Bước tới nội dung

Ibn Battuta

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Tranh minh họa sách của Léon Benett năm 1878 vẽ Ibn Battuta và người dẫn đường tại Ai Cập

Ibn Battuta (tiếng Ả Rập: ابن بطوطه, 25 tháng 2 năm 1304 – 1368/1369) là học giả và nhà du hành người Maroc, nổi tiếng với các chuyến hành trình và thám hiểm gọi là Rihla. Các cuộc hành trình kéo dài gần 30 năm với quãng đường 117,000 km xa nhất tính đến đương thời, vượt cả Marco Polo.

Trích dẫn của Ibn Battuta

[sửa]
  • ~1354, تحفة النظار في غرائب الأمصار وعجائب الأسفار (Rihla) tr. 3
    منفردا عن رفيق آنس بصحبته، وراكب أكون في جملته، لباعث على النفس شديد العزائم، وشوق إلى تلك المعاهد الشريفة كامن في الحيازم. فحزمت أمرى على هجر الأحباب من الإناث والذكور، وفارقت وطني مفارقة الطيور للوكور. وكان والداي بقيد الحياة فتحملت لبعدهما وصبا،
    Tôi lên đường một mình, không có đoàn lữ hành nào còn chỗ để tôi tham gia, cũng như không có người bạn đồng hành nào, nhưng sự thôi thúc lại tràn ngập trong tôi và ước muốn ấp ủ từ lâu trong lòng tôi là đến thăm nơi thánh địa tôn nghiêm. Vì vậy, tôi chuẩn bị, quyết tâm từ bỏ những người thân yêu và ngôi nhà của mình như những con chim bỏ tổ. Với cha mẹ, tôi vẫn còn có những trách nhiệm ràng buộc trong cuộc sống, nó đè nặng lên tôi khi phải chia tay họ, và cả tôi và họ đều đau khổ với nỗi buồn khi chia ly này[1]
  • السفر يتركك عاجزًا عن الكلام ، ثم يحولك إلى راوي قصص.[2]
    Đi du lịch – nó khiến bạn không nói nổi nên lời, và sau đó biến bạn thành một người kể chuyện.[3]

Trích dẫn về Ibn Battuta

[sửa]
  • 2020, Lư Vi An, Sử liệu Ả Rập và Ba Tư ghi chép về Việt Nam (thế kỉ X – XIV)[4]
    Có thể thấy Murûc ez-Zeheb của el-Mesûdî, Câmiu’t-Tevârîh của Reşîdüddin cũng như Rihle (tức Seyahatname) của İbn Battûta là những tài liệu đầu tiên của người Ả Rập và Ba Tư viết về Việt Nam. Mặc dù còn rất sơ lược và đôi chỗ còn có những sai lầm, nhất là về danh xưng tên gọi do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa nhưng đây vẫn là những nguồn sử liệu vô cùng giá trị bởi nó phản ánh nhận thức của người Ả Rập và Ba Tư về những vùng đất và con người, nơi họ đã từng đi qua, đặt chân đến hoặc nghe kể lại mà Việt Nam là một trong số đó.
  • 2023, Robbie Mitchell, Ibn Battuta: The Greatest Explorer in History?[5]
    So many explorers we revere today, figures like Columbus, have complex, often troubling legacies. Often exploration turned to conquest and was marked by a lack of respect for native communities.
    But Ibn Battuta was different, his spirit of discovery fueled his quest to comprehend the diverse ways in which societies functioned. His interactions with rulers, scholars, and everyday individuals illuminated his genuine fascination with the human experience.
    Rất nhiều nhà thám hiểm mà chúng ta tôn vinh ngày nay, như Columbus, đã để lại những di sản phức tạp, chẳng hạn sau khi khám phá vùng đất mới, họ thường chuyển sang chinh phục và biểu hiện bằng sự thiếu tôn trọng đối với cộng đồng bản địa. Nhưng Ibn Battuta thì khác, tinh thần khám phá của ông đã thúc đẩy quá trình tìm hiểu những cách thức đa dạng mà xã hội vận hành.[6]

Xem thêm

[sửa]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ Đức Khương (15 tháng 2 năm 2022). “30 năm, 44 quốc gia, 75.000 dặm và cuộc phiêu lưu bất tận của nhà thám hiểm thế kỷ 14 - Ibn Battuta”. Tổ quốc. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ "السفر يتركك عاجزًا عن الكلام ، ثم يحولك إلى راوي ق..." (bằng tiếng Ả Rập). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Danh ngôn về Du lịch - Ibn Battuta”. Từ điển danh ngôn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Lư Vi An (6 tháng 11 năm 2020). “Sử liệu Ả Rập và Ba Tư ghi chép về Việt Nam (thế kỉ X – XIV)”. Nghiên Cứu Lịch Sử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Robbie Mitchell (1 tháng 9 năm 2023). “Ibn Battuta: The Greatest Explorer in History?”. Historic Mysteries (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Lê Du (15 tháng 10 năm 2023). “Cuộc phiêu lưu bất tận của Ibn Battuta”. Giáo dục và Thời đại. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa]