Thảo luận Thành viên:Ngôi Lời

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

KHUÂY LUẬN CÂU ĐỐI


“KHUÂY LUẬN” về- CÂU ĐỐI -“Vế”RA: “DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH”- nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm đã thách Trạng Quỳnh đối..!- Tới nay, đã khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh hợp “Vế ra” của bà.

Thưa các bạn..! Nhân tham khảo tài liệu, tôi tình cờ gặp phần giới thiệu ở mục CÂU ĐỐI, trong trang Web “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”. Tôi thấy nguyên văn - (xin trích dẫn và tô mầu vàng để tôn trọng và phân biệt nguyên trạng) là: Có những vế câu đối rất khó đối như: .............................................. • Da trắng vỗ bì bạch Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh, câu đối đã được đăng ở quyển Thế giới mới được coi là tạm ổn nhất. Câu này là "Tay sơ sờ tí ti" có thể coi là được chăng,câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn. Xin đóng góp thêm một câu đối về câu: "da trắng vỗ bì bạch" "rừng sâu mưa lâm thâm" hay "trời xanh màu thiên thanh" Như thế ta có thể hiểu nghĩa là: tới lúc này, vẫn chưa có được vế đối thỏa mãn vế ra của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm. Thế nên mọi Người có kiến thức và yêu thể loại văn học Câu Đối đều có thể bàn và góp thêm một vế đối..! – Từ quan điểm và tiềm thức trên, tôi ứng đối VẾ RA: – „DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH“ bằng VẾ ĐỐI: – „RÙA VÀNG lồng QUY HOÀNG“ hay „RÙA VÀNG YÊU QUY HOÀNG“ – Tôi tin Vế ứng đối của mình là chỉnh hợp với VẾ RA „Da trắng vỗ bì bạch“ của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, bởi VẾ ĐỐI đó được tôi xây dựng trên cơ bản tiềm thức lập luận dưới đây! Tôi xin “khuây luận”!

- Trước VẾ RA xưa- „DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH“- của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm -tôi có tiềm thức như sau: 1. Về Tình cảnh xuất xứ VẾ RA (ra đối)- Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm đã ra trong lúc „Nàng Điểm“ đang tắm, Trạng Quỳnh bỗng tới, đứng ngoài và vỗ cửa đòi vào..!- Đáp lại đòi hỏi của Trạng, nàng Điểm đã ra điều kiện: „thách đối“- VẾ RA là:

“Da trắng vỗ bì bạch”- nếu Trạng Quỳnh đối chỉnh...“thì được vào“..! – 

Kết quả lúc bấy giờ là Trạng Quỳnh đã không đối được, đành bỏ cuộc.- Và „VẾ RA ĐỐI“ có phần hóc hiểm nhưng đầy thú vị đó đã gây hứng thú cho nhân gian và được dân gian lưu truyền mãi..! Cho tới nay, Nhân gian vẫn chưa có được câu đối chỉnh hợp với VẾ RA.- Như thế đương nhiên là một trường hợp rất đặc biệt. Thế nên chúng ta cần phân tính vài nét nội dung cơ bản của VẾ RA. a.Về phương diện cơ bản ngữ pháp: xét „Kết cấu câu“ của (VẾ RA): „DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH“. Ta thấy: đó là một câu vừa có thể là một câu đơn, nếu ta để cặp từ DA TRẮNG là một cụm danh từ chủ ngữ đi liền vị ngữ thì đó là câu đơn „CHỦ VỊ“: „Da Trắng vỗ bì bạch“. Nhưng nếu ta xét theo nghĩa của từng cặp từ, cụm từ, cả về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa khi tách các thành phần trong câu ra nghĩa độc lập. Chẳng hạn: tách cụm từ „Da trắng“; „vỗ bì bạch“; „bì bạch“... thì ta lại có thể thấy đó là một câu ghép... b. Xét theo ngữ nghĩa: ý nghĩa bóng với “kết cấu câu” vế ra đối của „Nàng Điểm“ trong khi Nàng đang khỏa thân và tắm thì cặp từ “da trắng” đương nhiên là „danh ngữ chủ ngữ“ nói về thân thể nàng. - Ta thấy toàn vẹn VẾ RA chỉ gồm 5 chữ: Da trắng vỗ bì bạch.- Đi liền sau chủ ngữ “DA TRẮNG” là động từ “vỗ” và vị ngữ cũng là danh ngữ “bì bạch”. Thế thì chủ ngữ Da trắng phải biểu thị là bàn tay nàng. Vì chỉ có tay nàng mới “vỗ (được lên) bì bạch”.- Điều hóc hiểm là vì “vị ngữ trong câu là „vỗ bì bạch“- ba từ này đi liền với nhau, nếu đứng độc lập thì là một „động ngữ: vỗ bì bạch“; đồng thời, vì bì bạch vừa có thể là một tính ngữ vừa có thể là một danh ngữ „đồng nghĩa nhưng khác âm với Da trắng“ - (Bởi hiểu theo âm Hán- Việt).- Và người ta cũng có thể đặt ngược lại thành câu: Bì bạch vỗ da trắng – câu vẫn giữ nguyên nghĩa = ngang với cấu Da trắng vỗ bì bạch – Điểm này chính là một yếu tố khó cho Người ứng đối. Bởi, để tương xứng và hợp chỉnh thì vế đối cũng phải đáp ứng được điều kiện đó.- Nói nôm na là: vế đối cũng phải đủ tính năng „nói ngược nói xuôi gì thì nghĩa cơ bản vẫn không đổi“ Tuy nhiên! Theo tiềm thức dân gian của người VN thì „Bì“ còn có nghĩa bóng chỉ „phần da kém mịn màng“.- Vậy thì trong câu: „Da trắng vỗ bì bạch“, vị ngữ là danh ngữ „BÌ BẠCH“ ở đây đã được Nữ Sĩ Điểm dùng để chỉ „phần da trắng của một bộ phận đặc biệt- kém nuột nà –hơn Da Trắng trên thân thể nàng“ Với kết cấu hết sức tinh tế về ngữ pháp, ngắn gọn mà phong phú về ngữ nghĩa... như thế thì VẾ RA thực quá khó! Hơn nữa, lại còn đòi hỏi Người đối phải ứng đối được tức thì..!- Như thế thật không dễ mấy ai tức khắc có thể đối chỉnh và hòa hợp với tình ý Người ra đối.- Mà Chẳng thế thì làm sao nên nỗi! Một bậc Trạng nổi tiếng hàng đầu (chuyên dùng kỹ năng văn chương để chơi xỏ hay bài xích... các thói xấu của quan lại phong kiến...) trong các huyền thoại Trạng VN như Trạng Quỳnh lại “tức thời đành chịu mất cơ hội được Người đẹp tiếp nhận”…!

 b. Về phương diện nghệ thuật- biểu cảm và phản ảnh tức cảnh -của VẾ RA, ta thấy:

-Cái tuyệt hay và nét bảnh lãnh, tài năng kiệt xuất của Nữ Sĩ Điểm thể hiện qua VẾ RA của bà trước nhất là ở chỗ: nó “tức cảnh (tức thời, Nàng không biết trước và không có sự chuẩn bị..!)”- Ấy thế mà – trước tình huống đột xuất, Trạng Quỳnh tới vỗ cửa đòi vào..! –Nàng Điểm (ngay lập tức đáp lại) chỉ “vẻn vẹn có năm chữ” nhưng nàng Điểm đã mô tả toàn ven, xúc tích và vô cùng sinh động hoàn cảnh, trạng thái tâm, sinh lý và hành động hiện thực… Nàng đang tắm rửa…!- Khiến ai nghe cũng hình dung thấy gợi cảm một hinh ảnh hết sức đẹp và lãng mạn về thân thể và xúc cảm người thiếu nữ đang khỏa thân, khoan khoái tắm rửa- (“Da trắng vỗ bì bạch”)…! Đồng thời, nó cũng khẳng định tâm tính tự chủ và quan điểm rõ ràng rất Nữ Sĩ (Vế ra thể hiện rõ Nữ Sĩ Điểm rất tự tin lãng mạn và tự quyết) lúc bấy giờ của bà- Nàng Điểm ưng thuận đòi hỏi bất bình thường của Trạng -với điều kiện: “nếu Trạng Quỳnh đối đáp hợp chỉnh và đúng ý Nàng thì… cho vào...!”- Thế nên! Nay để xác định được cơ bản Vế Đối nào là chỉnh hợp với Vế Ra của Nữ Sĩ Điểm thì chúng ta không được phép chỉ xét thỏa mãn về phần ngữ nghĩa và liêm luật câu đối, mà chính là cần chú trọng yêu tố „tức cảnh“- nghĩa là vế đối phải khá toàn diện và hợp tình, hợp lý với quan hệ của hai chủ thể Vế ra và Vế đối“..- Cụ thể là phải đặt mình trong mối quan hệ đôi lứa, vào tư thế và hoàn cảnh Trạng Quỳnh lúc bấy giờ.- Thế nghĩa là chúng ta cần xét thêm về „logich“ quan hệ xã hội để xác định mối quan hệ giữa Trạng Quỳnh và Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm trên thực tế. - Trước tiên ta cần.khách quan xét xem trong thực tiễn quan hệ xã hội (đặc biệt là ở thời phong kiến) thì những hoàn cảnh và điều kiện quan hệ nào có thể phát sinh trên thực tế sự việc Nữ Sĩ Điểm ra Vế thách đối Trạng Quỳnh (!?)- Theo phong tục và tập quán Người Việt... thì chúng ta dễ dàng xác định rằng: trong hoàn cảnh và „tình huống Nàng thì đang ở trong buồng tắm (tại nhà riêng) còn chàng thì đứng ngoài vỗ cửa đòi vào“...- Tình cảnh này không thể là hiện trường của hai người xa lạ, là tình địch hay ghét, kỵ nhau..., mà phải là hiện trường của mối quan hệ đôi lứa thân thiết...- Bởi nhẽ! Nếu không thân thiết thì không ai để Trạng Quỳnh được tự tiện vào nhà, tự nhiên tới vỗ cửa buồng tắm của Nàng Điểm và rồi lại còn đòi vào...- Như thế rõ ràng là: cái sự Vế Ra của Nữ Sĩ Điểm thách Trạng Quỳnh đối...- hoàn toàn là chuyên đối thoại riêng tư giữa Nàng với Chàng – nó chỉ có thể „là chuyện đối tài văn chương“ xảy ra trong mối quan hệ riêng giữa đôi bạn văn chương sẵn thân tình...- Thậm trí chỉ có trong mối quan hệ rất thân tình..! Vì chỉ có trong mối thân tình đó thì Nữ Sĩ Điểm mới không hoảng hốt và không phản ứng... gay gắt “trước tình huống bất ngờ (và Nàng đang khỏa thân trong tư thế bị động)”. Không những thế, đối diện với „tình thế và hành động vô lễ“ của Trạng. Chẳng những Nàng đã không hề hốt hoảng...! Ngược lại còn – „tinh nghịch“ - thể hiện như rất hiểu tình ý và mục đích đòi hỏi của Trạng Quỳnh, thông cảm hành động và mục đính đòi vào của Trạng Quỳnh...- Thế thì ta có thể suy ra rằng...! Bà đã không xem đó là điều khó chịu, mà xem đòi hỏi đó (“đòi hỏi gặp trong hoàn cảnh bất hợp lý đó- nếu là lần đầu -của Trạng Quỳnh”) như là sự tự nhiên- một khát thèm (“một đòi hỏi không phải là vô lý” của Nam giới nói chung, (và không hoàn toàn là không đồng điệu với đòi hỏi của Nàng..!) và lại càng không thể là sự vô ý, vô lý vô cớ với Trạng Quỳnh!- Bởi „Chàng“ vốn là một trang Nam Nhi (hạng nhất nước) nổi tiếng trí tuệ sắc sảo, tài hoa và ngang tàng…- chàng không phải là „1 kẻ phàm phu.“..; và mối quan hệ của Chàng với Nàng không ở hàng quan hệ „hạng Chí Phèo & Thị Nở...“- để nàng phải thịnh nộ, còn chàng phải nhận một tràng câu xỉ mắng…!- Thế nhưng Nàng („Nữ Sĩ“) có đòi hỏi „rất Nữ Sĩ“ và thông báo cho chàng rõ ràng „thông điệp“ điều kiện, rằng! Quan hệ tình yêu đôi lứa phải có sự tương xứng, hòa hợp tâm hồn và khát vọng của cả hai Người…- Và nàng đã thể hiện phẩm giá và quan điểm cao đẹp của mình bằng cách thật tuyệt vời, đó là sự Nàng đã ra đối và tuyên bố sẽ tiếp nhận đòi hỏi của Trạng Quỳnh nếu như chàng ứng đối hợp ý nàng..! (Thái độ này cho thấy bà thật không chỉ là một Nữ Sĩ tài hoa “mà còn là một thiếu nữ tài sắc tuyệt vời”- và càng cao quý hơn trong bối cảnh lễ giáo xã hội phong kiến...!) -Và cái cực khó đối VẾ RA của bà không chỉ là vấn đề đòi buộc (“tức thì”) Trạng Quỳnh phải (đủ tài trí..!) ứng đối đúng ngữ cảnh, ngữ điệu… (phản ảnh trạng thái hiện thực sinh động tình ý đôi lứa đang- nóng -bốc lửa và sẵn sàng đi tới tận cùng) đó, mà còn bởi (vì tài bẩm sinh xuất khẩu thành chương của bà) tài chơi chữ quá chính xác, lại quá lãng mạn và cũng hết sức thành thực cởi mở…-“Da trắng vỗ bì bạch”- trạng thái trinh bạch cùng với niềm khát khao của nàng..! – Đó chính là điều “bất ngờ với Trạng Quỳnh”- đã khiến Chàng (tự nhiên nhất thời xúc động mạnh) bối rối mà không thể tức thì ỨNG ĐỐI chỉnh hợp VẾ RA – đã không đáp ứng thích hợp điều kiện đòi hỏi của nàng..!- Sự nhất thời bối rối và bỏ cuộc của Trạng Quỳnh là điều dễ xảy ra và thậm trí còn cần xẩy ra cho bất kỳ Người Nam Tử có văn hóa nào..!- Vì nhẽ, dưới thời phong kiến thì thái độ cởi mở (không kiêng dè…!) của Đoàn Thị Điểm là điều hiếm thấy và khó tin…! –Kể ngay cả đối với Trạng một người vốn quen phá lệ và hay đem tài trí, văn chương để nhạo báng sự lạc hậu cũng như để áp đảo, đả kích những kẻ kém cỏi nhưng luôn cậy quyền thế… Và lại chúng ta vẫn biết Trạng vốn là bậc Trí Thức quân tử…, thế nên sự chấp nhận bỏ cuộc đó còn có thể là thái độ đúng mức để tránh dẫn tới hậu quả khó lường từ sự đàm tiếu của công luận…!- Một sự “e lường”- trước xã hội với quan điểm lễ giáo và pháp luật phong kiến -nếu sự việc “quan hệ giới (như thời hiện đại)” giữa hai người tiếp tục phát triển trong tình cảnh đó…- có thể dẫn tới hậu quả „thân bại, danh liệt“ cho cả hai người...! - Từ quan điểm khoan hòa trên, chúng ta có thể xem sự thua ĐỐI của Trạng Quỳnh không hoàn toàn do không đủ tài, trí ứng đối mà còn (có lẽ) do “bất ngờ bị Nàng chinh phục hoàn toàn, mà thành ra vô cùng trân trọng phẩm hạnh và tài năng trác tuyệt của nàng..!” Nên chàng đã thay đổi thái độ, ngừng chủ ý và hành động sàm sỡ…- trở về đúng con Người có văn hóa của chàng- mà rút lui..! Và vì thế mà tới nay chúng ta „không có được từ Trạng“ VẾ ĐỐI chỉnh hợp với tình ý VẾ RA- “Da trắng vỗ bì bạch” –mà Nữ Sĩ Điểm đã nêu thành điều kiện để Trạng được phép vào trong lúc Nàng đang tắm… Ngoại trừ trường hợp trên..! Ta cho rằng, Trạng Quỳnh đã thua vì không đối được. Và bởi Đoàn Thị Điểm nàng vốn là một bậc Trí Thức quá uyên thâm nên đã chủ động phát ra sự trở ngại và đẩy Trạng Quỳnh vào điều kiện nghiêm ngặt của VẾ RA:- thực giầu hình ảnh và ý nghĩa đúng với ngữ cảnh tức thời- vừa tả đúng trạng thái nàng đang tắm và đúng cả với trạng thái Chàng đang đứng ngoài vỗ cửa (bàn tay Trạng vỗ lên cánh cửa liếp bằng cật tre phát lên tiếng bì bạch)…-và vừa cả là một hành động không tán thành, một lời mắng yêu (cái sự „vỗ bì bạch“..!) để buộc chàng phải chờ ở ngoài… -để buộc Trạng phải bỏ thái độ cố tình sàm sỡ và chọc ghẹo Nàng trong hoàn cảnh đó..!- Trong trường hợp này, đương nhiên bà (cũng như chúng ta) phải suy tới tình huống sự việc thuận chiều: nếu Trạng “tức thì ứng đối chỉnh” chính xác- Điều đó đối với Trạng Quỳnh- Người đứng hàng đầu các huyền thoại Trạng VN thì không phải là sự bất hợp lý…!- Vậy có thể kết luận quan hệ của hai Người là mối quan hệ sẵn thân tình... -Để làm rõ thêm vấn đề trên- cũng như để thêm một lần nữa xác định căn bản: “VẾ ĐỐI” phải bao hàm nội dung thế nào thì chỉnh hợp VẾ RA ? – Tất nhiện, ngoài những điểm yếu tố cơ bản đã nêu trên, câu đối chỉnh hợp VẾ RA không những phải tuyệt đối đúng Liêm Luật Câu Đối (vì cả nàng và chàng đều là hạng nhất Trí Thức văn chương..!). Hơn nữa, căn bản cái khó còn là “ở chỗ ngay lập tức” Trạng phải ứng đối chỉnh hợp cảnh tình lãng mạn cả chàng và nàng lúc bấy giờ..!- Trạng thái tình cảnh! Chàng thì (tình) “bất chấp tất”…, cứ vỗ cửa đòi vào..! Còn nàng thì “cũng bất chấp tất“…, mặc kệ trạng thái khỏa thân, mặc kệ lễ giáo phong kiến…- có thể nói trạng thái tình cảm Nàng cũng không quá khác chàng nên nàng đã chủ động ra điều kiện…cho chàng vào..! – Thế thì VẾ ĐỐI phải mang tinh thần (nóng) mạnh mẽ lãng mạn, đáp ứng chỉnh hợp tính (tình huống) phưu lưu tình ái từ VẾ RA của nàng.- Thế nhưng thật đáng tiếc là “Trạng Quỳnh đã không đáp ứng”! Phải chăng kết cục không có phần hậu này, phản ảnh về điểm (ý chí hy sinh vì tình yêu) “sẵn sàng cuốn theo khát vọng tình yêu” thì Trạng đã không dám hết mình và mạnh mẽ bằng nàng. Nên Trạng Quỳnh đã nhất thời “đành chịu mất cơ hội được Người đẹp tiếp nhận”…! Đề cập tính lãng mạn và dám can đảm sống đúng với khát vọng tình yêu của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, chúng ta cũng không nên quên tiểu sử bà vốn là một nữ sĩ rất kiêu hãnh, đầy tính độc lập và bảnh lãnh cao đẹp…- bà được xếp hàng đầu các Nữ Sĩ danh tiếng nhất VN, đứng trên cả Hồ Xuân Hương…- Liên hệ tiểu sử cuộc đời và tác phẩm bà để lại, đặc biệt là tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm” (tuy là bản dịnh nhưng được nhiều người yêu thích hơn bản chính và xem như là tác phẩm của bà…) một tác phẩm nổi tiếng lãng mạn, đầy khát vọng tình yêu…- Tiểu sử bà cho thấy bà luôn sống và đòi được sống bằng chính mình, trung thực với tâm tình mình… Bà thực là một tấm gương cho những kẻ đạo đức giả, những kẻ hay che dấu và thậm trí chối bỏ cả nhu cầu sinh lý và khát vọng tự nhiên là “đòi hỏi được hưởng hạnh phúc hoan lạc cũng niềm khát vọng tình yêu và thỏa mãn đòi hỏi sinh lý tình dục…”- Điều mà lễ giáo phong kiến không hưởng ứng…

Trên cơ sở những lập luận cơ bản nêu trên! Hơn nữa, cùng với tiềm thức: chúng ta dân gian ngày nay về mặt “chữ nghĩa Hán Nôm” cổ truyền của dân tộc thì đã bị thất truyền nhiều…! Và sự thực chúng ta chỉ là các thế hệ hậu sinh, bị hấp dẫn bởi cái hay cái tài tỏa từ Vế ra của bà Điểm mà yêu thích tìm hiểu Câu Đối; “dành thời gian cũng như có đủ thời gian để suy luận; để tìm câu đối chỉnh hợp Vế ra” của bà. Như thế nếu có tìm được câu đối hòa hợp… thì cũng không đáng kể gì! Bởi đã gọi là thách đấu hay đối đáp… thì cai cao là ở chỗ “tức thì, nhanh trí ứng đối mà chỉnh hợp và sâu sắc..!”- Tuy nhiên, chúng ta lớp hậu sinh có quyền noi gương cũng như cần học tập, tiếp thu bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống dân tôc…! Kể cả là việc “Khâu luận” vừa là cách giải trí tao nhã, cởi mở tâm hồn văn chương, tình cảm và vừa trau dồi thêm kiến thức về truyền thống văn hóa dân tộc… đó cũng là những ý nghĩa và tiềm thức lành mạnh văn hóa đáng được khuyến khích và trân trọng…- Mạo muội trên quan điểm thế, tôi tin rằng vế đối chỉnh hợp với vế ra: - “DA TRĂNG VỖ BÌ BẠCH” thì Vế đối (“đối chan chat”) phải là: - RÙA ĐEN NÈN QUY HẮC – Vế đối này tuy chỉnh nhưng hơi thô và nặng tính đối địch thắng thua…, như thế không chỉnh hợp tương xứng phẩm giá cao quý, tính lãng mạng văn chương với tâm hồn, tình cảm của mối quan hệ và đối thoại cao đẹp của đôi lứa (trai Thanh & gái Tú hàng tài, sắc song toàn) như Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh. Thế nên Vế đối chỉnh hợp và thanh hơn là: - RÙA VÀNG LỒNG QUY HOÀNG hay RÙA VÀNG YÊU QUY HOÀNG

Ghi chú! (Hình tượng con “Rùa- mu Rùa” nhân gian VN thường liên hệ và dùng ví biểu tượng “mu… bộ phận sinh dục nữ”; còn hình tượng “đầu Quy” nhân gian thường dùng gọi “đầu dương vật nam= đầu quy”. Người xưa còn có lệ “cắt bao Quy- phần da bọc đầu dương vật bé trai”. Theo Hán Nôm thì Quy nghĩa là Rùa. Khi giao hợp thì Rùa cái cõng Rùa đực trên lưng- hai lồng làm một…)

Thân mến chào các bạn

Việt Thành

Tôi xim dưa vào câu  đối : "Lông đen vuốt mao mun" để đối câu " Da trắng vỗ bì bạch" , Từ mao mun chỉ các sợi lông bị búng lên ngay khi tay ta vừa vuốt qua. Xin có ý kiến ạ.

Kent Sean: Tôi xin đối lại: Buồng xanh vang thất thanh

Bàn thêm về "Da trắng vỗ bì bạch"[sửa]

Theo tôi các câu đáp của quý vị đưa ra vẫn chưa hoàn chỉnh vì lý do sau:

- Về tình huống và ngữ cảnh lúc bà Điểm đang tắm đây là một câu đối đầy sexy và thách thức, bỡn cợt so với thời đại ấy vậy câu đáp cũng phải trong hoàn cảnh ấy, đã có một số câu có thể đáp ứng mà tôi đã xem qua nhưng chưa đã lắm.

- "Bì bạch" là chữ Hán có nghĩa da trắng với danh từ đứng trước tính từ và còn là từ tượng thanh, láy âm (âm thanh thường xảy ra khi tác động vào nước) bổ nghĩa cho động từ vỗ, có thể một số ít câu đáp đã đáp ứng phần nào (như "la thất thanh").

- Phần này quan trong nhất mà nhiều câu đáp còn sai: Ai vỗ? Da trắng không thể tự vỗ được vậy không là chủ thể mà phải là bà Điểm vỗ, "Da trắng" là của bà Điểm, như vậy hai từ đầu tiên không được là chủ thể, thí dụ như "Bảy xanh" (Bảy xanh la thất thanh) theo tôi còn đối gượng ép, hơn nữa mang "Bảy" nghĩa là ông Bảy đối với từ "Da" tôi vẫn thấy chưa thuyết phục.

Một số thí dụ chưa đạt: - "Trời xanh màu thiên thanh", "màu" không là động từ nếu là động từ hiểu ngầm là "có" màu không đối tốt với động từ "vỗ", "thiên thanh" không là từ tượng thanh - "Mâm vàng thấy bàng hoàng", "bàng hoàng" không là từ tượng thanh, láy âm - "Rừng sâu mưa lâm thâm", "lâm thâm" không phải từ láy âm Hơn nữa, hai trong ba câu trên hơi lạc tình huống, ngữ cảnh. - "Tay sơ sờ tí ti", "tay" đáp với "da" được nhưng "sơ" (nghĩa là trong sạch) theo tôi không được xếp vào bảng màu nên không đáp chuẩn với "trắng" được còn "tí ti" đáp với "bì bạch" vẫn thấy gượng ép làm sao ấy. - "Rùa vàng yêu quy hoàng", "quy hoàng" không phải từ tượng thanh, láy âm

Trong tất cả các câu đáp tôi xin chọn ra một câu theo tôi là hay nhất có thể đồng ý 90%: - "Buồng xanh vang thất thanh", trong câu này chúng ta phải hiểu "thất" cũng có nghĩa là "buồng", chẳng hạn "nội thất", câu đáp này khá hoàn chỉnh chỉ có một điều nếu bắt bẻ chi li thì "da" là một bộ phận thân thể chỉ có thể đáp tốt nhất là "môi, mắt, mũi, tay..." thành ra gần như hoàn hảo thôi.

Nói tóm lại cho đến nay, có rất nhiều câu đáp nhưng được phần này lại mất phần khác không hoàn chỉnh 100% Câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, chưa có câu đáp nào hoàn toàn thuyết phục.