Thảo luận Thành viên:Phạm Thanh Cải

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Đón chào nhà văn - đại tá Phạm Thanh Cải[sửa]

kính gửi nhà văn - cựu đại tá hải quân Phạm Thanh Cải, ban biên tập trang câu đối và thơ đối đáp của wikiquote rất hân hạnh chào mừng và hoan nghênh bác đã trực tiếp tham gia chỉnh sửa vào đây...vâng, thưa bác...đây là trang câu đối thuộc bộ sưu tập danh ngôn mở, ai cũng có quyền sửa đổi bổ sung để hoàn thiện, nó không thuộc trang riêng của cá nhân nào cả...tuy nhiên những người tham gia sửa đổi cần phải có chuyên môn về lĩnh vực này, nếu những người không biết mà sửa đổi lung tung lại thành ra là phá hoại...chúng tôi cũng như bác, trước đây không hề biết gì về vấn đề này, chẳng qua vô tình ghé vào để tìm hiểu một số câu đối do trong họ xây từ đường và lăng mộ nên truy cập để tra cứu xem có câu nào hay mà đưa khắc vào văn bia mà thôi. Nhưng khi chúng tôi vào trang này thấy nó nghèo nàn đơn sơ chỉ lèo tèo dăm ba câu đối chẳng có gì sất, mà chúng tôi lại là những người thích sưu tầm cùng nghiền ngẫm câu đối nên mới dẫn đến quyết định thành lập hẳn ban biên tập phân bổ công việc: người chuyên xem trên các mạng, người thì đọc các sách vở cùng các giai thoại dân gian, người thì phụ trách về mạng vi tính, người nào nhớ ra bất kỳ các câu truyện gì liên quan đến giai thoại đối đáp do các cụ ngày xưa truyền miệng trực tiếp hoặc nghe qua người khác kể trong quá trình tham gia sinh hoạt xã hội hay công tác tại các cơ quan đoàn thể... với mục đích xây dựng trang câu đối này để lưu lại hậu thế, riêng về vấn đề thơ đối đáp hoặc thơ xướng họa thì thi thoảng đan xen cho nó khác kiểu chứ chỉ mỗi câu đối xem chừng rất khô khan. Chúng tôi thực hiện được 1 thời gian thì bắt gặp một số nhân vật đối lại những câu khó chưa có lời giải đáp (ngày nay đã trở thành các cộng sự rất đắc lực) từ đó mới phát triển thêm 1 hướng nữa là tra cứu những món nợ văn chương từ ngày xưa, những câu chưa có người đối hoặc bổ sung thêm các câu đối mà từ trước đến nay vẫn còn bỏ ngỏ: ví như các vế xuất đối của Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh hay như gần đây của Chế Lan Viên, Tú Sót chẳng hạn, thậm chí có những câu đối cổ khuyết danh chúng tôi cũng sắp xếp để cho thành 1 hệ thống, vừa dễ chỉnh sửa lại vừa dễ cho những độc giả am hiểu về lĩnh vực này tiếp cận. Khi công việc đang tiến hành trôi chảy, quá trình phải đến hàng năm trời thì xuất hiện tin nhắn của Thành viên:PentelandMartin nhắc nhở là vi phạm những quy định rồi yêu cầu phải chỉnh sửa, chúng tôi cũng đã Thảo luận Thành viên:PentelandMartin nhưng vì họ cứ dập khuôn theo nguyên tắc quá nên chúng tôi chán ngán mà quyết định dừng lại không tham gia nữa. Trong suốt 2 năm trời thỉnh thoảng chúng tôi vẫn ghé vào thăm xem tùnh hình ra sao thì thấy trang này vẫn nằm yên bất động chẳng có ai ngó ngàng tới, tuy nhiên trong các trang mạng khác đã nhiều người từng đọc và thích nên đã trích dẫn từ trang này sang, tất nhiên những người đã thích thì họ đều là những tao nhân mặc khách. Nhưng họ cũng chỉ là ghé qua copy lại để phục vụ cho việc riêng của họ rồi lại thôi, điển hình như Phật Giáo Nguyên Thuỷ chẳng hạn chứ họ cũng chẳng hề có sửa đổi gì khác chỉ dập khuôn y như thế.

Vâng, thưa bác Phạm Thanh Cải, thế rồi 1 lần chúng tôi vô tình lang thang trên mạng gặp ngay trang nhà của bác thấy bác có trích dẫn trang câu đối này để giới thiệu với bạn bè khắp nơi, chúng tôi rất phấn khởi vì xem những mục bình luận các bác rất tán thưởng cái công trình đồ sộ này, thực ra làm ra trang này đến giai đoạn đó đã mất rất nhiều công sức mà chẳng ai ngó ngàng tới thì kể cũng buồn, nhưng đến khi biết được các bác rất thích và công nhận công trình này quá công phu đồ sộ mà không phải ai cũng làm được (bởi làm được cần phải có chuyên môn và đặc biệt là thời gian) vì rằng còn bận bịu với trăm công ngàn việc cùng những lo toan cơm áo gạo tiền mà hơn nữa làm cái này chẳng co thù lao nào cả 1 xu dính túi cũng không thậm chí còn tốn kém thêm tiền điện rồi ảnh hưởng đến mắt đến đầu óc vì sử dụng máy vi tính cường độ quá nhiều. Thế nhưng nhờ những lời tán dương của các bác, chúng tôi đã đi đến quyết định quay trở lại...và sau đó liên tục bổ sung sửa chữa các giai thoại, đợt này cơ bản đưa thêm rất nhiều các câu đối ở nơi thò tự như: đình, chùa, đền, miếu...tuy nhiên trong quá trình làm lại nảy sinh vấn đề mới là quá tải, khi bài viết đạt đến ký tự 2048 ký lô bai (tương đương với trên 2 triệu ký tự) thì bị khựng lại không viết được nữa, chúng tôi cũng thấy lạ nên gửi lời nhắn vào trang bàn giúp đỡ. Sau đó, được bảo quản viên là Thành viên:Quenhitran giải thích nếu quá tải thì những nơi nào sóng yếu mạng kém sẽ khó tiếp cận hơn nên phải giảm tải và chia ra bài nhỏ hơn, đặc biệt những phần tiểu sử phải cắt xén tối đa đến mức có thể. Chúng tôi thấy vậy cũng hợp lý nên quyết định tách bài ra làm 2 phần, một phần là các giai thoại đối đáp trực tiếp giữa các nhân vật còn phần kia là cố định như các các đối tết hoặc câu đối thờ tự...Công việc đang trên đà hứng khởi thì lại bị bảo quan viên nhắc nhở thậm chí còn nói nếu không chia nhỏ nữa sẽ loại bỏ những đóng góp của chúng tôi...Thế là chúng tôi lại ngán ngẩm lần thứ 2, mình tích cực bỏ công sức ra mà bị xóa thì quá phí, chúng tôi đã nghĩ copy lại để đưa hẳn vào 1 trang riêng nhưng tính đi tính lại làm thế cũng không tiện bởi ở đây có cái hay là ai cũng có thể sửa đổi, còn những quy tắc rờm rà thôi thì nhập gia tuy tục ta có thể khắc phục được không vấn đề gì. Vậy nên chúng tôi lại mất công biên tập lần nữa, vừa mất thì giờ phân bổ tra cứu (kể nếu để được vào 1 trang là dễ chỉnh sửa tra cứu nhất) rồi tách bài viêt theo không gian (tức là khu vực địa lý) rồi thời gian (tức là các thời kỳ lịch sử). Như vậy có 30 bài con, các bài đó ngoài việc phân bố địa lý những câu đối về từng thời kỳ lịch sử cũng có kèm 1 ít giai thoại nhưng bài chính vẫn là bài chúng tôi vẫn đang tham gia sửa đổi, ở bài này mới là các giai thoại trực tiếp. Đó là những lý do tại sao mà những câu đối của bác và những nhân vật khác trên Việt Nam Thi Đàn bị di chuyển (làm kiểu này rất khó chỉnh sửa nhưng cũng phải khắc phục bác ạ)...ví như câu đối bác viết về nhà văn Nguyễn Quang Sáng chúng tôi đã chuyển sang phần Câu đối về các danh nhân đương đại, chắc bác chưa để ý nên hôm lâu chúng tôi thấy bác đưa trở lại trang Câu đối có giai thoại sự tích và thơ đối đáp Việt Nam...còn như các giai thoại chiết tự do bác sưu tầm về vua Càn Long nhà Thanh chúng tôi đã đưa sang cả vào phần câu đối do đại tá Hải quân Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn rồi. Từ giờ, chúng tôi cũng không bỏ công sưu tầm những giai thoại mới nữa mà tập trung chính vào 1 trang để hoàn thiện cơ bản những câu chưa có người đối còn nhiều cái bỏ ngỏ, thi thoảng gặp ở đâu giai thoại nào độc đáo thì chêm vào mà không miệt mài lọ mọ cố sức như trước nữa bác ạ.

Thưa bác Phạm Thanh Cải, vì đây là trang ai cũng có thể sửa chữa, vậy bác đọc nội dung thấy có gì sai sót chưa chính xác, hoặc như các bác có vế xuất vế đối gì lạ các bác cứ đưa vào, chúng tôi rất trân trọng...Làm trang này mấy năm trời mà chỉ có ban biên tập và nhóm cộng sự với nhau chẳng có kỳ nhân dị sĩ nào tham gia đối đáp xem ra cũng chán chường, nay bác đã tham gia vậy mời bác kêu gọi thêm những thi hữu nào thích trang câu đối này cùng tham gia, chúng ta hợp tác để xây dựng nên kho tàng văn học đặc biệt vè lĩnh vực câu đối để lại muôn đời. Những giai thoại có và còn rất nhiều tồn đọng trong dân gian nhưng đâu phải ai cũng mang công mang sức ra để tìm hiểu để gom góp lại cho nó thành 1 hệ thống mà chỉ là rải rác nghe ở đâu đó mà thôi. Cuối thư, kính chúc bác cùng gia đình mạnh khoẻ, giành nhiều thì giờ để hoạt động trang câu đối này cùng chúng tôi, vì sức sưu tầm của chúng tôi có hạn kiến thức thì mênh mông bát ngát bao la vô bến vô bờ, nếu không có sự tham gia của nhiều người thì không thể thành công được. Ngay nhưng câu đối của bác cùng các thi hữu khác như Nguyễn Hữu Thăng, Nguyễn Hữu Quyến, Dương Hồng Kỳ ... chúng tôi cũng mới chỉ đưa vào gọi là 1 ít nho nhỏ không đáng kể, nếu bác có sáng kiến gì hay hoặc chương trình là để hoàn thiện được bộ sưu tập này thì bác chỉ bảo giùm nhé, 1 lần nữa chúng tôi trân trọng cảm ơn Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 22:52, ngày 5 tháng 9 năm 2016 (UTC) ......................................[trả lời]

Trao đổi cùng nhà văn - đại tá Phạm Thanh Cải[sửa]

Tôi đã đọc và chưa biết phản hồi ở đâu, đành thêm tạm cuối bài này mấy dòng tâm sự. Phải nói rằng tôi rất vui vì đã được Ban quản trị trang có nhiều ưu ái. Quả thực tôi mê câu đối từ nhỏ, và nay đã già thì những người chơi câu đối cứ ít dần. Vế ra phải có người đối, nên chơi câu đối nhất thiết phải có bạn, không thể chơi một mình. Nay BQT đã có những lời gan ruột như vậy, tôi thấy rất tâm đắc, và muốn góp phần cùng các anh các chị trong BQT và thành viên cộng tác cùng xây dựng trang. Tôi dùng vi tính nhiều, nhưng trang này thì mới, có thể chưa rành cách đăng bài, nhưng nếu có bài tôi cứa mạnh dạn pót lên, có gì chưa chuẩn, mong mọi người chỉnh lý giúp. Tôi chân thành cảm ơn.

vâng, rất cảm ơn bác đại tá - nhà văn Phạm Thanh Cải đã tham gia chỉnh sửa bổ sung nhiều điều còn khiếm khuyết ở những trang câu đối này...thực ra ban biên tập chúng tôi cũng như bác, ngày đầu truy cập trang chẳng biết mô tê gì cả rồi dần dà cứ đánh nhiều nó cũng quen qua quá trình mấy năm trời bỏ công sưu tập giai thoại câu đối rồi sau đó là trực tiếp ra vế xuất hay đối lại các vế đối thì chúng tôi cũng đã biết cách làm việc ở trang danh ngôn mở này...thực ra về khoản đối thì chúng tôi có phần hơi yếu 1 chút mà ở đây các cộng sự: có vài nhân vật cũng từng tham gia vào Việt Nam thi đàn mới là những người đối đáp giỏi, qua giao lưu trực tiếp chúng tôi cũng hóc hỏi được nhiều điều, từ đó chúng tôi mới có dịp phát huy kiến thức để chế tác 1 loạt các câu đối phối hợp chiết tự cả Hán Ngữ lẫn Quốc Ngữ (đa phần sử dụng thơ lục bát)...nếu bác có nhã hứng với thể loại mới này thì bác cứ tham gia đối đáp, chúng tôi rất hân hạnh...ngoài ra bác có mời được thêm những cao nhân về lĩnh vực này vào tham gia nữa thì quá tốt, vì trang này là trang danh ngôn mở ai cũng có thể tham gia, ở đây quy định tuy hơi rườm rà nhưng nó lại không gò bó nhiều về liêm luật nên chúng tôi thấy dễ hơn cho nên mới không gia nhập vào Việt Nam thi đàn...cũng bởi do chúng tôi mục đích sưu tầm là chủ yếu, chẳng qua có 1 số vế xuất khó để ngỏ tự nhiên gặp phải mấy cộng sự đối đáp quá hay nên tự nhiên có ngẫu hứng mà ra vế xuất thôi bác ạ...bác có vế xuất gì mới lạ cứ ra ở phần những câu chưa ai đối, ở đó các cộng sự tuy họ còn bận bịu với cơm áo gạo tiền chứ không như chúng tôi và bác đều đã nghỉ ngơi an nhàn có thì giờ rảnh rỗi hơn nhưng họ cũng tích cực đối đáp lắm, nhiều câu rất hóc búa mà họ đối cực hay quá hấp dẫn, không rõ bác đọc những phần về ban biên tập và cộng sự có gì cần thắc mắc hoặc chưa hợp lý thì bác ý kiến giùm chúng tôi với nhé, cả những phần klhác nữa...ở đây tôn chỉ hoạt động của chúng tôi đại để như sau;
  1. sưu tập những giai thoại câu đối trong dân gian, sách vở để tập hợp thành hệ thống
  2. những câu đối ở nơi thờ tự (cái này đôi khi cũng có sự trùng lặp ở nhiều đình chùa đền miếu)
  3. những câu đối của cá nhân, của cơ quan đoàn thể
  4. đối lại những câu đối còn tồn đọng lại từ ngàn xưa, rồi gom lại cho thành thực thể thống nhất (riêng phần này là phần hấp dfẫn nhất ví như những câu ra của Đoàn Thị Điểm cho Trạng Quỳnh hay của Hồ Xuân Hương...thế nên trong những câu bác mới đưa vào chúng tôi cũng có thấy 1 vài câu bác đối lại câu đối cổ, chúng tôi muốn hỏi qua ý kiến của bác những câu đó chúng tôi sẽ tách ra khỏi mục và đưa luôn vào phần câu đối của Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương chẳng hạn không hiểu bác thấy sao, vì sau câu đối vẫn đè tên bác chẳng qua mình đưa vào đó mục giai thoại da trắng vỗ bì bạch chẳng hạn thì người đọc cũng dễ tra cứu hơn và những nhân vật am tường cũng có thể so sánh các vế đối của hậu thế xem ai là chuẩn nhất đối với vế ra của cổ nhân)

Thưa, bác Phạm Thanh Cải...đúng như nhận định của bác, quả thật lớp trẻ ngày nay họ còn mải mê ăn chơi nhảy múa hoặc loa toan với bộn bề cuộc sống nên ít chú ý đến nghệ thuật văn hóa cổ truyền này, chúng tôi cũng thuộc tyúp người hoài cổ nên cũng mong muốn xây dựng cho nó có bài bản hệ thống mong sau này lưu truyền hậu thế, nếu bác thấy cần thiết có thể biên tập lại rồi in hẳn thành sách vở thành nhiều tập nhiều thể loại có vanư bản ấn hành đàng hoàng, chứ để trên mạng như thế này không rõ có mai một không, một khi wikiquote hết kinh phí hoạt động hoặc có trục trặc gì thì chẳng rõ rồi sẽ ra sao, hoặc như gặp phải kẻ phá hoại xóa tùm lum thì cũng mệt bác ạ (tất nhiên đây chỉ là lo xa của chúng tôi mà thôi)...Có thể bác copy toàn bộ vào trang riêng của bác rồi chỉnh lý lại sắp xếp theo thứ tự không gian và thời gian để nó hợp lý hơn chẳng hạn, còn như ở đây chúng ta vẫn cứ hoạt động giao lưu với nhau bình thường, việc nào ra việc đó...

vâng, bác Phạm Thanh Cải kính mến...từ trước đến giờ chúng tôi làm việc theo cách cứ gặp ở đâu là đưa giai thoại vào cáiđã, khi chưa biết nguồn gốc thì tạm thời để và 1 chỗ rồi khi nào biết được rõ sự tích mới đưa nó về vị trí lịch sủ của nó...về 1 số giai thoại câu đối của bác ví như câu đối treo ở viện đông Lâm Trung Quốc, chúng tôi đã biết gốc gác là của Cố Hiến Thành đời nhà Minh, cho nên trước đưa vào giia thoại của người Trung Quốc, nay biết do bác sưu tầm chỉnh lý nên chúng tôi lại đưa sang mục này để hoàn vchỉnh hơn, có gì chưa rõ bác cứ hỏi và bác có ý kiến gì về cách làm của chúng tôi mong bác chỉ giáo, chúng tôi trận trọng cảm ơn và chúc bác vui vẻ mạnh khoẻ và thành đạt trong cuộc sống...! Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 13:50, ngày 12 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bác đại tá Phạm Thanh Cải kính mến, có 1 vấn đề mà chúng tôi chưa nói rõ với bác, vì có thể gây ra sự hiểu lầm không thống nhất về phương thức làm việc...quan điểm của chúng tôi là hạn chế (thậm chí có thể tránh) sự trùng lặp về các câu đối giữa bài viết này và bầi viết kia hoặc giữa các mục nọ với mục kia, thế nên khi có 1 câu đối nào đó ví như câu đối viết về nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có ở mục các câu đối của bác thì phần về nhà văn ấy không cần thiết nữa cũng cần lược bỏ cả tiểu sử, vì rằng nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng không trực tiếp viết câu đối mà do người khác phúng điếu...hoặc như câu đối Da trắng vỗ bì bạch chẳng hạn, chúng tôi sẽ gom tất cả các vế đối lại thành 1 hệ thống, còn ai có mục riêng thì đã có ở đó sẽ không đưa vào mục riêng nữa...đấy là cách làm của chúng tôi từ trước đến nay, vậy ý bác có gì thấy chưa đúng hoặc cần phải sửa thế nào cho phù hợp mong bác nêu rõ quan điểm để cho nó nhất quán bác ạ...! Vì theo chúng tôi nghĩ thì chỉ cần có 1 lần là đủ không cần thiết phải đưa nhiều, ta có thể ghi thành vế đối 1 vế đối 2 chẳng hạn, miễn sao thông tin không bị khiếm khuyết là được, chớ còn ghi đi ghi lại ví dụ mục của người này có vế ra thì mục người kia lại có vế xuất vẫn phải ghi cả thì nó nan giải quá. Như chúng tôi làm ở mục vế đối và vế xuất của các cộng sự trên wikiquote chẳng hạn, khi ở vế xuất mà người đối đã có rồi thì về mục riêng của người đó sẽ không đưa nữa, vì mục đích là đã có cả rồi cần chi phải ghi nhiều dài dòng bác ạ. Kính mong bác nêu ra ý kiến để chúng ta càng ngày càng hoàn thiện hơn nữa dự án đồ sộ, nhằm lưu truyền hậu thế và không để cho giá trị văn hóa của món nghệ thuật văn chương hấp dẫn này bị mai một...kính thư...! Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 13:07, ngày 14 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Báo cáo bác đại tá Phạm Thanh Cải, chúng tôi đã ghé qua trang riêng của bác và đã thấy bác giới thiệu mấy trang câu đối của wikiquote, chúng tôi rất hân hạnh mvà mong bác tiếp tục giới thiệu dần dần các trang còn lại để độc giả và bè bạn 4 phương thưởng thức...hiện phần Câu đối của Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu do số lượng đã khá nhiều và cũng vừa cập nhật được thêm một vài thông tin nên chúng tôi đã tách khỏi Câu đối về các danh nhân Đương đại để chuyển thành 1 bài riêng để tiện bổ sung sửa chữa, có gì bác cho ý kiến nhé, trân trọng Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:37, ngày 19 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

..........

Trao đổi[sửa]

Tôi đã đọc những trao đổi của các bạn ở trên và ủng hộ những ý kiến đó. Câu đối là một niềm yêu thích của tôi khoảng dăm chục năm rồi, cho nên được tham gia sưu tầm và tổng hợp cùng mọi người là một niềm vui lớn, mong mang lại cho bản thân mình và những người cùng sở thích có một kho tàng Câu đối hay, vì vâu đối là "tinh hoa của tinh hoa", mong rằng qua đây sẽ có nhiều người yêu thích câu đối hơn. Tôi sẽ cố gắng sưu tầm và bổ sung thêm. Chúc mọi người vui khỏe.

