Trợ giúp:Viết hồ sơ mới
Trang mới, trong Wikiquote tiếng Việt, là trang không có lịch sử thay đổi, hay đơn giản là trang chưa bao giờ được tạo ra. Đôi khi bạn có thể gặp các liên kết đỏ trong Wikiquote, chúng sẽ dẫn bạn đến lựa chọn mở trang mới với tên gọi cho sẵn.
Bắt đầu viết một trang mới thật đơn giản, nhưng để viết một trang mới hay, tức là tồn tại được lâu dài và ổn định trong Wikiquote, đòi hỏi một số đầu tư của bạn. Có hai cách chính để mở hồ sơ mới:
- Từ liên kết đỏ: Khi ấn vào liên kết đỏ, bạn có lựa chọn mở hồ sơ mới cùng tên. Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Nếu bạn chỉ có ý định thử nghiệm thì nên dùng Chỗ thử. Nếu bạn thực sự có ý định viết một hồ sơ hay, nên theo các bước 1, 2, 4, 5, 6 dưới đây.
- Nhập địa chỉ: Bạn có thể viết hồ sơ mới bằng cách nhập địa chỉ mới vào Wikiquote. Cách này được giải thích ở các bước từ 1 đến 6 dưới đây.
Bước 1: Các kiểm tra ban đầu
[sửa]Trước khi viết một trang mới:
- Kiểm tra bằng ô Tìm kiếm nằm ở bên trái xem đã có trang cùng nội dung với trang bạn định viết chưa. Nếu có rồi, bạn có thể chỉ cần sửa sang, hoặc trong một số trường hợp đổi tên trang thành tên thông dụng hơn hay tạo trang đổi hướng đến trang có sẵn, mà không cần phải viết trang mới. Lúc đó bạn có thể tiếp tục cải tiến trang có sẵn nếu cần.
- Nếu chưa có trang mà bạn định viết ở đây, kiểm tra xem nó có đạt tiêu chuẩn đưa vào Wikiquote không.
Bước 2: Chuẩn bị nội dung
[sửa]Các hồ sơ ở đây thường bắt đầu bằng một định nghĩa hay tóm tắt súc tích về đề tài, tiếp theo là danh sách danh ngôn hay tục ngữ. (Nếu không tiếng Việt thì nên giữ câu gốc và cũng dịch nó ra tiếng Việt.) Bạn nên tìm kiếm nguồn đáng tin để chép nguyên một vài câu vào trang, nhưng coi chừng: đừng có chép cả văn bản của nguồn nào hay chép nhiều văn bản của một tác phẩm hay website vẫn còn dưới bản quyền!
- Bắt đầu trang bằng cách định nghĩa đề tài, với đề tài được viết đậm và liên kết đến hồ sơ tương tự tại Wikipedia. Cứ giả sử độc giả không biết gì về đề tài mình đang nói. Trong câu đầu tiên, trả lời những câu hỏi sau về đề tài: ...là cái gì? Hay nhất là bắt đầu hồ sơ với câu: "Tên đề tài là...". Ví dụ nếu đề tài là một nhà vật lý học, bạn nên bắt đầu với một câu để cho biết người này được biết vì sao:
- Hãy tìm kiếm qua các máy truy tìm dữ liệu trên mạng, từ các nguồn sách vở, như trong thư viện. Có thể bạn bắt đầu với những hồ sơ đơn giản trước để có kinh nghiệm.
- Không đưa nguyên văn một trang có bản quyền của tác giả khác mà không xin phép. Sau khi trang đã tạo ra, xin hãy nói rõ trong trang thảo luận của trang mới rằng tác giả cho phép đưa vào Wikiquote, đặc biệt khi trang đã đăng ở nơi khác, để tránh tranh chấp đáng tiếc. Tham khảo thêm về vấn đề quyền tác giả.
- Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ, bạn có thể tìm thông tin về đề tài trong Wikiquote phiên bản ngoại ngữ ví dụ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga... Các nguồn thông tin này có thể copy tự do vì chúng sử dụng giấy phép văn bản tự do và cùng được duy trì bởi Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
- Các hồ sơ trong Wikiquote cung cấp văn bản gốc hơn là bình luận chủ quan (nhưng vẫn nên chú thích lâu lâu), thể hiện cách nhìn (có thể gồm nhiều trường phái) của đa số hơn là ý kiến cá nhân. Tránh dùng ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi). Xin xem thêm Wikiquote:Thái độ trung lập.
Bước 3: Nhập tên hồ sơ mới
[sửa]- Chọn một cái tên cho đề tài cần ngắn gọn và đúng chính tả. Ví dụ: thay vì "những danh ngôn về người thầy được dịch ra tiếng Việt", nên chọn "Người thầy" (nếu đựng hồ sơ về đề tài) hay "Albert Einstein" (nếu đựng hồ sơ về nhân vật). Tham khảo thêm cách đặt tên trang.
- Gõ tên trang bằng tiếng Việt vào ô sau, rồi ấn nút Viết hồ sơ mới
Hoặc gõ địa chỉ theo dạng sau bằng tiếng Việt vào trình duyệt mạng của bạn:
https://vi.wikiquote.org/wiki/Tên của trang mới dự định viết
và đi theo địa chỉ này, bạn sẽ được dẫn đến lựa chọn mở trang mới với tên gọi đã dự định.
- Hiện tại, bạn cũng có thể gõ tên trang vào ô "tìm kiếm" (cột bên trái), rồi ấn nút Hiển thị. Nếu trang chưa tồn tại, bạn sẽ có lựa chọn "Bắt đầu trang có tên đó".
Xem thêm
[sửa]- Đọc tiếp tại Wikipedia tiếng Việt hay Wikisource tiếng Việt