Thuyết căn bản
Giao diện
Thuyết căn bản hay trào lưu chính thống, chủ nghĩa cơ yếu, chủ nghĩa toàn thống tùy vào ngữ cảnh miêu tả bất cứ ảnh hưởng tôn giáo nào gắn bó với giáo lý căn bản của nó, từ đó mở rộng sang kinh tế, chính trị.
Trích dẫn
[sửa]- 1998, Naomi Shihab Nye, Fundamentalism trong tập thơ Fuel[1]
- The boy with the broken pencil
scrapes his little knife against the lead
turning and turning it as a point
emerges from the wood again- Cậu bé bị gãy bút chì
lấy con dao nhỏ của mình gọt lại mũi
xoay đi xoay lại quanh một điểm
nó sẽ trồi lên khỏi gỗ lần nữa[2]
- Cậu bé bị gãy bút chì
- The boy with the broken pencil
- 2006, Geoff Gallop, Religion, Politics and Buddhism[3]
- This new form of Fundamentalism – or “Strong Religion” – has been correctly recognized as a distinctive force in contemporary politics. It varies in its intensity and in the particular political forms it takes but it can be seen at work in each of the major religions.
- Hình thức Trào lưu Chính thống (Fundamentalism) này - hay “tôn giáo hưng thịnh” (Strong Religion) - đã được công nhận một cách chính xác là một lực lượng đặc biệt trong nền chính trị đương đại. Nó khác nhau về cường độ và các hình thức chính trị cụ thể nhưng có thể thấy nó đang hoạt động trong mỗi tôn giáo lớn.[4]
- This new form of Fundamentalism – or “Strong Religion” – has been correctly recognized as a distinctive force in contemporary politics. It varies in its intensity and in the particular political forms it takes but it can be seen at work in each of the major religions.
- 2017, Giuse Phan Tấn Thành, Thế nào là tôn giáo cực đoan?[5]
- Có lẽ khuyết điểm của nhóm fundamentalist là thần thánh hóa tất cả các thực tại trong quá khứ, và tẩy chay tất cả những gì tân tiến. Chúng ta cũng liều mình rơi vào thái cực đối lập: tất cả cái gì mới thì đều tốt, và tất cả cái gì cổ thì đều đáng phải loại bỏ. Phải nhìn nhận rằng, dưới khía cạnh tâm lý, thái độ của nhóm fundamentalist dễ hiểu hơn, bởi vì họ thấy truyền thống giá trị hàng ngàn năm là một bảo đảm chắc chắn; còn những cái mới thì chẳng biết sẽ tồn tại bao lâu. Các nhà xã hội học nhận thấy rằng nơi nào các cuộc thay đổi xảy đến quá nhanh thì nguy cơ fundamentalist càng lớn; điển hình là tại Hoa kỳ, nơi bắt nguồn các phong trào fundamentalist. Nếu thiếu các xác tín làm điểm tựa, thì con người dễ bị tha hóa, và có loạn thần kinh thì cũng không có gì lạ!
Xem thêm
[sửa]Tham khảo
[sửa]- ^ Naomi Shihab Nye (1998) (bằng en). Fuel: Poems. BOA Editions, Ltd.. p. 51. ISBN 9781880238639.
- ^ “1.987. FUNDAMENTALISM - Chủ nghĩa cơ yếu”. Blog Mộc Nhân Lê Đức Thịnh. 5 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
- ^ Geoff Gallop (2006). “Religion, Politics and Buddhism”. University of Western Australia. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
- ^ Geoff Gallop (21 tháng 3 năm 2024). “Tôn giáo, Chính trị và Phật giáo”. Tạp chí nghiên cứu Phật học. Thích Vân Phong dịch. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
- ^ Lm. Giuse Phan Tấn Thành, op. (28 tháng 2 năm 2017). “Thế nào là tôn giáo cực đoan?”. Đa Minh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
Liên kết ngoài
[sửa]- Bài viết bách khoa Chủ nghĩa cơ yếu tại Wikipedia
Tra fundamentalism trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |