Bước tới nội dung
Xin hãy giúp xây dựng dự án này!

Sông Thương

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
Người xưa bảo đây đôi lòng lệ nhỏ
Những suối buồn gửi tới mênh mang
Đò về Nhã Nam
Đò qua Phủ Lạng
Mưa chiều nắng rạng
Đã bao năm?
Nỗi đau cũ thật không cùng
Sông cũng thành nước mắt…”.

~ "Qua sông Thương", Lưu Quang Vũ, 1966

Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một phụ lưu của sông Thái Bình, là một sông lớn chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương.[1][2][3]

Các câu thơ

[sửa]
  • “Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong
    Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
    Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
    Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu”.
  • Sông Thương ơi nước chảy đôi ba dòng
    Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em
    Sông Thương ơi nước đục người đen
    Anh về thành phố không quên cô mình
    ...
    • Trường Ca "Con Đường Cái Quan", Phạm Duy
  • “Sao tên sông lại là Thương
    Để cho lòng anh nhớ?
    Người xưa bảo đây đôi lòng lệ nhỏ
    Những suối buồn gửi tới mênh mang
    Đò về Nhã Nam
    Đò qua Phủ Lạng
    Mưa chiều nắng rạng
    Đã bao năm?
    Nỗi đau cũ thật không cùng
    Sông cũng thành nước mắt…”.
    • "Qua sông Thương", Lưu Quang Vũ, 1966
  • Sông Thương nước chảy đôi dòng,
    Kẻ về người ở cho lòng quặn đau!
    • Sông Thương, Bàng Bá Lân, tháng 8 năm 1941
  • Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương
    Mắt tròn cối xay
    Chẳng bao giờ ngủ trước sao mai.
    • "Nước sông Thương”, Hoàng Cầm, trong tập Về Kinh Bắc (1959-1960), Nhịp 5: Còn em (Cỏ bồng thi phải cheo leo mỏm đá)
  • (Đưa ông Tham Toàn và các bạn làng thơ trên phủ Lạng vì lỗi hẹn không đến chơi)
    Ngồi buồn nhớ bạn sông Thương
    Nhớ ai ta nhớ nhưng đường thời xa
    Ước sao Thương nối sông Đà
    Ta buông chiếc lá lên mà rượu thơ
    Không đi để những ai chờ
    Mà ta thơ rượu bây giờ với ai!
    Thơ đầy túi, rượu đầy nai
    Đà, Thương đôi ngả cho người sầu thương
    Nhớ ai là bạn văn chương
    Cho ta bối rối vấn vương tơ lòng
    Ngày xuân “dê béo, rượu nồng”
    Tiếc hay ai hỡi đôi dòng sông Thương
    Những ai là bạn văn chương
    Yêu nhau thì hoạ chữ “thương” mấy vần
    Hoạ may Hà Bá xoay vần
    Thương giang, Đà thuỷ có lần nối nhau
    • Nhớ bạn sông Thương, Tản Đà

Ca dao, dân ca

[sửa]
  • Sông Thương nước chảy đôi dòng
    Bên trong bên đục em trông bên nào?
    • Ca dao Việt Nam
  • Sông Thương nước chảy hai kì
    Bên thì dòng đục, bên thì dòng trong
    • Ca dao Việt Nam
  • Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào
    Ba con sông ấy đổ vào sông Thương
    Con sông sâu nước dọc đò ngang
    Mình về bên ấy ta sang bên này
    Đương con nước lớn đò đầy…
    • Ca dao Việt Nam
  • [...]
    – Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
    Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
    Nước sông Thương bên đục bên trong
    Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
    [...]
    Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
    Em xin giảng rõ từng nơi từng người.
    • Dân ca Việt Nam[4]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-69 xx. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^
    van-ban
    Tai-nguyen-Moi-truong
    Quyet-dinh-1989-QD-TTg-Danh-muc-luu-vuc-song-lien-tinh-113887.aspx Quyết định số 1989
    QĐ-TTg ngày 01
    11
    2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh
    . Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 12/08/2018.
  4. ^ https://cadao.me/the/song-thuong/

Liên kết ngoài

[sửa]
Wikipedia
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: