Bước tới nội dung

Bốn cái ngu

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Văn học dân gian

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945-1954
    Văn học thời kỳ 1954-1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam
    Truyện thơ Nôm
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện tranh Việt Nam

Bốn cái ngu (hay tứ ngu) là một quan niệm dân gian Việt Nam về những nghề nghiệp hay việc không nên làm.

Nguồn gốc

[sửa]

Ca dao Việt Nam đã đúc kết:[1]

Ở đời có bốn cái ngu

Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu

Trong đó, "làm mai" là nghề mai mối, kết nối nam nữ tiến đến hôn nhân; "nhận nợ" là việc đứng tên mình để vay nợ cho người khác; "gác cu" là dùng đồ nghề để đi nhử cu trong lùm bụi; "cầm chầu" là việc đánh trống để khen chê đào kép trong đêm hát bội.[1]

Làm mai

[sửa]

Làm mai được coi là cái ngu lớn nhất trong bốn cái ngu.[1]

Nhận nợ

[sửa]

Nhận nợ đôi khi được coi là một hành động tốt giữa những người bạn, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ.[2]

Gác cu

[sửa]

Gác cu có thể là hoạt động canh gác để chim cu không ăn lúa trên đồng (nguy hiểm do địa hình),[cần chú thích] cũng có thể là hoạt động nuôi chim cu làm kiểng (tốn tiền bạc, thời gian, công sức),[cần chú thích] hoặc hoạt động len lỏi trong các bụi rậm chờ cu dính nhựa hoặc mắc bẫy.[3]

Cầm chầu

[sửa]

Cầm chầu là một thú chơi tốn tiền.[1]

Hiện đại

[sửa]

Tác giả Vương Hồng Sển cho rằng ở thời hiện đại, còn có nhiều việc "ngu hơn" bốn việc kể trên.[4]

Đặc điểm văn học

[sửa]

Sư xuất hiện của con số 4 là một đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam.[5]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ 1,0 1,1 1,2 1,3 Vũ Đức Sao Biển (13 tháng 11 năm 2016). “Ở đời có bốn cái ngu:Bàn chuyện cái ngu lớn nhất”. Thanh niên. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Thích Đạt Ma Phổ Giác, tr. 54-55
  3. ^ Toan Ánh (2011), tr. 12
  4. ^ Vương Hồng Sển (1968), tr. 22, phần "Ở đời có bốn cái ngu"
  5. ^ Nguyễn Xuân Kính (2004), tr. 206

Thư mục

[sửa]
  • Nguyễn Xuân Kính, 2004, Thi pháp ca dao, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
  • Thích Đạt Ma Phổ Giác, Phải trái cuộc đời, Nhà xuất bản Phương Đông
  • Toan Ánh, 2011, Các thú tiêu khiển Việt Nam - Thú vui tao nhã, Nhà xuất bản Trẻ
  • Vương Hồng Sển, 1968, Hồi ký 50 năm mê hát, 50 năm cải lương, Nhà xuất bản Trẻ
  • Đại Nghĩa, 2007, Địa chí Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Liên kết ngoài

[sửa]