Thảo luận:Hồ Chí Minh
Thêm đề tàiTôi đề nghị bỏ hai lời nói của danh nhân Hồ Chí Minh trong bản hiện hành. Lí do: Câu "Vì lợi ích mười năm... trồng người" là của Quản Trọng (Quản Di Ngô), tướng quốc nước Tề (triều Tề Hoàn Công) thời Xuân Thu, Trung Quốc; còn câu "Bàn tay ta... thành cơm" là lời thơ của Hoàng Trung Thông trong bài thơ "Bài ca vỡ đất", sáng tác trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phú Phượng
Tôi không đồng ý với ý kiến của Phú Phượng, vì nhiều lý do. Nhiều người ngẫu nhiên cùng ý là chuyện thường. Cũng có thể Hồ Chí Minh có thể đã đọc sách Quản Trọng, học hỏi được cái hay của Quản Trọng, đó cũng là điều đáng khen. Việc người nổi tiếng nói việc cái gì, thì cái đó cũng trở thành nổi tiếng là chuyện dễ hiểu. Ở đây tôi nghĩ không thể xét ai nói giống ai để loại bỏ các câu nổi tiếng, chúng ta có bàn về bản quyền của lời nói đâu! Thân mến. Thaisk 22:32, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Tôi cho rằng không nên quá sa đà vào vấn đề tiểu sử của Hồ chí Minh ở đây, chỉ cần tóm tắt 1 dòng + 1 liên kết ngoài đến Wikipedia là được rồi. (Ngọc Minh)
Tôi cho rằng câu nói :Không có gì quí hơn độc lập tự do chưa thực hoàn toàn chỉnh ý, vì không có gì quí hơn có nghĩa là vẫn có những cái khác quí ngang bằng. Phải nói cách so sánh tuyệt đối là : Không có gì quí bằng độc lập tự do. Việt Chi
Tôi cho rằng các bạn nên thay đổi cách viết về Bác: chữ Ông thành chữ Ngài thì hay hơn.
Về câu nói "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"
Xin dẫn lại ý kiến của bạn Bùi Khắc Tiệp [1]:
"Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Dân no thì lính cũng no” của nhà thơ Thanh Tịnh, được sáng tác vào năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Nguyên văn bài thơ như sau:
Trông lên thì thấy đầy sao Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong Thóc thuế mà có dân đong Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi Đêm nằm nghĩ lại mà coi Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên? Nhân dân là bậc mẹ hiền Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo Dân no thì lính cũng no Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công.
Khi mới ra đời bài thơ được phổ biến rộng khắp, tuy nhiên cũng ít người nhớ câu thơ này là của ai. Tuy nhiên trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ở miền Bắc, Bắc Hồ cũng đã nhiều lần nhắc đến câu thơ này và nó như một lời dạy có tính khái quát cao về tinh thần và sức mạnh của nhân dân."
Có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc câu nói này ở cuốn Tiếng thơ Hiện đại của Hồng Diệu [2]
Bài thơ trên đã đặt câu nói vào một chủ đề cụ thể, một tâm tình cụ thể, và làm giảm nhẹ tính "cường điệu" của nó. Còn nếu trích dẫn chỉ câu nói đó, coi người nói là Hồ Chí Minh, hay người nhắc đến là Hồ Chí Minh, điều mà cho tới nay vẫn chưa bao giờ được dẫn chứng cụ thể, thì câu nói này trở nên rất cường điệu, thậm chí có tính mỵ dân, vô hình chung không hề có lợi cho hình ảnh của Hồ Chí Minh. Nên bỏ câu nói này ra khỏi mục này.
Nguyễn Tuấn - Hà nội
Tôi ko đồng ý với Việt Chi khi Việt Chi cho rằng " câu nói :Không có gì quí hơn độc lập tự do chưa thực hoàn toàn chỉnh ý, vì không có gì quí hơn có nghĩa là vẫn có những cái khác quí ngang bằng. Phải nói cách so sánh tuyệt đối là : Không có gì quí bằng độc lập tự do. Thế tại sao Việt Chi ko đặt câu hỏi ngược lại, ngoài những cái quí bằng còn có những cái quí hơn nữa! bằng đồng nghĩa với tương đương, còn có cái quí hơn độc lập, tự do thì không biết Việt Chi tìm trong đông, tây, kim, cổ xem có không! Bác dùng rất "chuẩn" câu nói!
Tất cả các bạn bình luận về Bác là cũng dủ hiểu khả năng của các bạn tồi đến thế nào. Tôi chỉ nói một câu đơn giản thôi" Bác là người khai sinh ra bản tuyên ngôn độc lập chứ không phải là người khai sinh ra ngôn ngữ thuần việt". Vậy hỏi các bạn ai là người khai sinh ra ngôn ngữ thuần việt?
mọi người nên đẫn chứng đúng
[sửa]mọi người nên đẫn chứng đúng không biết thì đừng viết —thảo luận quên ký tên này là của vuonghongtien (thảo luận • đóng góp)
- Bạn có thể cho các dẫn chứng đúng vào bài đấy luôn cho nhanh, không cần phải nhắc nhở, vì wiki này rất ít người tham gia. farewell…u.t.c 03:53, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)