Bước tới nội dung

Thư thứ hai gửi tín hữu Côrinhtô

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. (II Côrinhtô 4:7)

Thư thứ hai gửi tín hữu Côrinhtô (tiếng Hy Lạp cổ: Β΄ ᾽Επιστολὴ πρὸς Κορινθίους) hay gọi đơn giản là sách Côrinhtô II xếp vị trí thứ tám trong Kinh Thánh Tân Ước. Tác giả là sứ đồ Phaolô. Theo Giêrônimô, Tít viết thư theo lời đọc của Phaolô. Trước đó, Phaolô còn viết Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinhtô.

Nguyên tác viết bằng chữ Hy Lạp Koine.

Kinh Thánh

[sửa]

Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.

  • Ἡ ἀγάπη μακροθυμεῖ, χρηστεύεται, ἡ ἀγάπη οὐ ζηλοῖ, ἡ ἀγάπη οὐ περπερεύεται, οὐ φυσιοῦται,
    cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời. (II Côrinhtô 4:4)
Vả, Chúa tức là Thánh Linh, Thánh Linh của Chúa ở đâu, thì sự tự do cũng ở đó. (II Côrinhtô 3:17)
  • ὥστε εἴ τις ἐν Χριστῷ καινὴ κτίσις· τὰ ἀρχαῖα παρῆλθεν, ἰδοὺ γέγονε καινὰ τὰ πάντα.
    Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới. (II Côrinhtô 5:17)
    • Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, những gì cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Vậy nếu ai ở trong Ðấng Christ, thì người ấy là một tạo vật mới; những gì cũ đã qua đi; nầy, mọi sự đều trở nên mới. (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, người ấy là một sinh vật mới; những điều cũ đã qua đi, kìa mọi sự đều trở nên mới. (Bản Dịch Mới -NVB)
    • Nếu ai thuộc về Chúa Cứu Thế thì người ấy là một người mới. Mọi việc cũ đã qua đi hết; hiện giờ mọi việc đều đã đổi mới! (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Ai ở trong Chúa Cứu Thế là con người mới: cuộc đời cũ đã qua, nhường chỗ cho đời sống hoàn toàn đổi mới. (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Cho nên ai ở trong Ðức Kitô, kẻ ấy là tạo thành mới: cũ đã qua đi, và này mới đã thành sự! (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
  • ἢ οὐκ οἴδατε ὅτι ἄδικοι βασιλείαν Θεοῦ οὐ κληρονομήσουσι; μὴ πλανᾶσθε· οὔτε πόρνοι οὔτε εἰδωλολάτραι οὔτε μοιχοὶ οὔτε μαλακοὶ οὔτε ἀρσενοκοῖται
    Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng? (II Côrinhtô 6:14)
  • καὶ εἴρηκέ μοι· ἀρκεῖ σοι ἡ χάρις μου· ἡ γὰρ δύναμίς μου ἐν ἀσθενείᾳ τελειοῦται. ἥδιστα οὖν μᾶλλον καυχήσομαι ἐν ταῖς ἀσθενείαις μου, ἵνα ἐπισκηνώσῃ ἐπ᾿ ἐμὲ ἡ δύναμις τοῦ Χριστοῦ.
    Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. (II Côrinhtô 12:9)
  • καὶ γὰρ εἰ ἐσταυρώθη ἐξ ἀσθενείας, ἀλλὰ ζῇ ἐκ δυνάμεως Θεοῦ· καὶ γὰρ ἡμεῖς ἀσθενοῦμεν ἐν αὐτῷ, ἀλλὰ ζησόμεθα σὺν αὐτῷ ἐκ δυνάμεως Θεοῦ εἰς ὑμᾶς.
    Bởi vì, dầu Ngài nhơn sự yếu đuối đã bị đóng đinh vào thập tự giá, nhưng Ngài sống bởi quyền phép Đức Chúa Trời; chúng tôi cũng vậy, dầu là yếu đuối trong Ngài, nhưng nhờ quyền phép Đức Chúa Trời thì cũng sẽ sống với Ngài, đặng làm việc giữa anh em. (II Côrinhtô 13:4)

Danh ngôn liên quan

[sửa]
Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng. (II Côrinhtô 9:7)
  • For Paul, the whole enterprise [of the Jerusalem collection exhorted at 2 Cor 8:13-14] was rooted in the conviction that the advent of the eschatological kingdom of God had inaugurated a new socio-economic order, which was to become distinctive of the emergent Christ-believing communities on a global scale. The Jerusalem collection was thus the practical expression of κοινωνία across sociocultural and ethnic boundaries. It was the manifestation of a persistent concern for socio-economic equality and solidarity within the Christ-centred ekklēsia. - Julien M. Ogereau, The Jerusalem Collection as Κοινωνία: Paul’s Global Politics of Socio-Economic Equality and Solidarity, New Testament Studies 58 (2012)
    Đối với Phaolô, toàn bộ công việc [khuyến khích quyên góp tại Jerusalem trong câu II Côrinhtô 8:13-14] bắt nguồn từ niềm xác tín về Nước Chúa thời tận thế hầu đến. Toàn bộ việc ấy đã khai mở một trật tự kinh tế xã hội mới đặc trưng cho những cộng đồng tin Chúa đang nổi lên tầm cỡ toàn cầu. Như vậy, sự quyên góp tại Jerusalem là biểu hiện thực tế của κοινωνία (cộng đồng) vượt qua lằn ranh văn hóa xã hội và sắc tộc. Đó là biểu hiện của mối quan tâm bền chặt đối với sự bình đẳng và đoàn kết kinh tế xã hội trong ekklēsia (hội thánh) lấy Chúa làm trung tâm.
  • This epistle, it has been well said, shows the individuallity of the apostle more than any other. "Human weakness, spiritual strength, the deepest tenderness of affection, wounded feeling, sternness, irony, rebuke, impassioned self-vindication, humility, a just self-respect, zeal for the welfare of the weak and suffering, as well as for the progress of the church of Christ and for the spiritual advancement of its members, are all displayed in turn in the course of his appeal." - Matthew George Easton, Illustrated Bible Dictionary, 1894, Corinthians, Second Epistle to the.
    Thư tín này được viết rất khéo, thể hiện cá tính sứ đồ hơn những sách khác. "Sự yếu đuối của con người, sức mạnh thuộc linh, tình cảm sâu đậm dịu dàng, sự thương tổn, tính nghiêm nghị, sự châm biếm, quở trách, tự bào chữa, sự khiêm nhường, lòng tự trọng, lòng sốt sắng vì lợi ích của những người yếu nghèo, khổ đau, cũng như nhiệt huyết cho sự phát triển của Hội Thánh Đấng Christ và cho sự tăng trưởng thuộc linh của các tín hữu, tất cả được thể hiện thích hợp và thuyết phục trong thư."
  • But among Paul's extant letters none is more closely tied to the vagaries of historical circumstance than 2 Corinthians. - Murray J. Harris, The Second Epistle to the Corinthians: A Commentary on the Greek Text, Penn State Press, 2005, tr. 1.
    Nhưng giữa các thư tín hiện thời của Phaolô, không có thư nào gắn liền với những thay đổi bất thường của hoàn cảnh lịch sử hơn II Côrinhtô.
  • Paul makes his case, defending his ministry in this letter; but, more importantly, he clarifies the implications of the gospel that they have failed to grasp. - David E. Garland, Second Corinthians, B&H Publishing Group, 1999, tr. 32.
    Phaolô nhân đó đưa ra bảo vệ chức vụ mình trong bức thư này; nhưng quan trọng hơn, ông làm sáng tỏ những hàm ý phúc âm mà họ không nắm bắt được.
  • If this brief analysis is correct, then 2 Corinthians is of vital importance for the contemporary church, which finds itself struggling with many of the same problems and issues that Paul encountered at Corinth:... - Frank J. Matera, II Corinthians: A Commentary, Westminster John Knox Press, 2003, tr. 1.
    Nếu phân tích ngắn này là chính xác thì II Côrinhtô mang tầm quan trọng sống còn đối với hội thánh đương đại, là hội thánh đang phải vật lộn với nhiều nan đề giống như Phaolô gặp phải tại Côrinhtô:...

Xem thêm

[sửa]

Liên kết ngoài

[sửa]
Wikipedia
Wikipedia