Sách Sử Ký
Giao diện
Sách Sử Ký (tiếng Hebrew: דִּבְרֵי־הַיָּמִים Dīvrē-hayYāmīm Việc những ngày) là sách cuối cùng trong Kinh Thánh Do Thái, được chia làm hai sách trong Cựu Ước là Sử Ký I & II. Sách gồm một gia phả tính từ Adam và lịch sử Judah, Israel cho đến chiếu chỉ của Cyrus Đại đế năm 539 TCN.
Như toàn bộ Cựu Ước, sách được chép trên các cuộn giấy bằng chữ Hebrew cổ, đọc từ phải sang trái.
Kinh Thánh
[sửa](Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.)
- י וַיִּקְרָא יַעְבֵּץ לֵאלֹהֵי יִשְׂרָאֵל לֵאמֹר, אִם-בָּרֵךְ תְּבָרְכֵנִי וְהִרְבִּיתָ אֶת-גְּבוּלִי וְהָיְתָה יָדְךָ עִמִּי, וְעָשִׂיתָ מֵּרָעָה, לְבִלְתִּי עָצְבִּי--וַיָּבֵא אֱלֹהִים, אֵת אֲשֶׁר-שָׁאָל.
- Gia-bê khấn nguyện với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên rằng: Chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù giúp tôi, giữ tôi được khỏi sự dữ, hầu cho tôi chẳng buồn rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện. (I Sử 4:10)
- יד וְכִי מִי אֲנִי, וּמִי עַמִּי, כִּי-נַעְצֹר כֹּחַ, לְהִתְנַדֵּב כָּזֹאת: כִּי-מִמְּךָ הַכֹּל, וּמִיָּדְךָ נָתַנּוּ לָךְ.
- Nhưng tôi là ai, và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa. (I Sử 29:14)
- יד וְיִכָּנְעוּ עַמִּי אֲשֶׁר נִקְרָא-שְׁמִי עֲלֵיהֶם, וְיִתְפַּלְלוּ וִיבַקְשׁוּ פָנַי, וְיָשֻׁבוּ, מִדַּרְכֵיהֶם הָרָעִים--וַאֲנִי, אֶשְׁמַע מִן-הַשָּׁמַיִם, וְאֶסְלַח לְחַטָּאתָם, וְאֶרְפָּא אֶת-אַרְצָם.
- và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. (II Sử 7:14)
- nếu dân Ta, là dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và từ bỏ con đường gian ác, thì từ trên trời Ta sẽ lắng nghe, tha thứ tội lỗi họ và chữa lành đất nước họ. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
- nhưng nếu dân Ta, tức dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta, và bỏ con đường tà mà trở lại, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, sẽ tha thứ tội của chúng, và sẽ chữa lành đất nước của chúng. (Bản Dịch 2011 -BD2011)
- lúc ấy nếu dân Ta, dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và ăn năn từ bỏ con đường gian ác thì Ta từ trên trời sẽ nghe, tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành đất đai của chúng. (Bản Dịch Mới -NVB)
- Nhưng nếu dân ta là dân được gọi bằng danh ta ăn năn việc làm của họ, nếu họ khẩn nguyện và vâng lời ta, ngưng các hành vi gian ác của họ thì ta sẽ từ trời nghe họ. Ta sẽ tha tội cho họ và chữa lành cho xứ. (Bản Phổ Thông -BPT)
- và dân Ta - tức là dân được gọi bằng danh Ta - hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta, lìa bỏ con đường gian ác, khi ấy từ trên trời Ta sẽ lắng nghe, tha thứ tội lỗi họ và chữa lành đất nước họ. (Bản Diễn Ý -BDY)
- Nếu dân Ta, dân được gọi bởi Danh ta, quì gối khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta cùng bỏ đàng dữ của chúng mà trở lại, thì Ta, từ trời Ta sẽ nghe, Ta sẽ tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành xứ sở chúng, (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
- nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó. (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
- và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. (II Sử 7:14)
- ט כִּי יְהוָה, עֵינָיו מְשֹׁטְטוֹת בְּכָל-הָאָרֶץ לְהִתְחַזֵּק עִם-לְבָבָם שָׁלֵם אֵלָיו--נִסְכַּלְתָּ עַל-זֹאת: כִּי מֵעַתָּה, יֵשׁ עִמְּךָ מִלְחָמוֹת.
- Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài. Trong việc này vua có cư xử cách dại dột, nên từ này về sau vua sẽ có giặc giã. (II Sử 16:9)
- טו וַיֹּאמֶר, הַקְשִׁיבוּ כָל-יְהוּדָה וְיֹשְׁבֵי יְרוּשָׁלִַם, וְהַמֶּלֶךְ, יְהוֹשָׁפָט: כֹּה-אָמַר יְהוָה לָכֶם, אַתֶּם אַל-תִּירְאוּ וְאַל-תֵּחַתּוּ מִפְּנֵי הֶהָמוֹן הָרָב הַזֶּה--כִּי לֹא לָכֶם הַמִּלְחָמָה, כִּי לֵאלֹהִים.
- mà phán rằng: Hỡi các người Giu-đa và dân cư thành Giê-ru-sa-lem, cùng vua Giô-sa-phát, hãy nghe! Đức Giê-hô-va phán cho các ngươi như vầy: Chớ sợ, chớ kinh hãi bởi cớ đám quân đông đảo này: vì trận giặc này chẳng phải của các ngươi đâu, bèn là của Đức Chúa Trời. (II Sử 20:15)
Danh ngôn liên quan
[sửa]- Nowadays the Book of Chronicles is recognized more and more as being of major interest to the Second Temple Period, to aspects of the cult and cultic offices in Jerusalem during that period, to the relationship between Judah and Israel, both in historical and in ideological perspective, to the formation of the canon of the Hebrew Bible, and so on. - Pancratius Cornelis Beentjes, Tradition and Transformation in the Book of Chronicles, 2008, tr. 2
- Ngày nay, sách Sử Ký ngày càng được coi trọng khi bàn về thời kỳ Đền Thờ thứ nhì, với các khía cạnh thờ phụng các thần tại Jerusalem khi ấy, với quan hệ giữa Judah và Israel, cả về quan điểm lịch sử và ý thức hệ, với việc hình thành quy điển Kinh Thánh Hebrew,...
- This would imply that "the Chronicler" was not an individual or a single group, but is a way of speaking of those active over an extended period. - Richard J. Coggins[1]
- Điều này có nghĩa là "người soạn Sử Ký" không phải là một cá nhân hay nhóm đơn lẻ, mà là cách nói của nhiều người góp phần trong thời gian dài.
- But one cannot avoid the question raised by the apparent duplication of the two accounts: Why is it necessary to include Chronicles at all? The answer may be the same as the logic for including four Gospels in the New Testament: that they arise from different contexts and articulate different theological emphases. - Paul K. Hooker, First and Second Chronicles, 2000, tr. 2
- Nhưng không thể nào tránh được nghi vấn tại sao hai tường thuật đó rõ ràng là trùng lặp: Tại sao trong đó lại cần cả Sử Ký? Câu trả lời có thể giống như logic khi gộp bốn sách Phúc Âm vào Tân Ước: rằng chúng bắt nguồn từ những bối cảnh khác nhau và chú trọng điểm nhấn thần học khác nhau.
- Chronicles is among the very few biblical books the name of which is actually a definition of genre: dibrē hayyāmīm ='the events (or: the words) of the days, that is, a history. - Sara Japhet, I And II Chronicles: A Commentary, 1993, tr. 1
- Sử Ký là một trong số rất ít sách Kinh Thánh có tên gọi là định nghĩa về thể loại: dibrē hayyāmīm =các sự kiện (hoặc lời) những ngày, tức là lịch sử.
- It is evident from even a cursory reading of the book, especially 2 Chronicles 10-36, that the author does affirm a strong link between obedience and blessing, and disobedience and punishment, within the lifetimes of individuals and generations. - Brian E. Kelly, Retribution and Eschatology in Chronicles, 1996, tr. 29
- Ngay cả khi đọc lướt, đặc biệt là II Sử Ký 10-36, tác giả khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa vâng lời và phước hạnh, bất tuân và trừng phạt trong cuộc đời mỗi cá nhân và cả thế hệ.
Xem thêm
[sửa]Tham khảo
[sửa]- ^ James D. G. Dunn, John William Rogerson, ed (2003). Eerdmans Commentary on the Bible. Eerdmans. p. 283. ISBN 9780802837110.
Liên kết ngoài
[sửa]Wikisource có toàn văn tác phẩm về I Sử ký |
Wikisource có toàn văn tác phẩm về II Sử ký |