Sông Tô Lịch

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Sông Tô Lịch, đoạn chảy qua đường Láng, Hà Nội.

Sông Tô Lịch (chữ Hán: 蘇瀝江) là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàng MaiThanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.

Các câu thơ, tài liệu lịch sử[sửa]

  • Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu ( nay là xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chảy vào sông Nhuệ.
    • Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19)[1]
  • Nước sông Tô vừa trong vừa mát
    Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
    Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
    Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
    • Ca dao Việt Nam
  • Ngày ngày ăn bát cơm rang
    Ăn con tép mại dạ càng long đong
    Chim sầu cất cánh bay rông
    Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
    Chàng đừng trách em ăn ở bất nghì
    Cha cầm mẹ giữ chẳng đi được nào
    Chàng đi vực thẳm non cao
    Em mong tìm vào đến núi Tản Viên
    Bao giờ lở núi Tản Viên
    Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên lời chàng.
    • Ca dao, dân ca Việt Nam
  • Sông Tô nước chảy trong ngần
    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
    Thon thon hai mũi chèo hoa
    Lướt đi lướt lại như là bướm gieo.
    • Ca dao, dân ca Việt Nam
  • Sông Tô nước chảy quanh co
    Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya
    Buồm tình vừa lúc phân chia
    Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò
    • Ca dao, dân ca Việt Nam. Dòng thơ thứ ba, có nơi chép là "Buồn tình ..."
  • Sông Tô nước chảy quanh co
    Phạm Công hiển hóa, âm phò quốc vương
    • Ca dao, dân ca Việt Nam.

Các nhận định[sửa]

  • Hằng ngày tôi thấy công ty môi trường cho thuyền đi vớt rác, thi thoảng có nạo vét..., tuy nhiên tất cả phương án này cũng chỉ làm cho sông Tô Lịch không xấu hơn, chứ sông không phục hồi được, nó cũng như người bệnh.
    • Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi.[2]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Wikipedia
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: