Miếng ăn là miếng nhục
Giao diện
Miếng ăn là miếng nhục là một câu thành ngữ Việt Nam, có ý nghĩa chấp nhận hi sinh phẩm giá con người để sinh tồn.[1][2] Thành ngữ này có liên hệ với hành vi ứng xử bún mắng, cháo chửi, khi mà thực khách chấp nhận bị chửi (bị nhục) để có miếng ăn.[3][4]
Thành ngữ này cũng được nhắc đến trong một số bài phân tích và phê bình về các tác phẩm văn học Việt Nam cũng cách viết của các tác giả, điển hình như Nam Cao.[5][6][7][8]
Đôi khi miếng ăn là miếng nhục cũng được sử dụng cho ý nghĩa đối lập: không chấp nhận hi sinh phẩm giá để sinh tồn.[cần chú thích]
Thành ngữ liên quan
[sửa]- Chết vinh còn hơn sống nhục là một thành ngữ mang ý nghĩa đối lập.
- Có thực mới vực được đạo là một thành ngữ cũng đề cao giá trị của sự sinh tồn. (Ngoài ra cũng có Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ).
Ca dao
[sửa]“ | Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất đi một miếng lộn gan lên đầu |
” |
hay ngắn gọn là miếng ăn là miếng tồi tàn có ý nghĩa gần như tương đương, nhưng sắc thái của tồi tàn và nhục có khác nhau đôi chút.[cần chú thích]
Tham khảo
[sửa]- ^ Lân Nguyễn (2000). Từ điển từ & ngữ Việt Nam. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 1167.
- ^ Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, PhanXuân Thành (1993). Từ điển thành ngữ Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa. Trang 493.
- ^ Sao cứ phải là miếng nhục? Lưu trữ 2018-06-24 tại Wayback Machine, Nguyễn Vinh, Kinh tế Sài Gòn.
- ^ “Miếng ăn miếng nhục”. Văn Hiến Việt Nam. Truy cập 9 tháng 8 năm 2020.Bản mẫu:Liên kết hỏng
- ^ “Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn Nam Cao - Tao Đàn”. Tao Đàn. Truy cập 9 tháng 8 năm 2020.
- ^ Nguyễn Đăng Mạnh. Nguyễn Đăng Mạnh, tuyển tập, Tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. Trang 78, 203.
- ^ Trần Ngọc Dung. Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao: chuyên luận khoa học. Nhà xuất bản Thanh niên, 2004. Trang 166.
- ^ Viện văn học (2003). Tạp chí văn học, Số 6. Trang 48.