Bước tới nội dung

Thể loại:Câu đối

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

Nguồn gốc

[sửa]

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên (對聯) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù (桃符).

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa"Bản mẫu:Ref.

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959Bản mẫu:Ref.

Nguyên bản:
新年納餘慶
嘉節號長春
Phiên âm:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Dịch thơ:
Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi

Những nguyên tắc của câu đối

[sửa]

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Đối ý và đối chữ

[sửa]
  • Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
  • Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...

Số chữ và các thể câu đối

[sửa]

Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:

  • Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
  • Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
  • Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
- Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
- Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.

Luật bằng trắc

[sửa]
  • Câu tiểu đối:
- Vế phải: trắc-trắc-trắc
- Vế trái: bằng-bằng-bằng
  • Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thựccâu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
  • Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.

Phân loại câu đối

[sửa]

Câu đối Trung Quốc

[sửa]
Câu đối và hoành phi trước 1 miếu Trung Hoa
Câu đối theo hình vẽ

Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:

Phân loại theo cách dùng

[sửa]
  • Xuân liên (春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.
  • Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.
  • Hạ liên (賀聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v.
  • Vãn liên (挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.
  • Tặng liên (贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác.
  • Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp).

Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật

[sửa]
  • Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục.
  • Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
  • Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
  • Khảm tự liên (嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v.
  • Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v.
  • Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận.
  • Hài thú liên (諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín.
  • Vô tình đối (無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, có chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên.
  • Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau.

Chiêu hổ - Hồ xuân hương

[sửa]

Bài 1

[sửa]

Chiêu hổ xướng

Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Hồ xuân hương họa

Ông đồ tỉnh! Ông đồ say!
Sao ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày!
Hang hùm ví bẵng(2) không ai mó,
Sao có hùm con bỗng(3) trốc tay?

Bài 2

[sửa]

Hồ xuân hương xướng

Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa (1)

Chiêu hổ hoạ lại

Rằng gián thì năm, quí có ba(2)
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ rồi, thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa.

Bài 3

[sửa]

Xuân hương

Những bấy lâu nay luống nhắn nhe.
Nhắn nhe toan những sự gùn ghè(1)
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên phải rụt rè.

Chiêu Hổ hoạ lại

Hỡi hỡi cô bay tố hão nhe(2)
Hão nhe không được, gậy ông ghè.
Ông ghè không được, ông ghè mãi,
Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè.


Nguyễn trải - Thị lộ

[sửa]

Nguyễn trải

Ả ở Tây hồ bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh vừa độ bao nhiêu tuổi ?
Đả có chồng chưa được mấy con ?

Thị lộ

Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lè
Chồng còn chưa có hỏi chi con


Đoàn thị điểm - Trạng huỳnh

[sửa]

Đoàn thị điểm

Da trắng vổ bì bạch

Trạng huỳnh


Đoàn thị điểm

Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy? 	

Trạng huỳnh

Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa nay

Đàm Thận Huy Nguyễn Giản Thanh

[sửa]

Đàm Thận Huy

Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách - Mưa, không xích khóa, cũng giữ chân khách  lại 

Nguyễn Giản Thanh

Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Sắc đẹp, chẳng phải sóng gió, cũng làm  người chìm đắm 


Tác giả 1 - Tác giả 2

[sửa]

Tác giả 1

Ai công hầu, ai khanh tướng , trong trần ai ai dễ biết ai 

Tác giả 2

Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế 

Tác giả 1 - Tác giả 2

[sửa]

Tác giả 1

Tùng thanh , trúc thanh , thanh thanh tự tai

Tác giả 2

, sắc sắc giai không

Tác giả 1 - Tác giả 2

[sửa]

Tác giả 1

Khổng minh cầm , Khổng minh túng 	

Tác giả 2

Khổng minh túng , Khổng minh câm

Thể loại này hiện không có trang hay tập tin nào.