vâng, thưa bác Đại tá Phạm Thanh Cải...chúng tôi đã xem và đọc những câu đối của nhà báo Nguyễn Hữu Thăng mà bác mới đưa lên, nhiều câu rất hay và có giá trị ý nghĩa nhân văn rất cao...rõ ràng ngoài những cái sưu tầm từ vốn cổ, những câu đối do bản thân chúng ta sáng tác và đối đáp trong giai đoạn hiện nay cũng góp phần tăng thêm sự phong phú cho trang câu đối,,,hy vọng lớp trẻ họ có thể đọc và hiểu được được thậm chí thấm nhuần và bảo tồn phát huy được giá trị tinh thần của môn nghệ thuật này thì chẳng bõ công chúng ta biên soạn...để làm được việc này cần phải hội tụ đủ các yếu tố: thứ nhất là thời gian, thứ hai là tâm huyết và thứ 3 là có am tường về mặt chuyên môn...vậy nên gặp được bác chúng tôi rất phấn khởi, suốt mấy năm trời cặm cụi làm việc chủ yếu là 1 mình, các cộng sự họ còn bận bịu với cơm áo gạo tiền nên không thể thường xuyên liên tục mà họ chỉ rãnh rỗi lúc nào là họ mới tham gia được, họ chỉ thiếu về mặt thời gian...một lần nữa cảm ơn bác đã giành thì giờ trực tiếp bổ sung chỉnh lý để hoàn thiện trang câu đối này, chúng ta cứ làm chứ còn nói là bao giờ thì xong thì rất khó bởi các giai thoại vẫn còn lẩn quất trong dân gian mình chưa thể khai thác hết được, do đó đến đâu hay đến đấy...việc di chuyển các mục vẫn diễn ra cho nên các bài viết sẽ bị xáo trộn chưa cố định được, trừ những câu đối liên quan đến đình chùa đền miếu phủ điện chúng tôi không sưu tầm thêm nữa còn các câu đối về giai thoại văn chương thì vẫn tiếp tục...vừa rồi chúng tôi có chuyển mục câu đối liên quan đến Tỏng đốc Hà Đông Vi Văn Định sang phần các câu đối của danh nhân thời Pháp thuộc, tuy ông này sống tới năm 1975 và sau cách mạng tháng tám cũng đã về với Việt Minh từng chụo ảnh cùng bác Hồ nhưng những câu đối liên quan lại thuộc về giai đoạn làm tổng đóc hÀ Đông thời pháp thuộc...trước đây vì câu đối danh nhân đương đại ít nên chúng tôi đưa sang...nay bác đã bổ sung nhiều thì chúng tôi lại đưa trở lại cho đúng vị trí lịch sử của nó...trong lúc làm việc có vấn đề gì bác thắc mắc thì bác cứ hỏi, vì nhiều khi lại không để ý tưởng bị xóa đi bác ạ...tất cả những câu đối chúng tôi đã đưa nên chỉ có di chuyển từ vị trí nọ sang vị trí kia từ bài này sang bài klhác bởi nó đã bị phân bố ra các bài con không thống nhất 1 mối như trước...trước đây bác đã từng giới thiệu vào trang riêng của bác cả bài nhưng lúc đó chúng tôi đang tạm ngưung hoạt động...đến khi tiếp tục khôi phục trang này thì buộc phải tách bởi nặng tải nên làm việc cũng hơi rườm rà hơn 1 chút, có gì bác thông cảm...chúc bác thành công và tiếp tục phối hợp với chúng tôi trong công trình đồ sộ này, kính bút...Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:49, ngày 23 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
quên mất, có 1 vấn đề nữa chúng tôi chưa nói với bác...khi mà bác thấy mục viết quá nhiều có thể gây khó khăn cho việc sửa chữa chỉnh lý thì bác cứ tách thành các mục con để tiền bề sửa chữa, như mục câu đối của nhà báo Nguyễn Hữu Thăng chẳng hạn, chúng tôi thấy cũng khá nhiều dữ liệu rồi...để nguyên sửa chữa nó khó hơn bởi nhiều thông tin dễ gây nhầm lẫn, trân trọng cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:53, ngày 23 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bác đại tá Phạm Thanh Cải kính mến, trong bài Ngày xuân chơi câu đối viết nhân dịp năm mới Tân Mão (2011) của bác, chúng tôi thấy bác có ra 1 vế xuất khá hấp dẫn và độc đáo: ĐÔNG DẦN QUA XUÂN ĐANG ĐẾN HẠ MÃO CHÀO THU LỘC TỚI. Không rõ vế xuất này đã có người đối chưa sao không thấy bác đưa lên, ngoài ra hiện nay có những câu đối cổ khó đã có vế đối hoặc nhiều câu đối trước chưa rõ gốc tích chúng tôi đã sưu tập được ít nhiều đưa cả vào trang câu đối rồi bác ạ...vì khối lượng của nó quá nhiều không thể 1 sớm 1 chiều mà đọc ngay hết được nên nhiều khi vẫn xảy ra sự trùng lặp chỗ có rồi lại tưởng chưa có nên đôi khi vẫn có những khiếm khuyết trong khâu biên tập, mong bác thông cảm, có gì bác bỏ quá cho...bác xem thấy có chỗ nào chưa đúng hoặc cần bổ sung sữa chữa thì bác chỉnh lý giùm nhé, trân trọng cảm ơn và chúc bác vui khỏe Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:05, ngày 29 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

....


@ Hoàng Hoàn Hòa: Vế xuất đối "Đông dần qua, Xuân đang đến, hạ mão chào, thu lộc tới" Còn để ngỏ, chưa có người đối được. Người xuất đối cũng chưa thử đối lần nào. Vừa rôi tôi cũng đã thêm một số câu đối của ông Đồ Nguyễn Hữu Thăng, và sẽ bổ sung tiếp. Chúc bác vui khỏe nhé.
vâng, cảm ơn bác đại tá - nhà văn Phạm Thanh Cải vừa rồi đã đưa khá nhiều câu đối hay và điển tích lạ vào đây, chúng tôi đọc rất hứng thú...như vậy chúng tôi sẽ đưa vế xuất chưa có người đối của bác vào mục những câu chưa có người đối để các cộng sự họ tham gia đối đáp...vấn đề các thông tin bác đưa vào tiện đây chúng tôi cũng nói qua với bác vì có nhiều thông tin từ trước đến nay chúng tôi cũng chỉ sưu tầm qua trang mạng hoặc sách vở tư liệu mà không rõ nguồn gốc sách dẫn ở đâu nên chỉ bỏ ngõ rằng chưa có sự tích hoặc chưa có nguồn gốc cụ thể, như sự tích của sứ thần Giang Văn Minh chẳng hạn, trước đó chúng tôi đưa vào mục các sứ thần đại Việt đối đáp với hoàng đế nhà Minh, nay bác đã truy ra được cái đó do Nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc sưu tầm và biên soạn...như vậy cái đó đã có chủ, như trước chúng tôi sẽ đưa vào phần câu đối về các danh nhân thời Lê Mạc chẳng hạn...vì những câu ở đây là truyền miệng không có danh tính cụ thể, mà đã biết danh tính thì ta đưa thẳng vào vị trí lịch sử của nhân vật đó thì chuẩn hơn và cũng dẽ tra cứu hơn, không rõ ý bác thế nào? Vì rằng nhiều khi không nói rõ khi bác mở trang ra xem lại không thấy đâu mà tưởng rằng đã bị xóa thì cũng không ổn, do đó chúng tôi mới nói rõ thế bác ạ...tất cả những điển tích đã sưu tầm chẳng bỏ đi đâu cái nào vì là công sưu tập mất nhiều thời gian và tâm huyết, chẳng qua do dồn vào 1 trang e bị quá tải nên buộc phải tách ra nhiều bài cho nên mới bị phân tán như vậy thôi Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 13:38, ngày 14 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@ Hoàng Hoàn Hòa: Những câu đối có sự tích cụ thể, hay truyền miệng thì xếp vào theo từng loại là đúng rồi. Khi sự tích từ chưa cụ thể , khi đã có ngồn gốc thì chuyển sang phần có nguồn gốc là hợp lý, nhưng nên thông báo nội bộ để anh em mình đỡ phải đi tìm. Dần dần, tôi sẽ bổ sung nhiều điển tích câu đối vào phần này cho phong phú. Mong được anh em ủng hộ nhé.

Tiếp thu ý kiến của đại tá - nhà văn Phạm Thanh Cải[sửa]

vâng, thưa bác Phạm Thanh Cải...thực sự mà nói nếu không gặp được bác thì chúng tôi đã bỏ qua các trang khác mà chỉ tập trung vào mục những câu chưa có người đối vì từ trước đến giờ cứ đơn thương độc mã, nay bác đã tích cực sưu tầm và đang trên đà hứng khởi như vậy cái đó là nguồn cảm hứng dâng trào cho chúng tôi tiếp tục hoàn thành nốt công trình này...vậy câu đối của sứ thần Giang Văn Minh chúng tôi sẽ đưa sang mục Câu đối về các danh nhân thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Tây Sơn, Nguyễn cho hợp lý vì ông này thuộc người thời đó, phần cuối sẽ chua thêm do nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc sưu tầm để ghi công cho thiên hạ biết...khi bác sưu tầm được giai thoại nào lạ mà trong đây chưa có thì bác lưu ý về thời điểm của giai thoại đó ví như thời Trần Lê hay Nguyễn chẳng hạn, như vậy bác đưa luôn trang về thời đại đó cho tiện, phần dưới cùng ghi tên bác hoặc ai đó sưu tầm là được...còn những giai thoại không rõ ràng tên tuổi fgocó tích xuất xứ thì cứ để phàn truyền miệng...riêng phần câu đối của người Trung Quốc vì đây là trang câu đôií của Việt Nam nên chúng tôi cũng chỉ đưa những điển tích tiêu biểu chứ không sưu tầm nhiều quá, và cũng đã có mục riêng về các câu đối và giai thoại câu đối của người Trung Quốc...còn như bác chưa quen cách làm thì bác cứ đưa vào trang câu đói truyền miệng cũng được khi chúng tôi chuyển vào đâu sẽ thông báo để bác chỉnh sửa hoặc theo dõi cho tiện....trân trọng cảm ơn bác, chúc bác vui vẻ khoẻ mạnh và bình an Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:06, ngày 15 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

báo cáo bác Phạm Thanh Cải, hiện chúng tôi đã chuyển mục câu đối của Giang Văn Minh sang bài Câu đối thời Trịnh Nguyễn phân tranh - Tây Sơn - Nguyễn, ngoài ra đã đưa các giai thoại của người Tàu sang trang truyền miệng để bác tiện theo dõi bổ sung Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:05, ngày 15 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

trân trọng cảm ơn bác đại tá nhà văn Phạm Thanh Cải xuân Đinh Dậu đã truy cập 1 loạt các câu đối hay và nhiều giai thoại mới lạ vào trang, chúc bác cùng gia đình an khang thịnh vượng sở cầu giai toại vạn sự tất thành...bác Võ Quang Thạch cũng có gửi lời chức tết tới bác, bác có vế xuất nào mới lạ mời bác cứ đăng trực tiếp lên đây để các thi hữu họ đối đáp...chúng tôi rất trân trọng và chờ đợi bác có những bổ sung mới cho trang... Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 08:31, ngày 2 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã có người đối được vế xuất của Nhà Văn Đại Tá Hải Quân Phạm Thanh Cải[sửa]

Báo cáo bác Phạm Thanh Cải, hiện vế xuất của bác về giao thừa Canh Dần - Tân Mão đã có người đối, mời bác xem qua xem qua, có vấn đề gì bác cho ý kiến nhé, trân trọng cảm ơn bác:

Vế ra: ĐÔNG DẦN QUA XUÂN ĐANG ĐẾN HẠ MÃO CHÀO THU LỘC TỚI (Phạm Thanh Cải)
Vế đối: NGÀY TÍ TỚI ĐÊM ĐÃ LUI CHIỀU THÂN ĐÓN XẾ TÀI SANG (Hoài Anh Võ Quang Thạch) vế xuất dùng bốn mùa trong một năm thì vế đối dụng bốn buổi trong một ngày 24h : ngày, đêm, xế, chiều trong đó có hai động từ chiều và xế (nghiêng)

nếu bác thấy hợp lý lập tức chúng tôi sẽ đưa vào ngay bài viết, ngoài ra chúng tôi cũng nói luôn vấn đề giai thoại cô gái và chàng thợ mộc trước đây chưa rõ nguồn gốc nay đã biết của bác sưu tầm chúng tôi đã chua thêm ở phần cuối giai thoại này, vì có nhiều người đối nên chúng tôi vẫn để ở trang Câu đối có giai thoại sự tích và Thơ đối đáp Việt Nam để tiện bổ sung sửa chữa bác ạ, những câu nào mang tính cá nhân 1 người đối thì mới tách riêng còn có nhiều câu đối như những câu của bác Đoàn Thị Điểm chẳng hạn thì chúng tôi gộp cả để nó liền mạch, trân trọng !!! Chúc bác vui khoẻ và hạnh phúc, rất cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:10, ngày 25 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vế đối này của anh Võ Quang Thạnh chưa được, vì vế trên có chữ tới, vế dưới lại dùng chữ tới. Muốn chỉnh thì chữ sang phải đổi thành chữ qua mới cân xứng. Cảm ơn anh Võ Quang Thạch đã nhiệt tình tham gia đối.

Vâng, trân trọng cảm ơn bác đại tá nhà văn Phạm Thanh Cải đã đưa 1 loạt câu đối mới nhất cập nhật vào trang...nhân dịp năm mới, thay mặt ban biên tập và các cộng sự có lời chúc bác mạnh khoẻ vui vẻ và bình an trong cuộc sống, năm mới tấn tài tấn lộc sở nguyện xứng ý sở cầu toại tâm...đặc biệt sưu tầm được những giai thoại hay và chế tác nhiều câu đối mới lạ để bổ sung vào bộ sưu tập...về phần vế đối của anh Võ Quang Thạch chúng tôi sẽ chuyển ý của bác để chỉnh lý cho hợp với kết cấu rồi sẽ đăng tải lại...Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 03:43, ngày 28 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Báo cáo bác đại tá nhà văn Phạm Thanh Cải, chúng tôi đã liên lạc với bác Hoài Anh Võ Quang Thạch và được hồi âm như sau:

Nếu dùng chữ qua thì bị hỏng ở chữ tài, tài phải sang phải đến chớ không qua được nên bác ấy xin sửa lại chữ "tới" thành chữ "chớm" và gởi lời cảm ơn tới đại tá Phạm Thanh Cải, xin chúc bác năm mới an khang thịnh vượng.
Vế ra: ĐÔNG DẦN QUA XUÂN ĐANG ĐẾN HẠ MÃO CHÀO THU LỘC TỚI (Phạm Thanh Cải)
Vế đối: NGÀY TÍ CHỚM ĐÊM ĐÃ LUI CHIỀU THÂN ĐÓN XẾ TÀI SANG (Hoài Anh Võ Quang Thạch) vế xuất dùng bốn mùa trong một năm thì vế đối dụng bốn buổi trong một ngày 24h : ngày, đêm, xế, chiều trong đó có hai động từ chiều và xế (nghiêng)

Share your experience and feedback as a Wikimedian in this global survey[sửa]

Your feedback matters: Final reminder to take the global Wikimedia survey[sửa]

(Sorry to write in Engilsh)

  1. ^ This survey is primarily meant to get feedback on the Wikimedia Foundation's current work, not long-term strategy.
  2. ^ Legal stuff: No purchase necessary. Must be the age of majority to participate. Sponsored by the Wikimedia Foundation located at 149 New Montgomery, San Francisco, CA, USA, 94105. Ends January 31, 2017. Void where prohibited. Click here for contest rules.