng chỉ xin được phép bằng những biện pháp quanh co".
    • Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương\\ (Một số bài viết trong những năm từ 1921 đến 1926), Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 81.
  • Trong bài báo nhan đề "Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa", Nguyễn Ái Quốc viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra".
    • Báo La Vie oùvrière, số ra ngày 16-5-1924.
  • Trong tác phẩm "Nên Học Sử Ta", Hồ Chí Minh đã viết: "Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi…"
    • Báo Việt Nam Độc lập ngày 1/2/1942.

1945–1946

[sửa]
  • "Sau 80 năm bị thực dân Pháp giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao".
  • "Bọn ấy quân của Tưởng Giới Thạch sang thì chả tử tế gì đâu. Chúng sẽ ăn hại, báo hại, đưa phản động về phá ta, làm những điều chướng tai gai mắt".
    • Bác Hồ - hồi ký, 2004 , p=98, phần kể của Nguyễn Lương Bằng, nói với các cộng sự trước khi quân của Tưởng Giới Thạch nhập Việt Nam.
  • "Theo tinh thần "bốn bể đều là anh em", tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hòa hợp giữa con em chúng ta".
    • Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 303.
  • "Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi, trong khi chúng tôi chỉ giết được 1 người của các ông, nhưng cuối cùng các ông sẽ là người kiệt sức".
    • Nói với Jean Sainteny - Ủy viên Pháp ở miền Bắc Ðông Dương - trong quá trình đàm phán trước ngày Toàn quốc kháng chiến.
  • "Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời oanh liệt của một nhà đại cách mạng Pháp: Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ... Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa".
  • "Không, không vô vọng. Đó sẽ là một cuộc chiến gay go và quyết liệt nhưng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một vũ khí mạnh chẳng kém những cỗ đại bác: đó là tinh thần dân tộc! Đừng có đánh giá thấp điều đó. Người Mỹ chắc hẳn phải nhớ là một đám nông dân chân đất Mỹ đã đánh thắng quân đội Hoàng gia Anh như thế nào".
    • Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris.
  • "Nó (Chiến tranh Đông Dương) sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy".
    • Duiker, 2000, tr. 379
    • Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris.

1950–1960

[sửa]
Trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một đức thì không thành người".
  • "Chúc mừng chú mới thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa" (nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay sau trận Điện Biên Phủ).
  • "Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc!"
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=197
  • "Mỹ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mỹ phải cút đi! Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hòa bình tay lại ký những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Goodbye!"
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=127, nói trong khi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Mikhailowski vào ngày 6 tháng 1 năm 1966
  • "Chúng ta căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng không được căm thù nhân dân Mỹ".
  • "Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất bình yên và giản dị, tôi ngủ rất ngon, ngay cả khi có việc ném bom của các ông".
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=187
  • "Tôi là người đa nghi và tôi có lý do để ngờ vực. Người Mỹ các ông ít nhiều đều là nhà kinh doanh. Tôi cũng là nhà kinh doanh... Khi việc ném bom chấm dứt, câu chuyện bắt đầu. Chúng ta sẽ xem các mặt hàng".
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=191
  • "Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhưng với Johnson và McNamara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc đá đít ra ngoài cửa".
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=101
  • "Chúng tôi ở trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi không làm điều gì tổn hại cho nước Mỹ. Đế quốc Mỹ hãy chấm dứt sự xâm lược của chúng và cuốn gói thì lập tức hòa bình sẽ được lập lại ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ dù điên cuồng đẩy mạnh chiến tranh đến mức nào, chúng tôi cũng quyết đánh bại chúng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi của mình vì sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa!"
  • "Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu'ils foutent le camp!" ("qu'ils foutent le camp" có nghĩa là "hãy cút đi").
    • Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=150
  • "Đế quốc Mỹ chán rồi, nhưng rút ra như thế nào. Thua mà danh dự. Đó là điều Mỹ muốn!"
    • Theo tư liệu của ông Trịnh Ngọc Thái, Thư ký của Xuân Thủy - Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris; dẫn lại trong [1], link lưu trữ
  • "Đế quốc Mỹ đang thua ở Việt Nam và chúng nhất định sẽ thua. Song chúng chỉ chịu thua sau khi đã thua trên bầu trời Hà Nội!"
    • Trích cuộc nói chuyện với tướng Phùng Thế Tài vào mùa xuân năm 1968.
  • "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước".
    • Ghi ở tựa sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước

Chưa rõ

[sửa]
  • Tôi là một công dân !.
  • Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc, người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.
  • Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa.
  • Các chú thương binh tàn nhưng không phế!
  • Chúng tôi sẽ đứng trung lập, như Thái Lan đứng trung lập giữa Anh và Pháp vậy !
  • Văn hóa - Văn nghệ cũng là một Mặt trận, các anh chị em văn nghệ sĩ chính là những chiến sĩ trên Mặt trận ấy !
  • Cho dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập !
  • Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
  • Dân là dân nước, nước là nước dân.
  • Không có gì quý hơn độc lập, tự do !
  • Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
  • Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
  • Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
  • Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
  • Cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ thực sự trung thành của nhân dân và phải luôn luôn xứng đáng là người công bộc của dân !
  • Tôi chỉ là người đầy tớ trung thành của nhân dân !
  • Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
  • Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
  • Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng Cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi
  • Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi !
  • Nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam.
  • Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học.
  • Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một đức thì không thành người.
  • Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi.
  • Lực lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân.
  • Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.
  • Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. - Mọi việc thành hay là bại , chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không.
  • Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to.
  • Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.
  • Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
  • Dễ mười lần dân cũng không chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong.
  • Thế giới đang tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi sự tiến bộ đó.

Ca dao

[sửa]
Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Cụ già thong thả buông cành trúc

Hồ rộng trời in mặt nước hồng,

Muôn vạn đài sen hương thơm ngát

Tuổi già vui thú với non sông.

Cụ Hồ ở giữa lòng dân

Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ

Bông Sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương.