Tư bản
Giao diện
Tư bản trong kinh tế học là khái niệm để chỉ những hàng hóa được sử dụng làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất có thể là tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền... nhưng không bao gồm đất đai và lao động.
Trích dẫn về tư bản
[sửa]Tiếng Việt
[sửa]- 1915, Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, tr. 205
- Họ của một người có tư bản cầm cái thì là kế sinh lợi được bao nhiêu lời một mình người ấy hưởng; họ cầm chung của một hội thì tiền lời để làm công nhu cho trong hàng hội.
- 1921, Đặng Trần Phất, Cành hoa điểm tuyết, tr. 23
- Còn buôn gì được? bán gì được? tư bản có ít, lấy đâu mà buôn to? Mợ bèn bàn định với người chị em nhà giầu buôn bán to cũng như mợ, muốn bỏ tiền ra buôn phẩm, may lúc nào cao thì lãi nhiều.
- 1924, Đào Trinh Nhất, Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ, tr. 10
- Một là tư-bản và nhân-công hợp với nhau. Tư-bản và nhân công là hai tài-liệu để lập nên một nước phú-cường, tất phải tương-tư tương trợ lẫn nhau, rời nhau ra thì đều là vô dụng, lại có hại nữa.
- 1927, Hồ Chí Minh, Đường Kách mệnh, c.15
- Một là tư-bản và nhân-công hợp với nhau. Tư-bản và nhân công là hai tài-liệu để lập nên một nước phú-cường, tất phải tương-tư tương trợ lẫn nhau, rời nhau ra thì đều là vô dụng, lại có hại nữa.
- 1928, Phan Bội Châu, Cao đẳng quốc dân, tr. 17
- Thử xem nước Hoa-kỳ mới đây những người rất hữu danh rặt là nhà thực-nghiệp: ông Hỏa-Du đại-vương, ông Thiết-Lộ đại-vương, ông Ngân-Hàng đại-vương, những người đó là nhà thực-nghiệp lớn, vì thực-nghiệp lớn nên tư-bản nhiều, vì tư-bản nhiều nên cất nổi những việc công-ích lớn, vì vậy mang ơn đội đức, khắp cả muôn người, trổi tiếng mang tăm nghe khắp vạn-quốc.
- 1931, Dương Bá Trạc, Bức thư ngỏ cùng quan Tổng trưởng Thuộc địa, tr. 27
- Thành ra trong nước Nam cạn mất cái tư-bản giao-dịch của người Tàu lại không thu nhập được tí nào về những hóa-sản bán sang Tàu, mà trông về tư bản của người Tây thì người Tây chính đương bị cái nạn kinh-tế khủng-hoảng chung cả thế giới; trong nước Nam tiền khan hẳn đi vì thế, tiền khan thì trăm công ngàn việc, trăm nghề ngàn nghiệp phải đình-đốn suy-sập cả, mà diễn thành cái nguy-ngập khủng-hoảng ngày nay.
- 1935, Phan Khôi, Phản đối một cái ý kiến của báo "Tiếng dân"
- Người ngoại quốc mà đã muốn đến Đà Lạt mua đất cất nhà, tất là người buôn bán lớn, tư bản to, lại sang trọng phong lưu nữa, không phải hạng bần khổ rồi vậy. Vậy thì để họ đến lập nghiệp ở đất ta là có lợi cho ta hẳn. Lợi cho chánh phủ về những món thuế nhà thuế đất, không kể; kể cái lợi trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ thu về cho dân ta cũng không phải ít ỏi chi.
- 1943, Lý Đông A, Tuyên ngôn ngày thành lập Việt Duy dân Đảng
- Sở dĩ loài người có chiến tranh cũng như trong cuộc chiến tranh này người ta còn sợ một cách rất có lý do, sẽ có những cuộc chiến tranh quy mô to tát sẽ bùng ra đi sau nữa, chỉ vì không phải bởi loài người ngu xuẩn quá, hay bởi loài người anh hùng quá, thực bởi dưới đáy tầng thế giới nhiều áp lực quá và nhiều bất bình quá mà nên. thuần túy cuộc chiến tranh này chỉ là đế quốc chủ nghĩa tranh bá chiến, không phải chân chính vì những cái mâu thuẫn của tư bản với lao công, của thực dân với đế quốc mà ra hay của đế quốc chủ nghĩa với cộng sản chủ nghĩa mà ra.
Tiếng Anh
[sửa]- 1776, Adam Smith, The Wealth of Nations (Quốc phú luận), tr. 391
- No fixed capital can yield any revenue but by means of a circulating capital.
- Vốn cố định chỉ có thể mang lại lợi tức thông qua vốn luân chuyển.[1]
- No fixed capital can yield any revenue but by means of a circulating capital.
Tiếng Đức
[sửa]- 1848, Karl Marx, Manifest der Kommunistischen Partei (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản)
- In der bürgerlichen Gesellschaft ist das Kapital selbstständig und persönlich, während das thätige Individuum unselbstständig und unpersönlich ist.
- Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính.[2]
- In der bürgerlichen Gesellschaft ist das Kapital selbstständig und persönlich, während das thätige Individuum unselbstständig und unpersönlich ist.
Xem thêm
[sửa]Tham khảo
[sửa]- ^ Adam Smith (1997). "Quyển II, chương I". Của cải của các dân tộc. Đỗ Trọng Hợp dịch. Nhà xuất bản Giáo dục.
- ^ “Danh ngôn về Cá nhân - Karl Marx”. Từ điển danh ngôn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
Liên kết ngoài
[sửa]Tra tư bản trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |