Hoàng Phủ Ngọc Tường
Giao diện
Hoàng Phủ Ngọc Tường (9 tháng 9 năm 1937 – 24 tháng 7 năm 2023) là một cố nhà văn người Việt Nam. Ông được biết đến là tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Trích sáng tác
[sửa]- Có một buổi chiều nào như chiều xưa
- Anh về trên cát nóng
- Đường dài vành môi khát bỏng
- Em đến dịu dàng như một cơn mưa.
- ...
- Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
- Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
- Nỗi đau bắt đầu từ đấy
- Ngọt ngào như trái nho tươi.
- Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
- Nửa vành mi cong hờn dỗi
- Em xõa muộn sầu trên gối
- Rối bời như mớ tơ xanh.
- Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
- Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
- Em có lời thề dâng hiến
- Cho anh trọn một đời người.
- Có buổi chiều nào như chiều nay
- Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
- Anh lặng thầm như là cái bóng
- Hoa tàn một mình em không hay.
- (trích Dạ Khúc) [1]
Và một đoạn bút ký:
- ...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
- Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
- Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi".
- Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
- Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
- Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...[2]
Tác phẩm
[sửa]Thể loại bút ký:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
- Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
- Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
- Hoa trái quanh tôi (1995)
- Huế - di tích và con người (1995)
- Ngọn núi ảo ảnh (2000)
- Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
- Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
- Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
- Miền cỏ thơm (2007)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010
- Lời tạ từ gửi từ một dòng sông (2011)
Thể loại thơ:
- Những dấu chân qua thành phố (1976)
- Người hái phù dung (1992)
- Dạ khúc
Thể loại nhàn đàm:
- Nhàn đàm, Nhà xuất bản Trẻ, 1997
- Người ham chơi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998
- Miền gái đẹp, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
Tuyển tập:
- Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập (Nhà xuất bản Trẻ, 2002)
Giải thưởng
[sửa]- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1980.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế (1998-2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2007.[3].
- Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015)