Bước tới nội dung

Phạm Văn Đồng

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote

Trước khi qua đời, Phạm Văn Đồng đã dặn dò Phạm Sơn Dương, người con trai duy nhất của mình:

Ba không có tài sản gì để lại cho con. Ba chỉ để lại một sự nghiệp để tiếp tục. Ba yêu cầu con chăm sóc má con, chăm lo dạy bảo các con của con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước, xứng đáng là người sĩ quan của quân đội ta.[1]

Bộ phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" đã bị cấm chiếu cho đến khi được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem và nhận xét. Đây là mệnh lệnh ngày 18/10/1983 của ông.

Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện ra cái gì sai thì sửa sau.[2]

Trong Tạp chí Học tập, số 4 – 1966 ông viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.[3]Bản mẫu:Cần số trang

Về vấn đề bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên Phạm Văn Đồng phát biểu:

Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.[4]

Trong bài báo cuối cùng của ông, bài "Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" đăng trên trang nhất báo Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm 1999[5], ông viết:

Cần thấy sự thật, nói đúng sự thật, nói hết sự thật với tinh thần và ý chí cách mạng tiến công, nghiêm khắc và sắc bén, làm nổi bật cái gì phải giải quyết và giải quyết như thế nào cho nó có hiệu quả thiết thực.

Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức quyền, tiền và danh lợi, những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch, không thể coi thường, là sự hội nhập của "bốn nguy cơ" tác động lẫn nhau và phá ta, có thể đưa đến sự mất còn của chế độ và sự nghiệp cách mạng của chúng ta.[6][7]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hương Thảo Nguyên. Chuyện về cuộc đời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (II). Phụ nữ & Đời sống.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên daotao.vtv.vn
  3. ^ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Phạm Văn Đồng, Tạp chí Học tập, số 4-1966
  4. ^ Việt Lan. Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 28 tháng 2 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  5. ^ Thái Duy. Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 4 tháng 2 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  6. ^ Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản VN, đảng viên Đảng Cộng sản VN. Ngày 1 tháng 3 năm 2006 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].
  7. ^ Trịnh Tố Long. "Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường…". Ngày 6 tháng 3 năm 2012 [Ngày 11 tháng 9 năm 2013].