Bước tới nội dung

Chân lý

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Vì sự nhơn từ Chúa ở trước mặt tôi, Tôi đã đi theo lẽ thật của Chúa. (Thi Thiên 26:3)

Chân lý hay sự thật hoặc lẽ thật là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; được thực tiễn kiểm chứng. Sự tồn tại của chân lý và khả năng nhận thức của con người đạt đến chân lý là những vấn đề cơ bản của nhận thức luận.

Trích dẫn về chân lý

[sửa]

Tiếng Việt

[sửa]
  • 1930, Trần Trọng Kim, Mời Phan Khôi tiên sanh trở về nhà học của ta mà nói chuyện
    Phàm người nào đã có một chút tư tưởng, thì ai cũng muốn tìm cải chân lý cả, nhưng cái chân lý ở trong võ trụ có thiên hình vạn trạng mỗi lúc một khác, thời xưa nó hiện ra thế ấy, thời nay nó biến ra thế nầy, rồi sau đây nó lại biến ra thế khác nữa, ta chưa biết. Ta tìm ra chỉ tìm được cái chân lý tỉ hiệu mà thôi, còn cái chân lý tuyệt đối thì ta càng tìm lại càng không thấy đâu cả.
  • 1933, Phan Khôi, Nguyên lý với hiện tượng
    Những điều thuộc về thường thức hoặc khoa học, hễ giải thích đúng rồi thì không ai cãi được; nó có cái chân lý tuyệt đối, vì nó là hiện tượng, dù có điều chúng ta không thấy được cũng có thể thí nghiệm được. Đến như những điều thuộc về triết học, giải thích không biết thế nào là đúng; nó có cái chân lý tương đối, vì nó là nguyên lý, không thí nghiệm được, mỗi người chỉ giải thích tuỳ theo sự hiểu của mình.
  • 1944, Nhượng Tống, phụ bàn trong lời bình bản dịch Sử ký của Tư Mã Thiên tr. 30
    Thế nhưng trái hẳn với Toán-học, có một chân-lý tuyệt-đối, chân-lý ở Sử-học lại rất là mỏng-mảnh.
  • 1944, Phan Văn Hùm, Vương Dương Minh tr. 342
    Có phái cho rằng ta không thể biết được chân lý. Có phái cho rằng ta vẫn biết được chân lý, với các tri của ta, chớ không cần phải đợi làm rồi mới biết. Có phái cho rằng hễ thật dụng được chỗ nào là chân lý ở chỗ đó. Có phái lại cho rằng phải có thật hành (praxis) mới hẳn biết chân lý là gì.
  • 1956, Hồ Chí Minh, Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử[1]
    Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân - tức là phục tùng chân lý.

Tiếng Anh

[sửa]
  • 1813, Jane Austen, Kiêu hãnh và định kiến, tập 2, tr. 131
    These bitter accusations might have been suppressed, had I with greater policy concealed my struggles, and flattered you into the belief of my being impelled by unqualified, unalloyed inclination; by reason, by reflection, by every thing. But disguise of every sort is my abhorrence. Nor am I ashamed of the feelings I related. They were natural and just.
    Các cáo buộc cay đắng này đáng lẽ đã được kiềm chế nếu tôi cố gắng thêm để che giấu những đấu tranh trong nội tâm tôi, để làm cho cô tự mãn tin rằng tôi đã bị thúc ép bởi tâm tư không vướng bận, thuần khiết; bởi lý lẽ, bởi hồi tưởng, bởi mọi thứ. Nhưng tôi ghét che giấu bất kỳ việc gì. Và tôi cũng không xấu hổ về các ý tình tôi đã thổ lộ. Các ý tình này là tự nhiên và chính đáng.[2]

Tiếng Do Thái

[sửa]

Tiếng Hy Lạp

[sửa]
  • ~30, Giêsu, chép trong Kinh Thánh Tân Ước, Giăng 14:6
    Ἐγώ εἰμι ἡ ὁδὸς καὶ ἡ ἀλήθεια καὶ ἡ ζωή· οὐδεὶς ἔρχεται πρὸς τὸν πατέρα, εἰ μὴ δι’ ἐμοῦ. (Κατά Ιωάννην)
    Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
    Bản hiệu đính: Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến với Cha.

Tiếng Latinh

[sửa]
  • 1780, Leonhard Euler, Conjectura circa naturam aeris, pro explicandis phaenomenis in atmosphaera observatis
    Quanquam nobis in intima naturae mysteria penetrare, indeque veras caussas Phaenomenorum agnoscere neutiquam est concessum: tamen evenire potest, ut hypothesis quaedam ficta pluribus phaenomenis explicandis aeque satisfaciat, ac si vera caussa nobis esset perspecta.
    Dù chúng ta không được phép thâm nhập vào những bí ẩn sâu xa nhất của tự nhiên để từ đó nhận ra nguyên nhân thực sự các Hiện tượng, nhưng vẫn có thể xảy ra rằng một giả thuyết hư cấu nào đó cũng thỏa đáng không kém trong việc giải thích một số hiện tượng như thể đúng với chân lý. Chúng ta nắm rõ điều này.
  • 1801, Carl Friedrich Gauß, Disquisitiones Arithmeticae (Những nghiên cứu số học) tr. 60 nói về Định lý Wilson
    At nostro quidem iudicio huiusmodi veritates ex notionibus potius quam ex notationibus hauriri debebant.
    Nhưng theo ý kiến chúng tôi, chân lý như vậy phải được rút ra từ ý tưởng chứ không phải các ký hiệu.

Xem thêm

[sửa]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 10. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật. 2011. p. 378. 
  2. ^ Jane Austen (2002). Kiêu hãnh và định kiến. Diệp Minh Tâm dịch. Nhà xuất bản Hội nhà văn. p. 263. 

Liên kết ngoài

[sửa]