Nguyễn Thiện Nhân
Giao diện
Nguyễn Thiện Nhân là một Giáo sư, Chính trị gia Việt Nam.
Câu nói
[sửa]- Vay tiền, mà vay nhà nước để ăn học, tại sao lại là một việc đáng xấu hổ?[1]
- “Tặc lưỡi” cấp bằng cho học sinh vào đời là sai lầm! Điều này có thể ví với việc xác nhận quân nhân bắn súng tốt trong khi anh ta chưa đủ tài cầm súng. Như vậy, khi ra trận, anh ta dễ dàng bị giết đầu tiên và hậu quả không chỉ là tổn thất của cá nhân anh ta mà là tổn thất của xã hội nói chung.[2]
- Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”![2]
- Việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta luôn trong tình trạng “cơm chấm cơm”. “Chấm” 31 năm không sao nhưng đến thời kỳ hội nhập là không bình thường nên không thể kéo dài tình trạng này.[2]
- 50% học sinh Hồng Kông học thêm, ở Brasil là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.[2]
- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.[2]
- Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể phải chấp nhận cả việc số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí![3]
- Về cộng đồng Công giáo Việt Nam, tại phiên khai mạc Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Ở đâu có đồng bào công giáo, ở đó có sự đoàn kết, thương yêu, bình an và phát triển".[4]
- Về tình trạng xử lý tham nhũng ở Tph HCM, ngày 14.3.2018 ông Nhân phát biểu: Thứ nhất, thành phố có hơn 37.000 bản kê khai thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức nhưng không có ai bị xử lý tham nhũng. Thứ 2, dù có 10 triệu dân và hàng ngàn khiếu nại tố cáo mỗi năm nhưng báo cáo kết luận là chưa phát hiện tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo. "Đọc mà thấy giật mình!" – ông Nhân nói. Thứ 3, năm 2017 thành phố tổ chức 43 đoàn kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu ở 63 đơn vị nhưng không xử lý trường hợp nào. Ông nhấn mạnh rằng điều này thể hiện sự "thiếu hiệu quả".[5]
- Trả lời vào ngày 19.6.2019, khi cử tri bày tỏ lo ngại về khả năng nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam: "Trách nhiệm của Quốc hội là giám sát chặt chẽ công trình này. Đây là lợi ích quốc gia, cử tri không cần lo lắng không đảm bảo cái này hay cái kia." [6]
- Tại cuộc họp lần thứ 49 của Ban chấp hành Đảng bộ TP khóa X sáng 24-9-2020, ông Nhân ra mục tiêu phát triển TP.HCM: "Đến năm 2045, TP phải là một trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ của toàn châu Á. Mức thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40.000 USD, là địa điểm hấp dẫn toàn cầu." [7]
Tham Khảo
[sửa]- ^ "Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp: nên không?" của Thanh Hà, Tuổi Trẻ Online, 26 tháng 12 năm 2007.
- ^ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 "Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân" của M.M, Báo điện tử Dân trí, 20 tháng 1 năm 2008.
- ^ "Cái giá phải trả!" của Mai Lan, Sài Gòn Giải Phóng, 6 tháng 9 năm 2007.
- ^ 'Ở đâu có Công giáo, ở đó có đoàn kết và bình an', plo, ngày 4 tháng 10 năm 2016
- ^ Ông Nguyễn Thiện Nhân "giật mình" về kết quả xử lý tham nhũng tại TP.HCM, infonet, ngày 15 tháng 3 năm 2018
- ^ Ông Nhân bảo dân ‘đừng lo’ để Quốc hội lo chuyện dự án cao tốc Bắc - Nam, RFA, ngày 20 tháng 10 năm 2016
- ^ ‘Năm 2045, TP.HCM phải là trung tâm kinh tế tài chính khoa học công nghệ của châu Á', tuoitre, ngày 24 tháng 9 năm 2020