Wikiquote:Tên bài
Tóm tắt trang: Nói chung, tên bài viết cần phải được đa số người nói tiếng Việt nhận ra dễ dàng nhất, sự không rõ ràng phải được giảm xuống thấp nhất, trong khi đó phải giúp người đọc liên tưởng đến nội dung bài viết một cách đơn giản và tự nhiên. |
Tựa của trang viết trong Wikiquote phải được phần đông những người nói tiếng Việt hiểu được và sử dụng. Các tên này cần giúp người đọc dễ dàng tra cứu trong thể loại và ô tìm kiếm, đồng thời tạo điều kiện liên kết giữa các trang trong bộ sưu tập danh ngôn Wikiquote. Để làm được điều đó, khi đặt tên của trang viết mới, ta nên theo các quy ước sau:
Quy định áp dụng cho mọi trang
[sửa]- Tên trang, nếu là tiếng Việt, phải được viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Ví dụ: tên "DothihoaVN" không hợp lệ vì không đúng chỉnh tả; tên "Đô thị hóa Việt Nam" đúng chính tả và ngữ pháp.
- Tên trang phải viết bằng chữ thường, trừ chữ cái đầu tiên, và trừ trường hợp tên riêng và tên viết tắt. Ví dụ: tên "RAJA YOGA" không hợp lệ; tên "Raja yoga" hay "raja yoga" hợp lệ.
- Dùng tên cụ thể: nếu bài viết nói về Ca dao Việt Nam, không nên đặt tên bài là Ca dao để chỉ viết độc nhất về ca dao Việt Nam.
Quy định áp dụng cho tên chính thức của bài
[sửa]- Tên nên được viết ngắn gọn và tổng quát. Ví dụ: tên "ca dao của nước Việt Nam" thừa, nên thay bằng "Ca dao Việt Nam".
- Khi tên bài viết có nhiều nghĩa tùy ngữ cảnh, thì mỗi nghĩa được viết là tên bài cộng thêm đằng sau ngữ cảnh trong ngoặc đơn. Ví dụ nói quyển sách mang tên Mạnh Tử được viết là Mạnh Tử (sách). Lúc này cũng cần thêm trang định hướng đến từng nghĩa, có thể là tên bài cộng thêm đằng sau chữ "định hướng" trong ngoặc đơn. Ví dụ Mạnh Tử (định hướng). Cách viết này giúp việc tra cứu theo thể loại được tự động xếp theo vần chữ cái của tên riêng.
- Tên chính của bài cần tránh viết danh từ chung ở trước. Ví dụ "Ý Yên" thay cho "huyện Ý Yên", "proton" thay cho "hạt proton", "vàng (màu)" thay cho "màu vàng". Điều này giúp việc tra cứu theo vần trong thể loại được dễ dàng; đồng thời giúp tên bài ngắn gọn.
Lưu ý:
- Quy định trong mục này áp dụng cho tên chính thức của bài. Các tên khác cũng được sử dụng để chỉ về chủ đề nhưng không phù hợp quy định này có thể làm trang đổi hướng đến bài chính.
- Trong các trường hợp ngoại lệ (xem Tên phổ biến) phải dùng danh từ chung phía trước cho tên chính của bài – ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh thay cho Hồ Chí Minh (thành phố) – có thể dùng kỹ thuật liệt kê theo ý muốn để buộc phần mềm xếp thể loại theo tên riêng phía sau.
- Một số địa danh (đặc biệt các địa danh Hoa Kỳ) sử dụng quy ước viết "tên địa danh, tên đơn vị hành chính mẹ" (ví dụ Stanford, California, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) cũng phục vụ việc định hướng các nghĩa; thay cho kiểu thông thường "tên địa danh (tên đơn vị hành chính mẹ)". Cách này cũng cho phép tên riêng lên đầu và phù hợp với việc liệt kê theo vần chữ cái trong thể loại, tuy nhiên chỉ áp dụng cho một số địa danh.
Tên phổ biến
[sửa]Tên bài viết theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến (hoặc tên vay mượn phổ biến) của chủ đề bài viết. Ví dụ:
- Bill Clinton (không "William Jefferson Clinton")
- Bút Tre (không "Đặng Văn Đăng")
- Hulk Hogan (không "Terry Gene Bollea")
- Giải Oscar (không "Giải thưởng Viện Hàn lâm")
- Thành phố Hồ Chí Minh (không "Hồ Chí Minh (thành phố)")
- Đế quốc Ottoman (không "Đế quốc Osmanli")
Chúng ta không rõ tên gọi nào sẽ được sử dụng, do vậy những gì đã, đang và sẽ được sử dụng phải quen thuộc với độc giả.
Danh sách các ngoại lệ
[sửa]Bên cạnh đó, còn có các ngoại lệ về tên bài viết, một số trong đó chưa rõ về phạm vi áp dụng hoặc còn đang tranh cãi:
- Hạn chế sử dụng tên phiên âm (Moskva, không "Mát-xcơ-va"). Các ngoại lệ:
- Đối với các Giáo hoàng và chức sắc Công giáo, dùng tên phiên âm tiếng Việt thông dụng (Giáo hoàng Piô XI, không "Giáo hoàng Pius XI"). Tựa các bài về Giáo hoàng gồm "Giáo hoàng" + "tông hiệu" (Giáo hoàng Gioan Phaolô II, không "Gioan Phaolô II").
- Tên người Nga: viết đầy đủ họ và tên của họ (Aleksandr Sergeyevich Pushkin, không "Aleksandr Pushkin".
- Tên Hy Lạp, La Mã: chuyển tự Latinh của tên gốc (Pyrros của Ipiros, không "Pyrrhus của Epirus", xem thêm.
- Tên Nhật Bản: dùng rōmaji, viết họ trước, tên sau (Hatoyama Yukio, không "Yukio Hatoyama"), trừ tên tiếng Việt phổ biến (Minh Trị, không "Meiji").
- Tên Triều Tiên/Hàn Quốc (đang tranh cãi): dùng tên phiên âm kiểu romaja (chưa thống nhất dùng kiểu romaja nào) hoặc tên Hán-Việt thông dụng.
- Tên phổ biến trong ngôn ngữ gốc (chưa rõ phạm vi áp dụng cụ thể):
- Ví dụ: w:MéxicoMéxico (không "Mexico" hay "Estados Unidos Mexicanos"), Céline Dion (không "Celine Dion" hay "Céline Marie Claudette Dion")...
- Gợi ý sử dụng: trường hợp tên ít phổ biến.
- Các tên riêng khác vẫn sử dụng theo nguyên tắc phổ biến.
Định dạng tên bài
[sửa]- Sử dụng chữ thường, chữ cái đầu viết hoa, ngoại trừ tên thích hợp:
Ví dụ: Giới từ, eBay, iTunes...
- Tránh viết tắt: Việc viết tắt thường tránh sử dụng, trừ khi chủ đề đó được biết đến thông dụng qua tên viết tắt của nó (ví dụ: NATO và Laser).
- Không ghi ngoặc kép trong những danh ngôn:
Ví dụ: Frankly, my dear, I don't give a damn là bài viết, trong khi "Frankly, my dear, I don't give a damn" là trang định hướng.
- Không sử dụng tiêu đề gợi ý rằng một bài viết mang hình thức một phần của bài viết khác. Mặc dù một bài viết được cho là phần bổ sung của bài khác (xem Phong cách tóm tắt), nó nên được định tên một cách độc lập. Ví dụ, một bài viết về vận tại ở Azerbaijan không nên đặt tên kiểu "Azerbaijan/Vận tải" hoặc "Azerbaijan (vận tải)" – hãy dùng Vận tải ở Azerbaijan. (Điều này không phải luôn luôn áp dụng cho không gian không phải bài viết; lưu ý rằng "danh sách" tuy không mang tính bách khoa per se (tự nó), dù chỉ là những danh sách chú thích - cũng được xem là bài viết bách khoa)
Xem thêm
[sửa]
|